Đặc sản nếp tan Mường Và

Mường Và là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, đây cũng là địa phương trồng lúa nếp tan lớn nhất huyện Sốp Cộp với trên 200 ha. Ảnh: Hữu Quyết
Mường Và là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, đây cũng là địa phương trồng lúa nếp tan lớn nhất huyện Sốp Cộp với trên 200 ha. Ảnh: Hữu Quyết

Nếp tan Mường Và là giống lúa đặc sản của huyện Sốp Cộp (Sơn La). Được gieo cấy trên cánh đồng trung tâm xã Mường Và, loại nếp này càng cho năng suất và chất lượng cao hơn.

Đặc sản nếp tan Mường Và ảnh 1Mường Và là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, đây cũng là địa phương trồng lúa nếp tan lớn nhất huyện Sốp Cộp với trên 200 ha. Ảnh: Hữu Quyết

Nếp tan Mường Và có nhiều loại như: tan Hin, tan Nhe, tan Đỏ…; nổi tiếng với hương vị đậm đà và thơm ngon đặc trưng. Xôi đồ từ gạo nếp tan Mường Và để từ sáng đến tối vẫn giữ nguyên độ dẻo, không dính tay, hạt gạo có lớp dầu làm nên vị béo ngậy hấp dẫn. Ngoài việc được đồ lên để ăn hằng ngày thì vào những dịp lễ Tết như Tết Khẩu hó (Tết cơm gói), ngày lễ của bản mường sẽ không thể thiếu mâm xôi nếp tan. Nếp tan đã được cấp chứng nhận bảo hộ thương hiệu "Nếp Mường Và - Sốp Cộp". Nếp tan Mường Và cũng là một trong những sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của Sơn La.

Đặc sản nếp tan Mường Và ảnh 2Nếp tan Mường Và đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La. Ảnh: Hữu Quyết
Đặc sản nếp tan Mường Và ảnh 3Xôi được đồ từ nếp tan Mường Và cho hương vị đậm đà và thơm ngon. Ảnh: Hữu Quyết

Bà Trần Thị Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Sốp Cộp cho biết: “Qua việc xây dựng nhãn hiệu và phát triển thành sản phẩm OCOP, thị trường và kênh phân phối gạo nếp tan cũng dần được mở rộng. Ngoài việc gìn giữ nguồn gen của giống lúa đặc sản, chính quyền địa phương đã hỗ trợ đồng bào áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, giúp đồng bào có thêm nguồn thu nhập từ trồng lúa”.

Hữu Quyết

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm