Bình Thuận phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Với hơn 105.800 người thuộc 34 dân tộc thiểu số, Bình Thuận là vùng đất hội tụ đông đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng tạo nên sự phong phú và đa dạng trong nền văn hóa địa phương. Khai thác lợi thế đó, tỉnh Bình Thuận chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch ngày càng phát triển, đặc biệt là du lịch văn hóa.

potal-binh-thuan-khai-mac-le-hoi-kate-va-cong-bo-bao-vat-quoc-gia-linga-vang-7628416.jpg
Nghi thức hát múa mừng Lễ hội Katê 2024 trên tháp chính Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Nằm trên tuyến du lịch từ trung tâm thành phố Phan Thiết đi Mũi Né, di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài) là điểm đến văn hóa thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế đến tham quan trong hành trình khám phá vùng đất Bình Thuận.

Tháp Pô Sah Inư là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa; được công nhận là Di tích cấp quốc gia. Nhóm đền tháp này được xây dựng cách đây hơn 1.200 năm, từng là biểu tượng thời cực thịnh của vương quốc Chăm từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IX. Đây là nơi thờ thần Shiva, sau đó thờ thêm công chúa Po Sha Inư. Tại đây, từ năm 2005 đến nay, tỉnh Bình Thuận đã phục dựng và tổ chức đều đặn Lễ hội Ka tê với đầy đủ nghi thức và các giá trị văn hóa dân gian mang đậm tính tâm linh, tín ngưỡng vốn có của người Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, các vị thần và cầu mong mùa màng bội thu, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và con người.

Đến đây, du khách có thể cảm nhận được kiến trúc tháp độc đáo, tinh tế của các cụm tháp. Điêu khắc theo cách trang trí đặc trưng của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí; mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa Chăm qua các nghi lễ, tín ngưỡng truyền thống, biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc…

Du khách Morten Andersen (đến từ Đan Mạch) cho biết: "Mỗi chuyến du lịch của chúng tôi như là một hành trình khám phá. Ngoài những địa điểm quá nổi tiếng như biển Mũi Né, Hàm Tiến với cuộc sống người dân bản địa thì những tháp cổ với tinh hoa, kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người xưa rất đặc sắc. Chúng tôi như khám phá thêm một gam màu trong bức tranh văn hóa của Việt Nam".

Chị Nguyễn Ngọc Trâm, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cảm nhận: Ngoài khám phá kiến trúc độc đáo của người Chăm xưa thì khung cảnh ở đây cũng rất đẹp, nhất là địa điểm thích hợp để ngắm hoàng hôn. Từ trên cao nhìn xuống, phía trước là biển xanh, phía sau hướng về thành phố Phan Thiết, chị có cảm giác sảng khoái, thư thái.

Theo ông Trần Đức Dũng, Trưởng Ban quản lý di tích tháp Pô Sah Inư: Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian Chăm độc đáo thường xuyên được tổ chức, nhất là vào các ngày lễ, Tết để phục vụ nhu cầu tham quan, quảng bá nét độc đáo của văn hóa Chăm; đồng thời tạo sản phẩm, tăng tính trải nghiệm cho du khách như trình diễn nghề dệt thổ cẩm, chế tác gốm truyền thống Chăm, làm bánh gừng bằng phương pháp thủ công, biểu diễn nhạc cụ Chăm…

Tại Bình Thuận hiện có 11 di tích của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 5 di tích được xếp hạng quốc gia. Bên cạnh đó, Bảo tàng tỉnh sưu tầm, lưu giữ hơn 3.000 hiện vật của các dân tộc thiểu số. Tính đến cuối năm 2024, tỉnh có 2 di sản của đồng bào dân tộc thiểu số được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình và Lễ hội Ka tê của đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tại Bình Thuận các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuy không nhiều nhưng rất đa dạng và có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc… Hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển. Trong đó, nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã trở thành những điểm đến không thể thiếu trong các tour, tuyến du lịch văn hóa, tín ngưỡng tâm linh, thu hút đông đảo du khách như: Tháp Pô Sah Inư ở Phan Thiết; đền thờ Pô Klong Mơh Nai và bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm, đền thờ Pô Nit, chùa Bà Thiên Hậu ở Bắc Bình; đền thờ Công chúa Bàn Tranh ở Phú Quý; nhóm đền tháp Pô Dam ở Tuy Phong…

