Giải Marathon Hành trình kết nối di sản văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc

Từ ngày 14-16/2, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra giải Marathon Hành trình kết nối di sản văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc với gần 2.000 vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên tham dự.

Các vận động viên tranh tài ở 4 cự ly: 5 km, 10 km, 21 km và 42 km. Trong đó, cự ly 5 km và 10 km diễn ra vào ngày 14/2, cự ly full marathon và cự ly bán marathon 21 km xuất phát vào 5 giờ sáng 16/2. Các cự ly đều xuất phát và về đích tại khu vực bãi xe Côn Sơn, thành phố Chí Linh.

Giải là một trong những sự kiện văn hóa, thể thao quy mô nhằm quảng bá di sản, thu hút du khách đến với khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Hải Dương.

Với cung đường chạy thẳng tắp, thoáng rộng, đưa các vận động viên đi qua hai di tích chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc. Toàn tuyến đường chạy là những con đường mới được cải tạo, nâng câp. Đường chạy đưa các vận động viên đi qua hai di tích chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc cùng một số điểm nhấn cảnh quan của thành phố du lịch. Các tuyến đường được hạn chế phương tiện lưu thông tới mức tối đa để đem tới sự an toàn cao nhất cho các vận động viên.

Kết quả, ở cự ly 5 km, nhất nam thuộc về vận động viên Sầm Văn Đời vô địch nội dung 5 km nam với thành tích 16 phút 32 giây; nhất nữ thuộc về vận động viên Thàm Ngọc Nhi với thành tích 19 phút 44 giây

Ở cự ly 10 km, nhất nam thuộc về vận động viên Lương Đức Phước với thành tích 32 phút, 42 giây; nhất nữ thuộc về vận động viên Hoàng Thị Ngọc Anh với thành tích 37 phút 56 giây.

Cự ly 21 km, nhất nam thuộc về vận động viên Nguyễn Trung Cường với thành tích 1 giờ 15 phút 45 giây, nhất nữ thuộc về vận động viên Đoàn Thu Hằng với thành tích 1 giờ 25 phút 50 giây.

Cự ly 42 km, nhất nam thuộc về vận động viên Hà Văn Dược với thành tích 2 giờ 44 phút 18 giây; nhất nữ thuộc về vận động viên Nguyễn Thị Oanh với thành tích 2 giờ 51 phút 18 giây.

Vận động viên Đào Bá Thành, giải nhì cự ly 42 km cho biết, anh rất ấn tượng với đường chạy. Đường chạy của giải marathon Côn Sơn - Kiếp Bạc gợi nhớ đến những cung đường mà anh từng chạy ở những nơi núi non hùng vĩ như Điện Biên, Cát Bà song vẫn có nét đẹp riêng, có độ dốc mang lại thử thách cho các vận động viên.

Còn nữ vận động viên Nguyễn Lâm Bảo Ngân ở An Giang cho biết, đây là lần đầu tiên cô đến với vùng đất Chí Linh. Tham gia giải chạy không chỉ mang đến cho tôi trải nghiệm khó quên về một đường chạy đẹp mà còn là dịp tôi được trải nghiệm các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, các món ẩm thực đặc sản... của tỉnh Hải Dương.

Trong số gần 2.000 các vận động viên tham gia giải, có nhiều người đã ở tuổi xưa nay hiếm. Sự có mặt của các vận động viên đặc biệt trên đường chạy đã truyền cảm hứng tích cực về tinh thần yêu thể thao, tập luyện để rèn luyện sức khỏe. Cô Nguyễn Thị Việt Dung ở Uông Bí, Quảng Ninh tham gia cự ly 10 km cho biết: “Đường chạy thoáng đãng, không gian trong lành, có hồ lớn và rừng thông xanh rất đẹp. Năm sau tôi sẽ tiếp tục tham gia”, cô Dung chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng, năm 2024, ngành du lịch Hải Dương đã đón và phục vụ trên 2,5 triệu lượt khách, tăng 41,4%. Đây là minh chứng cho sức hút của các điểm đến tại Hải Dương. Giải chạy Marathon “Côn Sơn, Kiếp Bạc - hành trình kết nối di sản văn hóa” năm 2025 chính là “đại sứ” kết nối các di sản văn hóa của tỉnh Hải Dương.

Đây cũng là dịp để tỉnh Hải Dương giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về những nét đẹp của mảnh đất và con người Hải Dương, về tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; về giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc trong tiến trình xây dựng hồ sơ Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đệ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Mạnh Minh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Tháng Giêng là thời điểm các lễ hội Xuân diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo du khách tham gia, đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải được thực hiện nghiêm túc. Những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương, giúp người dân có cơ hội du Xuân an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Ngày 15/2, tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Đại lễ khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và thành phố Cần Thơ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố và đông đảo bà con Phật tử Nam tông Khmer khu vực Nam Bộ.

Chị Neáng Chanh Ty tỷ mẫn bên khung cửi để cho ra đời những tấm lụa thổ cẩm mang thương hiệu “Silk Khmer” nức tiếng gần xa. Ảnh: Công Mạo - TTXVN

Hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer An Giang

Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer ở xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên (An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Hằng năm, vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng âm lịch, người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cùng các địa phương trong và ngoài tỉnh lại náo nức chờ đón "cái Tết thứ 2" - Lễ hội Làm Chay, diễn ra tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Long An, là nơi hội tụ các yếu tố, nét đẹp văn hóa dân gian mang đậm tính cộng đồng, làng xã của người dân từ xưa đến nay.

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Chiều 13/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp UBND huyện Cần Đước khai mạc Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng lần thứ 29 năm 2025.Tham gia chương trình có 7 Ban Đờn ca tài tử đến từ các tỉnh, thành phố, với hơn 100 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/2. Trong đó, các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương và Trung tâm Văn hóa Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn trong ngày 13/2. Các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang biểu diễn ngày 14/2.

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng bình chọn cho công chúng, để cùng với lá phiếu của các nhà báo, tìm ra những chủ nhân Cống hiến mùa giải năm nay.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Ngày 12/2, hàng ngàn người dân và du khách tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tham dự khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025.

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Ngày 12/2, tại khu vực thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều người dân đã tổ chức phiên chợ lá độc đáo, với hàng chục gian hàng ẩm thực chay phục vụ miễn phí. Phiên chợ diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng. Người dân và du khách tham gia phiên chợ chỉ cần sử dụng lá cây để mua hàng thay cho tiền.

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Hát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên từ bao đời nay. Đây không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, là nơi lưu giữ những truyền thuyết, phong tục tập quán truyền thống của địa phương. Trải qua những thăng trầm, hiện hát Đúm đang được nhiều câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên gìn giữ, phát triển.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Tối 10/2, tại di tích đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng đông đảo nhân dân tham dự.