Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất. Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 15.300 hội viên cựu chiến binh. Trải qua quá trình chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành, họ luôn thấm nhuần phẩm chất của chiến sỹ Bộ đội cụ Hồ. Trong cuộc sống đời thường, họ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cao quý, không ngại khó khăn, gian khổ, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất.

Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV - năm 2024

Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV - năm 2024

Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra ngày 28/11 với sự tham gia của 250 đại biểu, đại diện cho hơn 27.000 đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh.

Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi

Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024. Sự kiện đã giúp "đánh thức" các làng nghề sản xuất gạch gốm ở kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít phát huy tiềm năng theo hướng đi mới, nhằm tôn vinh thành quả của người dân, từng bước đưa nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm, điểm đến xanh thu hút du khách.

Dâng hương kỷ niệm 102 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

Dâng hương kỷ niệm 102 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11, tại Khu tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ dâng hương, hoa kỷ niệm 102 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2024).

Vĩnh Long chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Vĩnh Long chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 17/11, tại Làng nghề sản xuất gạch gốm kênh Thầy Cai (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan Gia đình tài tử và Tiếng hát thanh niên Kinh – Hoa – Khmer năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ I năm 2024.

Chúc mừng Đại lễ 100 năm Ngày Khai đạo Cao Đài

Chúc mừng Đại lễ 100 năm Ngày Khai đạo Cao Đài

Nhân dịp Đại lễ 100 năm Ngày Khai đạo Cao Đài (15/10 Bính Dần 1926 – 15/10 Giáp Thìn 2024), ngày 13/11, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thành Thế làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài Tây Ninh tỉnh Vĩnh Long.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long tặng quà cho gia đình chính sách. Ảnh: Phạm Minh Tuấn - TTXVN

Vĩnh Long khơi dậy và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc

Chiều 8/11, Ban công tác Mặt trận khu dân cư Ấp 9, xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là khu dân cư được chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Long tổ chức Ngày hội, hướng đến kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Truyền nghề hát bội, gìn giữ di sản trăm năm

Truyền nghề hát bội, gìn giữ di sản trăm năm

Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội. Kế thừa những tinh hoa của nghề từ ông cha, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm đã vượt qua những khó khăn của nghề, nỗi nhọc nhằn của cuộc sống để giữ nghề và bồi dưỡng những “hạt giống” nhằm tiếp tục truyền nghề, lưu giữ “báu vật” của Tổ nghiệp.

Tỉnh Vĩnh Long thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng cho học sinh vào mỗi dịp lễ, Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer . Ảnh minh họa: Lê Thúy Hằng

Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số ở Vĩnh Long

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch về công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, tạo điều kiện cho đội ngũ này được học tập, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, qua đó từng bước nâng cao năng lực, khắc phục khó khăn trong học tập và công tác.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, phát triển kinh tế

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, phát triển kinh tế

Với phương châm “Trao cần câu hơn trao con cá”, những năm qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều mô hình, phong trào thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế. Từ những hoạt động của phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, khởi nghiệp, nhiều hội viên phụ nữ ngày càng tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Thành công bước đầu từ những mô hình khởi nghiệp không chỉ giúp bản thân hội viên, phụ nữ khẳng định năng lực, khả năng kinh tế mà còn cổ vũ, động viên nhiều hội viên tham gia phong trào, cùng giúp phát triển kinh tế gia đình và làm giàu từ sự cần cù, sáng tạo của chính mình.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 13 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long thăm, chúc mừng lễ Sene Dolta năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long thăm, chúc mừng lễ Sene Dolta năm 2024

Ngày 1/10, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thành Thế làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và chùa Hạnh Phúc Tăng (xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm) nhân dịp lễ Sene Dolta năm 2024 của đồng bào Khmer.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói chuyện thân mật với học sinh Trường THPT Phạm Hùng. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển

Trong không khí hân hoan đón chào năm học mới 2024 - 2025, tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai giảng của Trường Trung học Phổ thông Phạm Hùng, ngôi trường được vinh dự mang tên của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, người con ưu tú của quê hương Long Hồ.

Thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) có khoảng 27 ha cây thanh trà. Ảnh: Lê Thúy Hằng

Làm giàu nhờ bí quyết trồng thanh trà ngọt

Thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) có khoảng 27 ha cây thanh trà. Trước đây, quả cây thanh trà thường chua. Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Huỳnh Văn Cập ở xã Đông Thành, thị xã Bình Minh đã nghiên cứu và phát triển được giống thanh trà ngọt mang thương hiệu Năm Cập. Từ thành công này, ông Cập đã thành lập Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cây giống - quả thanh trà ngọt Đông Thành, thu hút 11 thành viên tham gia. Để nâng cao giá trị, ông Cập còn phối hợp với một số viện, trường phát triển giống thanh trà trái vụ.

