Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất. Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.

potal-sat-lo-sut-lun-tai-con-thanh-long-vinh-long-gay-anh-huong-den-doi-song-cua-nguoi-dan-7794722.jpg
Căn nhà của ông Trần Văn Sữa tại xã Quới Thiện (Vũng Liêm, Vĩnh Long) đang bị sạt lở đến sát chân tường. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Phập phồng “bám” cồn

Theo các hộ dân đang sống tại cồn Thanh Long, nơi đây có thổ nhưỡng thuận lợi, việc canh tác cây ăn trái như bưởi da xanh, xoài… đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, từ sau đợt sạt lở vào mồng 1 Tết Nguyên đán Ất Mùi (tháng 2/2016 dương lịch) đến nay, trên địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở lớn nhỏ, gây ảnh hưởng đến đời sống và việc canh tác cây ăn trái. Mặc dù chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia cố khắc phục, song tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra và gây nhiều thiệt hại.

potal-sat-lo-tai-con-thanh-long-vinh-long-anh-huong-doi-song-nguoi-dan-7794750.jpg
Căn nhà của ông Nguyễn Chí Lập tại xã Quới Thiện (Vũng Liêm, Vĩnh Long) bị sạt lở, chỉ còn trơ một phần nền ở gần bờ sông. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Ông Nguyễn Chí Lập cho biết, đoạn đê bao trước căn nhà hiện tại của ông vừa được gia cố sau vụ sạt lở trước đó không lâu. Cách đoạn đê tầm 3 m hướng nhìn ra sông Cổ Chiên là phần nền nhà còn sót lại của gia đình sau các trận sạt lở trước đó. “Mấy năm nay, sạt lở cứ lấn sâu vào đất vườn. Trước đây, phía trước là mảnh vườn và căn nhà, nằm cách sông khoảng 70 m mà giờ vườn mất, nhà cũng mất luôn. Gia đình tôi phải dời ra căn nhà sau con đê mới đắp này để ở. Vậy mà Tết năm rồi sạt lở một trận nữa, ngập nước tới cửa sổ", ông Lập chia sẻ.

potal-sat-lo-sut-lun-tai-con-thanh-long-vinh-long-gay-anh-huong-den-doi-song-cua-nguoi-dan-7794723.jpg
Hiện trường vụ sạt lở tại nhà ông Trần Văn Sữa tại xã Quới Thiện (Vũng Liêm, Vĩnh Long) vào trưa 5/1/2025. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Gần đây nhất, người dân tiếp tục chứng kiến gần 400 m2 đất canh tác dừa, mít ngay trước nhà của gia đình ông Trần Văn Sữa bị cuốn xuống sông. Căn nhà tường xây chắc chắn của gia đình đang nằm cheo leo sát miệng “hà bá”. Ông Trần Văn Sữa kể: “Tui đi ra sau vườn thì nghe nước chuyển động lớn, chạy ra thấy nứt một đường dài, rồi khoảng 30 phút sau là lở xuống sông nguyên mảnh vườn. Bờ sông bây giờ “hàm ếch” vào tới chân nhà, không biết căn nhà này còn giữ được bao lâu”.

potal-sat-lo-sut-lun-tai-con-thanh-long-vinh-long-gay-anh-huong-den-doi-song-cua-nguoi-dan-7794725.jpg
Những hàng cây bần được trồng chắn sóng đã bị nước cuốn trôi. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Mong một giải pháp căn cơ

Người dân sinh sống ở cồn Thanh Long cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, nơi đây đã xảy ra 5 lần sạt lở khiến đất, cây trồng và vật nuôi “trôi sông”. Bên cạnh sự hỗ trợ của địa phương, người dân đã cùng nhau đóng góp tiền để thuê phương tiện gia cố, hạn chế tình trạng vỡ đê bao, nước tràn vào gây ảnh hưởng cây ăn trái. Mấy ngày qua, từ khi hay tin căn nhà ông Trần Văn Sữa bị sạt lở đe dọa, người dân lại thấp thỏm, lo lắng sạt lở uy hiếp đoạn đê bao và vườn cây ăn trái. Nỗi lo mất Tết lần nữa hiện lên trên khuôn mặt của những người dân nơi đây.

