Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận vui đón Tết cổ truyền Ramưvan

Tết cổ truyền Ramưvan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam ở tỉnh Ninh Thuận năm nay diễn ra từ ngày 26 - 28/2. Đồng bào theo đạo ở Ninh Thuận đang chuẩn bị đón Tết ấm cúng, vui tươi theo đúng phong tục truyền thống.

potal-chuc-tet-co-truyen-ramuvan-cua-dong-bao-cham-o-ninh-thuan-7873172.jpg
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận thăm chúc Tết Ramưvan Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Theo Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận, Ramưvan là Tết cổ truyền của đồng bào Chăm trong năm. Đây là dịp để đồng bào tưởng nhớ gia tiên, thực hiện các nghi lễ tâm linh cầu mong sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an…

Đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam ở tỉnh Ninh Thuận có trên 31.500 người; trong đó, theo đạo Hồi giáo Bàni hơn 27.000 người, đồng bào theo đạo Hồi giáo Islam hơn 4.300 người, sinh sống tập trung tại 6 xã thuộc 4 huyện trong tỉnh.

Hiện nay, nhiều xã có đồng bào theo đạo sinh sống đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao như: Phước Hải, An Hải, Phước Thuận (huyện Ninh Phước); Phước Nam (huyện Thuận Nam); Xuân Hải (huyện Ninh Hải); xã Lương Sơn (huyện Ninh Sơn); có xã đang được quan tâm đầu tư sớm trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.

potal-chuc-tet-co-truyen-ramuvan-cua-dong-bao-cham-o-ninh-thuan-7873169.jpg
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận thăm chúc Tết Ramưvan gia đình nhân sĩ trí thức Chăm ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Bí thư Chi bộ thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) Sử Ngọc Khuê cho biết, toàn thôn có 1.200 hộ dân với 5.843 nhân khẩu là đồng bào Chăm theo đạo sinh sống. Những năm qua, dù sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu (khô hạn thường xuyên) nhưng người dân nơi đây vẫn cần cù, chịu khó làm ăn. Hiện nay, số hộ nghèo, cận nghèo ở thôn còn rất ít.

Ông Phú Văn Điệp, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Nam chia sẻ, xã hiện có 6 thôn, 3.418 hộ với 15.432 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Chăm. Người dân luôn đoàn kết, hăng hái thi đua lao động sản xuất, nhờ vậy, số hộ nghèo giảm đáng kể, chỉ còn 63 hộ với 375 nhân khẩu. Số hộ cận nghèo còn 39 hộ với 208 nhân khẩu. UBND xã luôn tăng cường tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Tinh thần đoàn kết, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao. Nhiều mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả từng bước được nhân rộng. Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc và đang hướng đến được công nhận xã nông thôn mới nâng cao trong năm nay.

Tại thôn Tuấn Tú, xã An Hải (huyện Ninh Phước), bà con người Chăm theo đạo Bàni đang tất bật mua sắm, trang trí nhà cửa đón Tết. Không khí Tết đang lan tỏa khắp đường làng, ngõ xóm.

potal-chuc-tet-co-truyen-ramuvan-cua-dong-bao-cham-o-ninh-thuan-7873173.jpg
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận thăm chúc Tết Ramưvan gia đình nhân sĩ trí thức ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Ông Hùng Ky ở thôn Tuấn Tú cho biết, so với những năm trước, hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng nâng cao. Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh… nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng công nghệ cao được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trồng măng tây xanh trên cát gắn với ứng dụng tưới nước tiết kiệm giúp bà con có thu nhập đáng kể.

Hiện nay, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sản xuất theo hướng hàng hóa, có tính cạnh tranh, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập.

Để đồng bào Chăm theo đạo vui đón năm mới, Tết cổ truyền Ramưvan năm 2025, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị, sở, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để bà con tổ chức Tết trang trọng theo đúng phong tục, tập quán cổ truyền; tăng cường lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, đảm bảo an ninh, an toàn.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và chính quyền các địa phương đã thành lập nhiều đoàn, tổ chức đến tư gia, cơ sở thờ tự thăm hỏi, chúc Tết Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni và cộng đồng Hồi giáo Islam, các chức sắc, tôn giáo, nhân sĩ trí thức, người có uy tín và bà con theo đạo hưởng một mùa Tết thật vui tươi, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng quy định. Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận mong muốn các chức sắc, người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, động viên bà con ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình; thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, xứng đáng là niềm tin, cầu nối vững chắc giữa “ý Đảng - lòng dân”. Đồng thời tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, ra sức thi đua thực hiện tốt cuộc vận động và phong trào tại địa phương, cùng đồng bào các dân tộc trong cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

Công Thử

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ: Tri ân công đức các bậc tiền nhân có công bảo vệ, phát triển vùng biên ải

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ: Tri ân công đức các bậc tiền nhân có công bảo vệ, phát triển vùng biên ải

Ngày 24/2, đông đảo người dân thành phố Lạng Sơn tham gia các hoạt động của Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ; hòa mình vào lễ rước kiệu quan lớn Tuần Tranh từ đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) về đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) diễn ra từ trưa đến chiều cùng ngày.

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Từ ngày 22-24/2/2025, tại tỉnh Sayaboury (Lào) diễn ra Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025. Lễ hôi được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh vai trò của voi trong lịch sử, văn hóa và đời sống người dân đã thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia.

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại Nho Quan

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại Nho Quan

Tối 21/2, tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2025. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.

Gió thơm miền thổ cẩm

Gió thơm miền thổ cẩm

Thổ cẩm đã từng vắng thiếu trong những cuộc lễ hội của người miền núi chừng mươi, mười lăm năm trước. Nhưng hôm nay, bỗng rực rỡ xuất hiện trong cuộc hội làng của đồng bào Cơ-tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam)...

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Tháng Giêng là thời điểm các lễ hội Xuân diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo du khách tham gia, đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải được thực hiện nghiêm túc. Những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương, giúp người dân có cơ hội du Xuân an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Ngày 15/2, tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Đại lễ khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và thành phố Cần Thơ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố và đông đảo bà con Phật tử Nam tông Khmer khu vực Nam Bộ.

Chị Neáng Chanh Ty tỷ mẫn bên khung cửi để cho ra đời những tấm lụa thổ cẩm mang thương hiệu “Silk Khmer” nức tiếng gần xa. Ảnh: Công Mạo - TTXVN

Hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer An Giang

Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer ở xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên (An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Hằng năm, vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng âm lịch, người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cùng các địa phương trong và ngoài tỉnh lại náo nức chờ đón "cái Tết thứ 2" - Lễ hội Làm Chay, diễn ra tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Long An, là nơi hội tụ các yếu tố, nét đẹp văn hóa dân gian mang đậm tính cộng đồng, làng xã của người dân từ xưa đến nay.

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Chiều 13/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp UBND huyện Cần Đước khai mạc Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng lần thứ 29 năm 2025.Tham gia chương trình có 7 Ban Đờn ca tài tử đến từ các tỉnh, thành phố, với hơn 100 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/2. Trong đó, các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương và Trung tâm Văn hóa Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn trong ngày 13/2. Các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang biểu diễn ngày 14/2.

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng bình chọn cho công chúng, để cùng với lá phiếu của các nhà báo, tìm ra những chủ nhân Cống hiến mùa giải năm nay.

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.