Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Chương trình mục tiêu quốc gia từng bước nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang

Chương trình mục tiêu quốc gia từng bước nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang

Năm 2025 dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Kiên Giang là trên 175 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành 100% vốn giao thực hiện chương trình; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 0,4% trở lên. Đây là thông tin được Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, tổ chức chiều 6/1.

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông có gần 1.800 hộ dân thuộc diện nghèo đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Bên cạnh nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tỉnh đã phát động nhiều phong trào vận động, bố trí kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ các hộ dân thuộc diện nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Gia đình bà H’Sák ở làng Mơ Nú, xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ bò lai sinh sản để sản xuất. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Gia Lai hỗ trợ sản xuất, phát triển hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đã quan tâm đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay rõ nét.

Kon Tum: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Kon Tum: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Những năm qua, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Kon Tum đã chung sức, đồng lòng, cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo về cả vật chất lẫn tinh thần, để họ có động lực vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh chỉ còn hơn 6.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,31% tổng dân số toàn tỉnh.

Dần thu hẹp khoảng cách vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Dần thu hẹp khoảng cách vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Tỉnh Quảng Bình đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 một cách hiệu quả.

Mang nước sạch đến với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai

Mang nước sạch đến với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai

Hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng dân tộc thiểu số là một trong những chính sách được triển khai thực hiện hiệu quả ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai

Những năm gần đây, nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp tỉnh Lào Cai từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Lâm Đồng về đích 100% số xã thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn vào năm 2025

Lâm Đồng về đích 100% số xã thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn vào năm 2025

Tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Căn cứ kết quả hiện tại, UBND tỉnh dự kiến đến cuối năm 2025 có 100% số xã và 50% thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn, đạt mục tiêu đề ra.

Hậu Giang cải thiện đời sống, sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số

Hậu Giang cải thiện đời sống, sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số

Từ năm 2019 đến năm 2024, các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc được các cấp, ngành của tỉnh Hậu Giang thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. 

Đắk Nông: huyện biên giới Tuy Đức tập trung thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Đắk Nông: huyện biên giới Tuy Đức tập trung thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Được sự ưu tiên, phân bổ nguồn lực của trung ương và tỉnh, sau hơn 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện biên giới Tuy Đức (Đắk Nông) đã có những đổi thay cơ bản. Đây là nền tảng quan trọng để Đảng bộ, chính quyền huyện Tuy Đức tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, ổn định an ninh chính trị, góp phần đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

"Điểm tựa" của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum

"Điểm tựa" của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum

Việc triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần thay đổi diện mạo các thôn, làng vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng các chính sách đầu tư thiết thực, đời sống của người dân, nhất là người dân tộc thiểu số đang từng bước khởi sắc.

“Đòn bẩy” nâng chất lượng giáo dục phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Nghệ An

“Đòn bẩy” nâng chất lượng giáo dục phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Nghệ An

Nghệ An đang tập trung nguồn lực, thực hiện có hiệu quả dự án, chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú đã được xây dựng kiên cố, chuẩn hóa và hiện đại, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông và đảm bảo các điều kiện để chăm sóc, giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung - Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Phát triển mô hình giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An

Phát triển mô hình giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An

Công tác giảm nghèo là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương khu vực miền Tây Nghệ An đã khơi dậy sức mạnh nội lực, đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo trong đồng bào các dân tộc.

Trên 297 nghìn tỷ đồng ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Trên 297 nghìn tỷ đồng ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Chính phủ cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, năm 2024, các địa phương đã được giao 9.660,44 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương để triển khai Chương trình, bao gồm 7.820 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (trong đó, vốn trong nước là 7.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 820 tỷ đồng), 1.840,44 tỷ đồng vốn sự nghiệp.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Phú Thọ (Bài cuối)

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Phú Thọ (Bài cuối)

Dù đạt được một số kết quả tích cực nhưng sau 3 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình mục tiêu quốc gia 1719) đã phát sinh nhiều khó khăn tại Phú Thọ. Nhiều cơ chế, chính sách và phương thức hoạt động vẫn chưa được tháo gỡ đang chờ tỉnh và bộ, ngành Trung ương gỡ vướng, khai thông.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Phú Thọ (Bài 1)

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Phú Thọ (Bài 1)

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) đang triển khai tại tỉnh Phú Thọ bước đầu mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng dự án. Tuy nhiên, để hoàn thành tất cả mục tiêu, kế hoạch đặt ra đang là bài toàn khó đối với tỉnh, bởi trong quá trình triển khai phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.

Ninh Thuận nỗ lực giải ngân hết nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào cuối năm

Ninh Thuận nỗ lực giải ngân hết nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào cuối năm

Một trong những mục tiêu mà tỉnh Ninh Thuận đặt ra đến cuối năm 2024 là phấn đấu giải ngân hết 100% nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Để đạt kết quả trên, tỉnh đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan; qua đó đẩy nhanh tiến độ triển khai nguồn vốn được giao để thực hiện các tiểu dự án thuộc chương trình.

“Chìa khóa” cho sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

“Chìa khóa” cho sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Là địa phương có hơn 55% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, Kon Tum đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đầu tư, nâng cấp, cải thiện bộ mặt vùng dân tộc thiểu số. Trong đó, việc triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia được xem như “chìa khóa”, giúp đời sống của đồng bào ngày càng nâng cao.