Bà Trần Thị Bảy nói: “Ở đây bà con sống mấy chục năm rồi, kinh tế chính dựa vào cây ăn trái. Cứ sau mỗi đợt cây phục hồi thì lại bị ngập nước suy kiệt, phải chăm sóc lại từ đầu. Khi cây đang cho trái, nhất là đợt bưởi Tết này, nước mà vào ngập vườn thì chỉ có hái bỏ trái để cứu cây. Người dân mong sớm có được tuyến đê bao hay kè kiên cố, không còn sạt lở nữa thì mới yên tâm mà trồng trọt, phát triển kinh tế".

potal-sat-lo-sut-lun-tai-con-thanh-long-vinh-long-gay-anh-huong-den-doi-song-cua-nguoi-dan-7794721.jpg
Đoạn đê bao cồn Thanh Long tại xã Quới Thiện (Vũng Liêm, Vĩnh Long) sau nhiều lần gia cố nhưng vẫn có nguy cơ tiếp tục sạt lở. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Ông Phan Thanh Minh, Trưởng ấp Phước Lý Nhì cho biết, từ đầu 2016 đến nay, sạt lở đã làm mất khoảng 1,8ha đất của người dân. Nhiều hộ dân ngán ngẩm trước cảnh sạt lở thường xuyên nên đã về đất liền sinh sống, chỉ tới lui canh tác vườn cây ăn trái vào ban ngày. Trước đây, khu vực này có khoảng 24 hộ sống nhưng hiện chỉ còn 8 hộ trực tiếp sinh sống.

Ông Phan Thanh Minh chia sẻ: “Năm nào dịp cận Tết bà con cũng lo lắng. Thời gian này, gió Đông Bắc về, thêm nước xoáy mạnh rất dễ gây sạt lở. Mấy ngày nay có dấu hiệu sạt lở là bà con lại phập phồng lo lắng. Các hộ dân ở đây sống nhờ thu nhập ở từ vườn cây ăn trái. Mỗi lần sạt lở thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhất là mỗi khi vừa bón phân xong, nếu nước tràn vào, cây chết rất nhiều. Người dân mong muốn ngành chức năng xem xét kịp thời xây dựng công trình kè chống sạt lở bảo vệ nhà ở, đất vườn, cây trồng để tiếp tục sản xuất hoặc có phương án thu hồi đất và chính sách hỗ trợ phù hợp để bà con về đất liền sinh sống, làm ăn”.

potal-sat-lo-tai-con-thanh-long-vinh-long-anh-huong-doi-song-nguoi-dan-7794747.jpg
Căn nhà của ông Trần Văn Sữa tại xã Quới Thiện (Vũng Liêm, Vĩnh Long) đang bị sạt lở đe dọa đến sát chân tường. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, trước năm 2016, cồn Thanh Long rộng khoảng 50,1ha, trong đó đất của hộ gia đình, cá nhân là 18ha; còn lại là đất công do Nhà nước quản lý. Khoảng 10 năm trở về trước, nơi đây bắt đầu có tình trạng sạt lở nghiêm trọng; đến nay, toàn bộ diện tích bị sạt lở khoảng 10ha. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu diễn biến bất thường; cùng với đó là tác động của dòng chảy từ sông Bang Tra đẩy thẳng vào khiến tình trạng sạt lở tại cồn Thanh Long ngày càng nghiêm trọng.

Để hạn chế tình trạng này, những năm gần đây, địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân với phương châm "4 tại chỗ' thường xuyên kiểm tra gia cố kịp thời các đoạn có nguy cơ và những đoạn sạt lở nhỏ, trồng cây chắn sóng để bảo vệ tuyến đê bao. Huyện kịp thời hỗ trợ gia cố các tuyến sạt lở lớn để bảo vệ sản xuất và cuộc sống của người dân. Ước kinh phí khắc phục trong các năm qua trên 1,9 tỷ đồng.

potal-sat-lo-tai-con-thanh-long-vinh-long-anh-huong-doi-song-nguoi-dan-7795545.jpg
Căn nhà của chị Nguyễn Thị Kim Yến từng nằm bên trong đê bao vài chục mét nhưng hiện tại đã nằm cheo leo ngay mép sông. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm Lê Văn Thăm cho biết, để khắc phục sạt lở trên đê bao cồn Thanh Long, trước mắt địa phương và người dân thực hiện phương châm "4 tại chỗ". Huyện phối hợp với xã khắc phục toàn tuyến đảm bảo an toàn cho đời sống, sản xuất của người dân. Đối với những hộ bị ảnh hưởng đến nhà ở, địa phương sẽ thực hiện hỗ trợ theo quy định. Về lâu dài, huyện đã chủ động đề xuất với Trung ương, tỉnh có nhiều giải pháp khắc phục sạt lở bằng giải pháp công trình và phi công trình; sớm có giải pháp căn cơ và hiệu quả hơn, giúp người dân yên tâm sinh sống và canh tác.

Tết Nguyên đán đang đến gần, tuy nhiên, các hộ dân cồn Thanh Long lại canh cánh nỗi lo mất Tết khi sạt lở ngày càng khoét sâu vào trong cồn. Người dân mong muốn chính quyền sớm vào cuộc hỗ trợ bằng những biện pháp thiết thực để họ yên tâm sinh sống, đầu tư canh tác phát triển kinh tế gia đình và đóng góp cho địa phương.

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở. Video-clip: Thúy Hằng

Lê Thúy Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Từ ngày 7 - 8/1, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý vẫn còn hạn chế do rào cản về ngôn ngữ và địa lý. Để xóa bỏ rào cản này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên và chính quyền địa phương đã không ngừng nỗ lực truyền thông, cung cấp dịch vụ pháp lý, giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình. Nhờ vậy, người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế được bảo vệ quyền lợi hợp pháp và củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật.

Thời tiết ngày 7/1/2025: Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Thời tiết ngày 7/1/2025: Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 21-24 độ C. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi.

Bắt đối tượng Sùng A Di mua bán trái phép chất ma túy

Bắt đối tượng Sùng A Di mua bán trái phép chất ma túy

Thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên) cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ gồm 6 bánh heroin và 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Thanh Hóa kiểm soát chặt các nguy cơ bùng phát dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hóa kiểm soát chặt các nguy cơ bùng phát dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...

Chương trình mục tiêu quốc gia từng bước nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang

Chương trình mục tiêu quốc gia từng bước nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang

Năm 2025 dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Kiên Giang là trên 175 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành 100% vốn giao thực hiện chương trình; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 0,4% trở lên. Đây là thông tin được Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, tổ chức chiều 6/1.

Hiện thực ước mơ an cư cho hộ nghèo ở Long An

Hiện thực ước mơ an cư cho hộ nghèo ở Long An

Những năm qua, với quan điểm “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Mỗi người dân Long An đều được hưởng thành quả tăng trưởng”, tỉnh đã và đang tập trung cân đối nguồn lực cùng với vận động xã hội hóa để chăm lo tốt nhất đời sống cho nhân dân, trong đó có chính sách về nhà ở.

Thời tiết ngày 6/1/2025: Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 6/1/2025: Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 6/1, khu vực Bắc Bộ có nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Sáng và đêm trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 22-25 độ C. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Tối 5/1, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba năm 2025 đã được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2025).

Tặng 1.300 suất quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Nam

Tặng 1.300 suất quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Nam

Trong hai ngày (4 - 5/1), Cơ quan Thường trú khu vực miền Trung - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam, Hội Thầy thuốc Trẻ thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Chương trình “Trao quà Tết - Kết nối yêu thương Xuân Ất Tỵ 2025”.

Thời tiết đêm 5/1/2025: Vùng ​núi cao phía Tây Bắc Bộ có khả năng xảy ra băng giá và sương muối

Thời tiết đêm 5/1/2025: Vùng ​núi cao phía Tây Bắc Bộ có khả năng xảy ra băng giá và sương muối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 5/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi cao phía Tây Bắc Bộ có khả năng xảy ra băng giá và sương muối với nền nhiệt có nơi dưới 10 độ C. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Đẩy nhanh tiến độ để cơ bản thông xe cầu Đại Ngãi 2 dịp 30/4

Đẩy nhanh tiến độ để cơ bản thông xe cầu Đại Ngãi 2 dịp 30/4

Ngày 5/1, Ban quản lý Dự án 85, Bộ Giao thông Vận tải đã làm lễ “Hợp long” cầu Đại Ngãi 2, nối huyện Cù Lao Dung, giữa sông Hậu với đất liền phía Sóc Trăng. Tham dự hợp long cầu có lãnh đạo Tỉnh ủy, lãnh đạo chính quyền tỉnh Sóc Trăng, huyện Cù Lao Dung, Long Phú; đại diện Bộ Giao thông Vận tải và tập thể cán bộ, công nhân Ban Quản lý Dự án 85.