Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, số 4, tại huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, đi lại, sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Bên cạnh đó, tại các xã Sốp Cộp, Sam Kha, Nậm Lạnh đã xuất hiện vết nứt trên đồi và nền nhà, tường, sân nhà của nhiều hộ dân.
Nếp tan Mường Và là giống lúa đặc sản của huyện Sốp Cộp (Sơn La). Được gieo cấy trên cánh đồng trung tâm xã Mường Và, loại nếp này càng cho năng suất và chất lượng cao hơn.
Trong các ngày từ 26-29/6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại các xã Sam Kha (huyện Sốp Cộp), Chiềng Khương (huyện Sông Mã) và Muổi Nọi (huyện Thuận Châu).
Nếp tan Mường Và là một giống lúa đặc sản thơm ngon nổi tiếng ở vùng đất biên cương Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Giống lúa này đã gắn bó với cộng đồng dân tộc thiểu số như người Thái, người Lào từ bao đời nay. Hiện nay lúa nếp tan đã trở thành sản phẩm hàng hóa được công nhận thương hiệu, từng bước khẳng định giá trị trên thị trường giúp người trồng lúa có thu nhập ổn định.
Ngày 9/10, Công an huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Lạn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) phát hiện, bắt quả tang một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy tại khu vực bản Nà Vạc, xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp).
Ngày 2/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Cục phòng chống ma túy (Bộ đội Biên phòng), Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở Campuchia, Tổ chức vì trẻ em Rồng xanh và Công an tỉnh Sơn La đã giải cứu và tiếp nhận hỗ trợ em L.T.Đ, sinh năm 2004, trú tại huyện Sốp Cộp (Sơn La) là nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia để bóc lột sức lao động.
Từ năm 2009, các chương trình hỗ trợ gạo cho hộ nghèo để chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng thay thế nương rẫy triển khai tại tỉnh Sơn La đã mang lại những kết quả tích cực, vừa nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng vừa giúp hàng nghìn hộ dân ở vùng cao có thêm sinh kế. Hiện nay, người dân vùng cao, biên giới tại Sơn La mong muốn chương trình này tiếp tục được triển khai để họ có thêm động lực yên tâm gắn bó với rừng.
Sốp Cộp là huyện có tỷ lệ che phủ rừng cao của tỉnh Sơn La với hơn 48%. Tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở đây vẫn xảy ra, đáng lưu ý là việc phá rừng làm nương rẫy. Vì vậy, lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra và xử lý nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, nhờ thụ hưởng nhiều chương trình chính sách về giảm nghèo như Chương trình 135, Chương trình 30a, bộ mặt nông thôn nơi đây đã có nhiều khởi sắc.
Những năm qua, nhờ mạng lưới giao dịch được mở rộng, thủ tục hành chính tinh gọn dòng vốn tín dụng ưu đãi đã đến được với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Qua đó, nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi, phát huy hiệu quả nguồn vốn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là địa phương tiếp giáp với nước bạn Lào, nơi có đồng bào 7 dân tộc là Mông, Lào, Thái, Khơ Mú, Kinh, Tày, Mường cùng sinh sống. Những ngày này, các hoạt động chào đón Xuân mới đang rộn ràng trên các bản vùng cao nơi đây.
Hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Lạnh (Sốp Cộp) đã tập trung vận động nhân dân xây dựng mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật để giảm ô nhiễm môi trường.
Trong 2 ngày 23 và 24/1, tại xã Mường Và, huyện Sốp Cộp (Sơn La), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và huyện Sốp Cộp tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản - Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.
Ngày 22/1, tại huyện Sốp Cộp (Sơn La), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam và tỉnh Sơn La tổ chức Lễ bàn giao 340 mái ấm tình thương nơi biên giới cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn của huyện Sốp Cộp.
Không chỉ chắc tay súng vững vàng bảo vệ chủ quyền biên giới, những người lính ở Đồn Biên phòng Mường Lạn (Bộ Chỉ huy Bộ đôi Biên phòng tỉnh Sơn La) còn kiên trì bám dân, bám bản để giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Mối quan hệ khăng khít, bền chặt giữa Bộ đội Biên phòng và đồng bào vùng biên tại đây đã góp phần xây dựng Mường Lạn trở thành vùng biên mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị nơi phên dậu của Tổ quốc.
Cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, mà chủ lực là cam Nà Mòn đã mang lại cho gia đình ông Cầm Duy Vinh, bản Hua Mường, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp (Sơn La) hướng đi mới, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao theo hướng hàng hóa, chất lượng.
Anh Lò Văn Thơm, sinh năm 1983, dân tộc Thái, ở bản Nà Mòn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, là Chủ tịch Hội Nông dân xã có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc Hội, gương mẫu đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu tại địa phương.
Sơn La là tỉnh miền núi có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, vì vậy các trường học thường phải đóng ở các bản vùng cao, khó khăn. Do điều kiện như vậy, các giáo viên nữ công tác ở đây thường vất vả hơn, nhưng không vì thế mà khiến họ chùn bước. Hàng ngày, các cô giáo vẫn bám bản, bám trường để gieo chữ cho học sinh.
Ngày 14/9, tại huyện Sốp Cộp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức lễ bàn giao 107 “Mái ấm tình thương nơi biên giới” tặng các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn của huyện Sốp Cộp. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dự lễ bàn giao.
Sau khi giá xăng dầu giảm sâu, tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đã xuất hiện tình trạng một số người dân vùng sâu, vùng xa đổ xô đi mua xăng tích trữ, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa bàn. Trước tình hình đó, Công an huyện Sốp Cộp đã phối hợp với các lực lượng chức năng của huyện tuyên truyền, vận động người dân dừng việc mua xăng tích trữ, tránh tụ tập đông người trong khi tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Ngày 18/1, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Chương trình Tết ấm vùng cao với sự tham gia của hơn 200 đoàn viên, thanh niên, hội viên và bà con đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Sam Kha (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La). Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Chương trình Tình nguyện mùa Đông - Xuân tình nguyện năm 2020 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động.
Chiều 9/1, UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố xã Dồm Cang đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là xã thứ hai của huyện biên giới Sốp Cộp và là xã thứ 40 trên địa bàn tỉnh Sơn La về đích nông thôn mới.
Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La đã có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, ở địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đời sống của người dân còn gặp khó khăn, trình độ dân trí hạn chế nên nhiều cô gái dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ. Các đối tượng xấu thường sử dụng trang mạng xã hội, kết bạn, làm quen với những cô gái rồi rủ đi chơi hoặc hứa sẽ lấy làm vợ và lừa bán sang bên kia biên giới.
Đêm mùng 3 và ngày 4/7, trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa lũ gây thiệt hại về nhà, tài sản của nhân dân trên địa bàn các xã Mường Lạn, Mường Và và Sốp Cộp. Cũng tại Bắc Kạn do ảnh hưởng vùng áp thấp suy yếu từ bão số 2, đã có mưa và mưa to với lượng mưa đo được từ 13 giờ ngày 4/7 đến 13 giờ ngày 5/7 phổ biến từ 20 – 83 mm, trong đó có nơi mưa rất to. Thành phố Bắc Kạn đo được là 83 mm, xã Thanh Mai là 79 mm, huyện Chợ Mới là 74 mm...
Sáng 4/7, trên địa bàn các xã Mường Hung, Mường Cai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có nhiều đợt mưa lớn, làm sạt lở hàng trăm mét khối đất đá từ ta luy dương xuống đoạn đường từ Mường Hung - Mường Cai, các phương tiện không thể lưu thông qua đoạn đường này.
Làng thanh niên lập nghiệp Púng Bánh (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) là một trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng giai đoạn 2013 - 2020. Theo quy hoạch, đây là nơi khởi nghiệp của 100 hộ thanh niên địa phương, nhưng đã 3 năm từ ngày khởi công, dự án vẫn chưa đón được hộ thanh niên nào vào sinh sống và lập nghiệp.
Là địa bàn vùng biên giới, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, những năm qua huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, tích cực phát huy tiếng nói của già làng, người có uy tín trong cộng đồng và xem đó là kênh thông tin quan trọng để chính quyền địa phương chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Khi vai trò của các già làng được phát huy, tinh thần cố kết cộng đồng trong đồng bào dân tộc thiểu số thêm phần được thắt chặt. Nhờ đó, họ đã giúp nhau làm ăn, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.