Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.
Các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, tình hình hạn hán trong mùa khô năm 2024 – 2025 sẽ còn diễn biến gay gắt, nghiêm trọng hơn do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Hạn hán cùng với xâm nhập mặn ở vùng ngọt ngày càng lấn sâu nội đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông, chiều tối 11/3, tại nhiều huyện phía Nam của tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Đây là hiện tượng thời tiết hiếm gặp trong bối cảnh Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang vào cao điểm khô hạn.
Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng nhiều nữ doanh nhân đã đưa các sản phẩm nông sản Lâm Đồng "xuất ngoại", góp phần khẳng định giá trị và thương hiệu của đặc sản địa phương trên thị trường quốc tế.
Những Chi hội trưởng Phụ nữ ấp được xem là những cánh tay nối dài để triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ, chăm lo cho hội viên, phụ nữ được kịp thời, hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.
Ngày 13/1, ông Vi Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt, huyện biên giới Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong đêm 12/1 và rạng sáng 13/1 trên địa bàn các thôn Vịn, Đục có nền nhiệt độ xuống khoảng 2 độ C, làm xuất hiện băng trên thảm thực vật.
Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất. Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.
Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.
Nhằm phục vụ cho thị trường Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa, cây kiểng đang được đẩy mạnh tại Bến Tre. Nông dân từng bước thay đổi tập quán trong sản xuất, sử dụng giống nuôi cấy mô đạt hiệu quả cao thay thế cho giống mua trôi nổi ngoài thị trường. Từ đó, góp phần thực hiện định hướng phát triển cây giống, hoa kiểng mang tầm quốc gia và cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững.
Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai bất lợi, thời gian gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển xanh, sạch, hữu cơ, an toàn và bền vững. Qua đó, nhiều mô hình sản xuất của nhà nông đã đem lại sản lượng, chất lượng và hiệu quả cao.
Trong quý III/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang ước đạt hơn 6.280 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng ước đạt hơn 17.860 tỷ đồng, bằng 75,3% kế hoạch năm, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đức Hòa (Long An), ông Võ Văn Út (sinh năm 1961, ngụ ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ) cảm nhận rõ nỗi vất vả của người dân khi trồng ngô, lạc, mè (vừng) với chi phí cao trong khâu thu hoạch. Chính những băn khoăn, trăn trở đó thôi thúc ông tìm tòi và sáng chế thành công các loại dụng cụ phục vụ nông nghiệp.
Là tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo nên ngay sau bão lũ, Tuyên Quang đã khẩn trương khắc phục thiệt hại đối với các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn. Các địa phương trong tỉnh cũng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cải tạo, phục hồi đất, diện tích lúa và cây trồng nhằm nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp ổn định trở lại.
Bão số 3, hoàn lưu của bão khiến các khu vực miền núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tại Cao Bằng, mưa lớn làm sạt lở đất nghiêm trọng khiến 55 người chết, 2 người mất tích, nhiều khu vực bị sạt lở, giao thông chia cắt. Cấp ủy, chính quyền, nhân dân cùng các lực lượng đang triển khai mọi biện pháp khắc phục hậu quả nhằm ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bình Phước của chàng trai 8x Lương Văn Hậu (38 tuổi, ở thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng) biến quả điều phần lớn bị bỏ đi trong nhiều năm qua thành phân trùn điều hữu cơ mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp sạch. Mô hình còn chuyển giao công nghệ, lan tỏa giá trị phân hữu cơ trùn điều nói riêng và phân hữu cơ vi sinh nói chung trong cộng đồng. Đặc biệt, Bình Phước được xem là thủ phủ điều của cả nước, với diện tích trên 150.000 ha, thuận lợi cung cấp nguyên liệu dồi dào tạo ra phân trùn điều hữu cơ vi sinh.
Trước dự báo tình hình thời tiết sẽ còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tỉnh Cà Mau đang khẩn trương triển khai các giải pháp “ứng phó”, giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng nuôi, trồng chủ lực của địa phương.
Là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sạt lở, sụt lún đất, mùa khô 2023-2024 của tỉnh Kiên Giang, huyện U Minh Thượng có hơn 450 điểm sạt lở, 42 căn nhà bị thiệt hại. Để đảm bảo việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp khắc phục với nỗ lực, quyết tâm cao.
Ninh Thuận là tỉnh ven biển có đặc thù riêng so với cả nước; đặc biệt Ninh Thuận là một trong những ngư trường lớn và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản; vùng ven biển của tỉnh còn là trung tâm nước trồi, là nơi gặp nhau giữa các dòng biển nóng và dòng biển lạnh... rất thích hợp cho sản xuất giống và nuôi các đối tượng hải sản. Với tiềm năng, lợi thế đó, những năm qua, việc đầu tư nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất tôm giống đã phát triển rất mạnh mẽ, được biết đến là trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng lớn nhất của cả nước.
Kết quả đo nồng độ mặn trong những ngày gần đây trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cho nồng độ mặn ở mức khá cao, nhất là tại các huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, với mức từ 2 phần nghìn đến 9,5 phần nghìn. Theo dự báo, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Hậu Giang sẽ diễn ra gay gắt, khó lường do đang vào cao điểm mùa khô. Hậu Giang đang tập trung đảm bảo đủ nước sản xuất cho vùng nguy cơ hạn, ảnh hưởng xâm nhập mặn trong đợt cao điểm hạn, xâm nhập mặn trong thời gian tới.
Trong bối cảnh năng lượng tái tạo ngày càng được chú trọng, việc áp dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều nông dân thu được lợi ích kép khi tiết kiệm được chi phí tiền điện đáng kể mỗi tháng, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi và trồng trọt.
Năm 2024, Công ty Điện lực Lai Châu sẽ tập trung thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng; thực hiện đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định phục vụ nhiệm vụ chính trị, quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thông tin này được ông Trần Kim Long, Giám đốc Công ty Điện lực Lai Châu cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức chiều 10/1.
Thời gian qua, mô hình lúa- ôm được tỉnh Bạc Liêu ưu tiên phát triển, bởi đây là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Hiện, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh tại nhiều khu vực để chủ động điều tiết nước, ngăn mặn, trữ ngọt nên mô hình này càng phát huy hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Đồng Nai triển khai mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Thực tế cho thấy, việc liên kết mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và nhà nước, giúp hình thành nền sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn an toàn. Tuy nhiên, để liên kết thực sự thành hướng đi bền vững của nền nông nghiệp thì các bên trong chuỗi cũng cần nâng cao trách nhiệm, vai trò của mình.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước Trần Hoàng Phong, phát huy tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười, nông dân trong vùng đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, mỗi năm cho sản lượng thu hoạch khoảng 300.000 tấn dứa thương phẩm, lớn nhất tỉnh Tiền Giang và là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương.
Tỉnh Kiên Giang triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn.
Năm 2023, ngành điện Tiền Giang đầu tư 265,5 tỷ đồng thực hiện 37 công trình cải tạo, nâng cấp lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống. Tổng khối lượng phải thực hiện bao gồm kéo trên 230 km đường dây điện trung áp, trên 110 km đường dây điện hạ áp và lắp tổng dung lượng trạm là 26.417,5 kVA.
Hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa mang lại lợi ích đối với sức khỏe người tiêu dùng, đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới của thế giới, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều mô hình canh tác hữu cơ đối với một số cây trồng; trong đó, có cây lúa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét, từng bước mở hướng nhân rộng.