Độc đáo những lễ hội Xuân

Tối 7/2, lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 được UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về với Xứ Lạng, hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo này.

Lễ hội hoa Đào nhằm tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa được xem là biểu tượng của Xứ Lạng; giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, giá trị di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đến bạn bè trong nước và quốc tế...

potal-khai-mac-le-hoi-hoa-dao-xu-lang-7845724-1.jpg
Du khách trước vẻ đẹp của hoa đào xứ Lạng tại lễ hội. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên nhấn mạnh, với đặc trưng của khí hậu, thổ nhưỡng, đã từ lâu Xứ Lạng được coi là xứ sở của hoa Đào với rất nhiều giống Đào đẹp, độc đáo, quý hiếm mang vẻ đẹp rực rỡ riêng có. Hoa Đào Xứ Lạng không chỉ là biểu tượng của mùa Xuân mà còn là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; thể hiện sức sống mạnh mẽ, trường tồn, tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên.

potal-doc-dao-le-hoi-hoa-dao-xu-lang-7845717.jpg
Tiết mục văn nghệ tại lễ khai mạc Lễ hội hoa đào xứ Lạng. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng tổ chức hằng năm là một trong những sự kiện quan trọng, thực hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết giao thương, thúc đẩy hợp tác và hội nhập. Lễ hội kéo dài từ nay đến cuối tháng 2/2025 sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc gắn với các tour du lịch khám phá cảnh đẹp thiên nhiên và bản sắc văn hóa, con người các dân tộc Lạng Sơn.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, lễ hội hoa Đào có nhiều hoạt động độc đáo như: Tạo dựng không gian văn hóa ngày Xuân, tôn vinh vẻ đẹp của hoa Đào; triển lãm, giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá giá trị cây, hoa Đào và văn hóa Xứ Lạng; phát động phong trào trồng Đào, hoa và cây cảnh có giá trị kinh tế cao; tuyển chọn các vườn Đào kiểu mẫu, vườn Đào phục vụ khách du lịch tham quan, tôn vinh người trồng Đào…

Để xây dựng thương hiệu hoa Đào Xứ Lạng thu hút khách du lịch, năm 2018, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 2167/QĐ-UBND về việc triển khai Đề án “Bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức lễ hội hoa Đào Xứ Lạng”. Qua 7 năm tổ chức lễ hội hoa Đào, lượng du khách trong và ngoài nước tới Lạng Sơn dự hội và du Xuân vào mùa lễ hội tăng dần theo từng năm. Ước tính, trong thời gian diễn ra lễ hội hoa Đào năm 2024 (từ 26/1 - 9/3/2024), Lạng Sơn đã đón khoảng 1 triệu lượt khách. Con số này tăng gấp nhiều lần so với mùa lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2018.

potal-khai-mac-le-hoi-hoa-dao-xu-lang-7845721-1.jpg
Những cây đào đẹp của xứ Lạng được trưng bày giới thiệu với du khách gần xa. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Từ chỗ toàn tỉnh chỉ có khoảng 100 ha cây Đào vào năm 2018, đến năm 2025, con số này đã tăng gấp 7 lần. Nhiều địa phương trong tỉnh như: Xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn đã hình thành các khu vực trồng đào tập trung, khai thác, xây dựng các tour du lịch tham quan, trải nghiệm vườn Đào mang lại hiệu quả cao. Trung bình mỗi năm, các vườn Đào tại đây thu hút hàng nghìn lượt du khách.

Ngày 7/2, tại Bảo tàng tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc Hội báo Xuân 2025 và Triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới, phát triển”.

potal-khai-mac-hoi-bao-xuan-vinh-phuc-2025-7844564.jpg
Các đại biểu tham quan gian trưng bày của Cơ quan báo chí Trung ương thường trú ở Vĩnh Phúc tại Hội báo Xuân. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN

Ông Nguyễn Đình Bảng, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Hội báo xuân năm 2025 có sự đổi mới, sáng tạo, hấp dẫn khi kết hợp cùng Triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới, phát triển” và gắn kết với không gian Trưng bày “Văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc” tại Bảo tàng tỉnh. Qua đó, nhằm tôn vinh sự phát triển của báo chí, tinh thần đổi mới sáng tạo, nghị lực vươn lên mạnh mẽ, tinh thần cống hiến và tính trách nhiệm cao của báo chí cách mạng; giáo dục truyền thống, khích lệ niềm tự tôn, lòng tự hào về truyền thống 100 năm lịch sử báo chí cách mạng và khơi dậy khát vọng sáng tạo, đổi mới và cống hiến của đội ngũ nhà báo, hội viên.

