Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.

Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.

potal-hai-phong-cum-di-tich-tu-luong-xam-can-cu-ban-doanh-cua-ngo-quyen-nam-938-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-7853493.jpg
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 cho Hải Phòng.

potal-hai-phong-cum-di-tich-tu-luong-xam-can-cu-ban-doanh-cua-ngo-quyen-nam-938-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-7853365.jpg
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng tặng hoa cho lãnh đạo quận Hải An. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Trong số các di tích thờ Ngô Quyền trên địa bàn quận Hải An, di tích lịch sử khu vực Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 được suy tôn là “Từ Cả” - tức là nơi đứng đầu về thờ Ngô Quyền. Đây là nơi đã từng là đại bản doanh đóng quân và tích trữ lương thực của Ngô Quyền trong trận đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Sau khi Đức Vương Ngô Quyền mất, dân làng Lương Xâm đã dựng đền thờ ông để tỏ lòng kính trọng và tôn vinh vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Trải qua thời gian, với nhiều biến cố lịch sử, di tích lịch sử khu vực Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 ngày nay là một địa điểm hội tụ tâm linh, tín ngưỡng đông đảo của người dân địa phương và khách thập phương khắp nơi trong cả nước, đồng thời luôn giữ vai trò là một trong những di tích trọng điểm của quận Hải An.

potal-hai-phong-cum-di-tich-tu-luong-xam-can-cu-ban-doanh-cua-ngo-quyen-nam-938-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-7853363.jpg
Chủ tịch UBND quận Hải An Nguyễn Anh Tuấn đánh trống khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Đức Vương Ngô Quyền là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo quân sĩ và nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử, chấm dứt nền thống trị hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Với công đức của Ngô Quyền, nhiều triều đại đã ban sắc phong suy tôn ông là “Thượng đẳng tối linh Đại Vương, là Ngô Vương Thiên Tử, là vị tổ trung hưng của dân tộc”.

potal-hai-phong-cum-di-tich-tu-luong-xam-can-cu-ban-doanh-cua-ngo-quyen-nam-938-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-7853367.jpg
Bà Nguyễn Thị Thu, Bí thư Quận ủy Hải An phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm thờ Đức Vương Ngô Quyền còn lưu giữ chứng tích lịch sử về một trận Bạch Đằng Giang oanh liệt với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế ngày nay. Tương truyền để chuẩn bị cho trận Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã chọn nơi đây làm nơi chứa lương thảo, nơi đặt căn cứ bản doanh để quan sát và chỉ huy trận Bạch Đằng lịch sử. Ông đã chọn một vị trí thuận lợi để trực tiếp chỉ huy việc xây dựng bãi cọc, bố trí lực lượng, tổ chức trận địa mai phục sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lược Nam Hán.

potal-hai-phong-cum-di-tich-tu-luong-xam-can-cu-ban-doanh-cua-ngo-quyen-nam-938-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-7853364.jpg
Toàn cảnh Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một chiến công chói lọi, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, chấm dứt nền thống trị hơn ngàn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta.

Nơi đây vẫn còn vết tích của đường vành kiệu thuở ấy. Một trong những điều làm nên giá trị lịch sử của Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm bởi nơi đây lưu giữ các hiện vật xuyên suốt thời kỳ dài hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc bao gồm: 125 hiện vật, cổ vật và 25 đạo sắc phong niên đại từ năm 1522 đến 1924 của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ 3 chiếc cọc được cho là chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938.

potal-hai-phong-cum-di-tich-tu-luong-xam-can-cu-ban-doanh-cua-ngo-quyen-nam-938-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-7853360.jpg
Toàn cảnh Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 1986, Từ Lương Xâm được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đưa vào danh mục Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2022, Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào danh mục là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Từ Lương Xâm, Lễ hội Từ Lương Xâm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thành phố Hải Phòng, quận Hải An quan tâm triển khai lập quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích; thực hiện cắm mốc giới khu vực bảo vệ di tích trên thực địa; xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, tu bổ, tôn tạo di tích; triển khai Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản Lễ hội Từ Lương Xâm; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, khai quật khảo cổ làm sáng tỏ hơn nữa lịch sử của khu vực có di tích; tổ chức tuyên truyền sâu rộng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của di tích; giá trị tốt đẹp của Lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, góp phần xây dựng, bồi đắp niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước; trở thành điểm đến du lịch có sức thu hút đối với du khách trong và ngoài nước...

potal-hai-phong-cum-di-tich-tu-luong-xam-can-cu-ban-doanh-cua-ngo-quyen-nam-938-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-7853366.jpg
Ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Hoàng Ngọc

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Ngày 12/2, hàng ngàn người dân và du khách tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tham dự khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025.

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Ngày 12/2, tại khu vực thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều người dân đã tổ chức phiên chợ lá độc đáo, với hàng chục gian hàng ẩm thực chay phục vụ miễn phí. Phiên chợ diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng. Người dân và du khách tham gia phiên chợ chỉ cần sử dụng lá cây để mua hàng thay cho tiền.

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Hát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên từ bao đời nay. Đây không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, là nơi lưu giữ những truyền thuyết, phong tục tập quán truyền thống của địa phương. Trải qua những thăng trầm, hiện hát Đúm đang được nhiều câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên gìn giữ, phát triển.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Tối 10/2, tại di tích đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng đông đảo nhân dân tham dự.

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Tối 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), UBND tỉnh Thái Bình đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đền Trần 2025. Dự lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Thái Bình và hàng vạn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh Thái Bình.

Rộn ràng trẩy hội Lim

Rộn ràng trẩy hội Lim

Sáng 9/2, lễ hội Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã được khai hội và thu hút đông đảo du khách tham dự.

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Đứng trước nguy cơ bị mai một văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của dân tộc Xơ Đăng, Nghệ nhân Ưu tú A Thu (sinh năm 1976, trú thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) đã dành nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm các nguyên vật liệu để “hồi sinh” những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như Klong put, đàn đá… và đồng thời xây dựng một đội nghệ nhân trình diễn nhạc cụ.

Độc đáo những lễ hội Xuân

Độc đáo những lễ hội Xuân

Tối 7/2, lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 được UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về với Xứ Lạng, hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo này.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Hiện nay, tại các điểm di sản thiên nhiên của Bình Định được công nhận là di sản thiên nhiên cấp Quốc gia, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều du khách và người dân địa phương khi đến tham quan, du lịch chưa có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng du khách xả rác, ăn uống bừa bãi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của di sản. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đối với các di sản này vẫn chưa được các Sở, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ và đồng bộ.

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.