Lễ thượng cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú và Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ

Ngày 8/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh dẫn đầu đoàn công tác đã tham dự Lễ thượng cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú và phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.

potal-ha-giang-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-7846471.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh cùng đoàn công tác thực hiện nghi thức chào cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Ảnh: TTXVN phát

Dưới cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Lũng Cú - nơi địa đầu Tổ quốc, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh và các đại biểu đã cùng hát Quốc ca, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Cột cờ Quốc gia Lũng Cú là cột mốc đánh dấu điểm cực Bắc, biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước, ý chí kiên cường và khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam. Khi đứng ở nơi đây, mỗi người con đất Việt thêm một lần nhắc nhớ về công lao to lớn của các thế hệ cha ông đã gìn giữ từng tấc đất biên cương, để hôm nay đất nước thanh bình, vững bước trên con đường phát triển.

potal-ha-giang-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-7846469.jpg
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang tham gia Tết trồng cây với đồng bào các dân tộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Ảnh: TTXVN phát

Sau Lễ thượng cờ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh đã phát động Tết trồng cây tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Hưởng ứng lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và lời căn dặn của Người khi lên thăm Hà Giang năm 1961 “Phải chú ý hơn nữa bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng”, huyện Đồng Văn đã trồng gần 200 cây sa mộc và cây lê bản địa, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế rừng, gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên nơi miền đá nở hoa. Hoạt động này còn góp phần khẳng định trách nhiệm của thế hệ hôm nay với việc bảo vệ thiên nhiên, sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước.

Nhân dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Đồn Biên phòng Lũng Cú, biểu dương nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ trong bảo vệ chủ quyền biên giới, giữ gìn an ninh trật tự và chăm lo Tết cho nhân dân. Đồng thời nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao để hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

potal-ha-giang-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-7846470.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Ảnh: TTXVN phát

Là đơn vị quản lý, bảo vệ gần 27km đường biên với 26 cột mốc giới và Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, phụ trách địa bàn 2 xã biên giới là xã Ma Lé và xã Lũng Cú… đơn vị cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ biên cương, hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng vùng biên ngày càng vững mạnh.

Lễ thượng cờ đầu năm mới trên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú và những hàng cây xanh được trồng ở nơi cực Bắc cũng chính là lời cam kết quyết tâm hành động vì một Hà Giang phát triển xanh, bền vững, biên cương vững vàng trước mọi thử thách, để mùa xuân mãi rực rỡ ở nơi địa đầu Tổ quốc./.

Minh Tâm

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo những lễ hội Xuân

Độc đáo những lễ hội Xuân

Tối 7/2, lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 được UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về với Xứ Lạng, hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo này.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Hiện nay, tại các điểm di sản thiên nhiên của Bình Định được công nhận là di sản thiên nhiên cấp Quốc gia, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều du khách và người dân địa phương khi đến tham quan, du lịch chưa có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng du khách xả rác, ăn uống bừa bãi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của di sản. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đối với các di sản này vẫn chưa được các Sở, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ và đồng bộ.

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình về quy mô và một số lễ thức, có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Ngày 4/2, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ 27 năm 2025 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Lào Cai đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong những ngày đầu Xuân năm mới. Đến với vùng biên cương Tổ quốc, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm độc đáo khi tham dự các lễ hội Xuân, cùng đồng bào hòa mình vào không khí rộn ràng mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Lễ hội xuống đồng (Roóng Poọc) của người dân tộc Giáy ở xã Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát là một điểm nhấn văn hóa đã được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, hàm chứa ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc.

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.