potal-trien-lam-my-thuat-vinh-phuc-doi-moi-phat-trien-7845149.jpg
Các đại biểu tham quan triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới, phát triển”. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN

Hội báo Xuân Vĩnh Phúc 2025 cũng là cơ hội để báo giới và văn nghệ sĩ gặp gỡ, nắm bắt sâu sắc hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả, khán giả để có những tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật bám sát thực tiễn đời sống; từ đó tiếp tục thông tin đầy đủ, chính xác hơn nữa mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hội báo xuân Vĩnh Phúc 2025 và Triển lãm mỹ thuật có 7 gian trưng bày báo chí, truyền thông của Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc; Báo Vĩnh Phúc; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Hội Văn học nghệ thuật; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các báo Trung ương có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại Vĩnh Phúc. Các gian trưng bày năm nay có nhiều sáng tạo trong cách bài trí, tập hợp, giới thiệu, trưng bày các ấn phẩm báo chí, văn hóa, truyền thông số đầu năm mới 2025, số Tết Nguyên đán Ất Tỵ, báo chí Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các ấn phẩm trưng bày góp tạo nên bức tranh toàn cảnh về báo chí, truyền thông, văn hóa Vĩnh Phúc, không khí đón chào năm mới; ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, nhân dân anh hùng; tuyên truyền những thành tựu trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh và của đất nước. Tại các gian trưng bày, nhiều hoạt động được tổ chức để công chúng trải nghiệm quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, hội họa.

potal-trien-lam-my-thuat-vinh-phuc-doi-moi-phat-trien-7845162.jpg
Khách tham quan triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới, phát triển”. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN

Điểm nổi bật trong Hội báo xuân Vĩnh Phúc 2025 là không gian trưng bày các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc với chủ đề “Vĩnh Phúc đổi mới, phát triển” bao gồm 50 tác phẩm hội họa, điêu khắc của hội viên, văn nghệ sĩ Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc sáng tác trong thời gian gần đây. Qua đó, giới thiệu, quảng bá, lan tỏa một cách sinh động vẻ đẹp của vùng đất và con người Vĩnh Phúc, những thành tựu tiêu biểu trên hành trình hội nhập đổi mới, phát triển; công cuộc xây dựng nông thôn mới, cuộc sống mới của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong khuôn khổ Hội báo Xuân Vĩnh Phúc 2025 có tổ chức buổi Tọa đàm “Chuyển đổi số báo chí - Cơ hội và thách thức” nhằm tạo diễn đàn giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa những người làm báo và cơ quan báo chí.

potal-trien-lam-my-thuat-vinh-phuc-doi-moi-phat-trien-7845152.jpg
Một tác phẩm gốm nghệ thuật trưng bày tại triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới, phát triển”. Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN

Bên cạnh các gian báo chí, truyền thông, Hội báo Xuân Vĩnh Phúc 2025 và Triển lãm mỹ thuật còn có khu vực trình diễn thư pháp, tặng chữ ngày Xuân; gian trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm OCOP; khu trải nghiệm làm gốm dưới sự chỉ dẫn của các nghệ nhân đến từ Làng gốm Hương Canh (huyện Bình Xuyên).

Hội báo Xuân Vĩnh Phúc 2025 và Triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới, phát triển” diễn ra đến ngày 8/2. Sau khi kết thúc, các ấn phẩm sách, báo, tạp chí sẽ được tặng cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn, chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo.

Vũ Văn Đạt - Nguyễn Thảo

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Hiện nay, tại các điểm di sản thiên nhiên của Bình Định được công nhận là di sản thiên nhiên cấp Quốc gia, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều du khách và người dân địa phương khi đến tham quan, du lịch chưa có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng du khách xả rác, ăn uống bừa bãi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của di sản. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đối với các di sản này vẫn chưa được các Sở, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ và đồng bộ.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình về quy mô và một số lễ thức, có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Ngày 4/2, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ 27 năm 2025 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Lào Cai đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong những ngày đầu Xuân năm mới. Đến với vùng biên cương Tổ quốc, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm độc đáo khi tham dự các lễ hội Xuân, cùng đồng bào hòa mình vào không khí rộn ràng mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Lễ hội xuống đồng (Roóng Poọc) của người dân tộc Giáy ở xã Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát là một điểm nhấn văn hóa đã được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, hàm chứa ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc.

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, phản ánh không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết được phục dựng ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình.

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.