Vun đắp tình yêu văn hóa và chữ viết dân tộc cho học sinh Khmer tỉnh Vĩnh Long

Vun đắp tình yêu văn hóa và chữ viết dân tộc cho học sinh Khmer tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 26.000 người Khmer sinh sống, chiếm gần 2,1% dân số. Thời gian qua, công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer luôn được địa phương quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 5 trường tiểu học và 3 trường trung học cơ sở vùng đồng bào dân tộc tổ chức dạy tiếng Khmer cho học sinh. Ngoài học ở trường, dịp hè, học sinh Khmer còn đến sinh hoạt, học tập ở các chùa nhằm tăng cường hiểu biết và vun đắp tình yêu đối với văn hóa, chữ viết của dân tộc mình. Những lớp học ngày hè trở thành sân chơi bổ ích, tạo động lực và nền tảng kiến thức cho các em trong năm học mới.

Gỡ “nút thắt” trong công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Gỡ “nút thắt” trong công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Những năm qua, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được tỉnh Vĩnh Long quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp phù hợp. Đặc biệt, với việc ban hành chính sách về hỗ trợ vay vốn, tỉnh đã tháo gỡ “nút thắt” về chi phí để người dân có nhu cầu được tham gia. Chính sách tạo tiền đề bứt phá, mở ra cơ hội việc làm, tạo bước đệm cho nhiều gia đình còn khó khăn thoát nghèo bền vững, từ đó chí thú làm ăn vươn lên khá giàu.

Vĩnh Long: Sôi nổi trại hè dành cho thiếu nhi

Vĩnh Long: Sôi nổi trại hè dành cho thiếu nhi

Ngày 31/5, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Huyện Đoàn Vũng Liêm tổ chức Trại hè thiếu nhi hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Ông Huỳnh Văn Cập thu hoạch thanh trà nghịch vụ. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Lão nông "mát tay" cho thanh trà ra trái theo ý muốn

Với quyết tâm tìm ra giống cây đặc sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao, ông Huỳnh Văn Cập, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cây giống - quả thanh trà ngọt Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã mày mò và phát triển giống thanh trà ngọt mang thương hiệu Năm Cập. Không dừng lại ở đó, ông mạnh dạn xử lý để cây cho trái theo ý muốn. Bước đầu thử nghiệm đã mang lại kết quả khả quan, vườn thanh trà của Hợp tác xã ra trái rải vụ, giá bán cao hơn nhiều so với thời điểm chính vụ.

Cống Vũng Liêm ở huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) góp phần bảo vệ nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong dự báo và ứng phó hạn mặn

Dù không có mức độ gay gắt như các tỉnh lân cận nhưng tình hình xâm nhập mặn kéo dài tại Vĩnh Long đã ảnh đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân. Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dự báo kết hợp tận dụng các thiết bị công nghệ (như: máy đo độ mặn, điện thoại di động, nền tảng mạng xã hội), tỉnh đã kịp thời đưa ra các cảnh báo về tình hình hạn mặn, giúp các địa phương triển khai hiệu quả giải pháp ứng phó.

Quang cảnh buổi họp mặt. Ảnh: Phạm Minh Tuấn - TTXVN

Vĩnh Long họp mặt, chúc mừng Tết Chôl Chnăm Thmây

Ngày 12/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức Họp mặt với các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, chư tăng, Ban quản trị các chùa Nam tông Khmer, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024.

Phòng chống hạn, mặn: Nhiều giải pháp xuống giống tập trung vụ Hè Thu

Phòng chống hạn, mặn: Nhiều giải pháp xuống giống tập trung vụ Hè Thu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, vụ lúa Hè Thu năm 2024, toàn tỉnh dự kiến xuống giống khoảng 35.000 ha lúa, chia làm 3 đợt từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 5. Thời điểm hiện tại, nông dân tại các địa phương trong tỉnh đang làm đất và xuống giống tập trung đợt 2. Đây là đợt xuống giống với diện tích lớn nhất với khoảng 25.000 ha trải đều ở các địa phương trong tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Long cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển

Sáng 23/3, dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phấn đấu phát triển Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, sinh thái, bền vững, có trình độ phát triển khá so với cả nước, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.