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thời gian tới, Bình Thuận tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tiếp tục kiểm kê, đánh giá giá trị các di tích của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác trùng tu, tôn tạo di tích; sưu tầm hiện vật, tài liệu văn hóa dân tộc để ngày càng đa dạng di tích, di sản, hiện vật của đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, Sở nghiên cứu xây dựng, kết nối để hình thành các tour, tuyến du lịch đến tham quan các di tích, lễ hội tiêu biểu, khai thác các lợi thế về thiên nhiên, ẩm thực, nghề truyền thống để tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt.

Hồng Hiếu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận vui đón Tết cổ truyền Ramưvan

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận vui đón Tết cổ truyền Ramưvan

Tết cổ truyền Ramưvan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam ở tỉnh Ninh Thuận năm nay diễn ra từ ngày 26 - 28/2. Đồng bào theo đạo ở Ninh Thuận đang chuẩn bị đón Tết ấm cúng, vui tươi theo đúng phong tục truyền thống.

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ: Tri ân công đức các bậc tiền nhân có công bảo vệ, phát triển vùng biên ải

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ: Tri ân công đức các bậc tiền nhân có công bảo vệ, phát triển vùng biên ải

Ngày 24/2, đông đảo người dân thành phố Lạng Sơn tham gia các hoạt động của Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ; hòa mình vào lễ rước kiệu quan lớn Tuần Tranh từ đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) về đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) diễn ra từ trưa đến chiều cùng ngày.

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Từ ngày 22-24/2/2025, tại tỉnh Sayaboury (Lào) diễn ra Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025. Lễ hôi được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh vai trò của voi trong lịch sử, văn hóa và đời sống người dân đã thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia.

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại Nho Quan

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại Nho Quan

Tối 21/2, tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2025. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.

Gió thơm miền thổ cẩm

Gió thơm miền thổ cẩm

Thổ cẩm đã từng vắng thiếu trong những cuộc lễ hội của người miền núi chừng mươi, mười lăm năm trước. Nhưng hôm nay, bỗng rực rỡ xuất hiện trong cuộc hội làng của đồng bào Cơ-tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam)...

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Tháng Giêng là thời điểm các lễ hội Xuân diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo du khách tham gia, đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải được thực hiện nghiêm túc. Những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương, giúp người dân có cơ hội du Xuân an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Ngày 15/2, tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Đại lễ khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và thành phố Cần Thơ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố và đông đảo bà con Phật tử Nam tông Khmer khu vực Nam Bộ.

Chị Neáng Chanh Ty tỷ mẫn bên khung cửi để cho ra đời những tấm lụa thổ cẩm mang thương hiệu “Silk Khmer” nức tiếng gần xa. Ảnh: Công Mạo - TTXVN

Hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer An Giang

Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer ở xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên (An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Hằng năm, vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng âm lịch, người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cùng các địa phương trong và ngoài tỉnh lại náo nức chờ đón "cái Tết thứ 2" - Lễ hội Làm Chay, diễn ra tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Long An, là nơi hội tụ các yếu tố, nét đẹp văn hóa dân gian mang đậm tính cộng đồng, làng xã của người dân từ xưa đến nay.

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Chiều 13/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp UBND huyện Cần Đước khai mạc Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng lần thứ 29 năm 2025.Tham gia chương trình có 7 Ban Đờn ca tài tử đến từ các tỉnh, thành phố, với hơn 100 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/2. Trong đó, các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương và Trung tâm Văn hóa Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn trong ngày 13/2. Các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang biểu diễn ngày 14/2.

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng bình chọn cho công chúng, để cùng với lá phiếu của các nhà báo, tìm ra những chủ nhân Cống hiến mùa giải năm nay.

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.