Hà Giang - Điểm đến hấp dẫn của du khách trong những ngày đầu Xuân

Mùa Xuân về, mang theo không khí tươi vui rộn ràng, cũng là lúc Hà Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đón Tết ở một vùng đất khác biệt, độc đáo. Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về Hà Giang để tận hưởng không gian thanh bình, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi non biên cương và tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây.

trongchinhanhdao-01.jpg
Nhìn từ chân cột cờ Lũng Cú, sắc hồng của mai anh đào rợp một góc trời và trở nên lung linh cùng lá cờ Tổ quốc trong những ngày nắng nơi địa đầu đất nước. Ảnh: Trọng Chính

Một trong những điều khiến Hà Giang trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong dịp đầu Xuân là sự kết hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành và những nét văn hóa độc đáo. Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh nổi tiếng như đèo Mã Pí Lèng, dòng Nho Quế, hay núi đôi Quản Bạ mà còn có cơ hội trải nghiệm những phong tục, lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Tiêu biểu như lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, lễ Cấp sắc của dân tộc Dao, hay được chiêm ngưỡng các điệu múa khèn của người Mông, cùng bà con trải nghiệm hoạt động “cày trên nương đá” trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

potal-ha-giang-diem-den-hap-dan-cua-du-khach-trong-nhung-ngay-dau-xuan-7834425.jpg
Các điểm du lịch nổi tiếng trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) thu hút đông đảo du khách trong ngày đầu xuân. Ảnh: TTXVN phát

Ngoài việc khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa, du khách đến Hà Giang trong dịp Tết còn được trải nghiệm không khí ấm áp, thân thiện của bà con nơi đây. Dù là lần đầu tiên hay đã nhiều lần ghé thăm, khách du lịch đều cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trong chất lượng dịch vụ, đồng thời vẫn giữ được những giá trị truyền thống đặc trưng của địa phương. Chính sự chân thành, mến khách của người dân nơi đây đã khiến nhiều du khách cảm thấy gắn bó và mong muốn quay lại.

Anh Nguyễn Đức Anh, một du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Hà Giang có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và tuyệt đẹp, con người ở đây rất hiếu khách. Tôi may mắn được vài lần đến Hà Giang. Xong mỗi lần trở lại, tôi đều cảm nhận được sự thay đổi tích cực, dịch vụ ngày càng chất lượng hơn, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống độc đáo của địa phương”.

trongchinhphienchocaonguyen-02.jpg
Khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, chợ phiên Mèo Vạc là nơi rực rỡ sắc màu, nhất là các gian hàng bán quần áo. Ảnh: Trọng Chính

Còn chị Maria Gonzales, một du khách đến từ Tây Ban Nha, cũng không giấu được sự thích thú khi nói về chuyến thăm Hà Giang: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Hà Giang. Tôi thật sự ấn tượng với cảnh sắc hoang sơ và vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất này. Đặc biệt, tôi rất yêu thích mảnh đất này, thích cách mà người dân nơi đây gìn giữ văn hóa dân tộc mình, những món ăn truyền thống cũng rất hấp dẫn. Tôi sẽ cùng gia đình, bạn bè, người thân quay trở lại vào một dịp gần nhất để khám phá thêm”.

Mặc dù du lịch Hà Giang đã trở thành một điểm đến “hot” trong những năm gần đây, song địa phương vẫn giữ vững cam kết phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt, trong năm 2024, Hà Giang tiếp tục tập trung vào du lịch cộng đồng, với mục tiêu bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa. Các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, không chỉ mang lại thu nhập cho người dân mà còn giúp du khách có những trải nghiệm chân thực, sâu sắc về cuộc sống của đồng bào dân tộc.

Một trong những điểm đặc biệt trong chiến lược phát triển du lịch của Hà Giang là cam kết không tăng giá vào dịp lễ Tết và “nói không với chặt chém”. Điều này đã tạo dựng được niềm tin đối với du khách, khiến họ luôn cảm thấy thoải mái và an tâm khi đến thăm mảnh đất này. Cùng với đó, các tour du lịch mới, những sản phẩm du lịch mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa đã giúp du khách có những trải nghiệm độc đáo, khác biệt và ấn tượng.

Chính những yếu tố này đã giúp Hà Giang không chỉ thu hút lượng khách lớn mà còn giữ chân được nhiều du khách quay lại, tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch địa phương. Với những chiến lược bài bản và tâm huyết, Hà Giang chắc chắn sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là trong những ngày đầu Xuân, khi thiên nhiên tươi đẹp và không khí Xuân ngập tràn khắp đất trời.

trongchinhmuacaonguyen-02.jpg
Hoa đào nở rực rỡ trên nền đá hùng vỹ của vùng cao nguyênđá ở thôn Pả Vi, Mèo Vạc. Ảnh: Trọng Chính

Năm 2024, Hà Giang đã đón nhận 3,2 triệu lượt khách, đạt doanh thu 8.150 tỷ đồng, trong đó lượng khách quốc tế đến từ 186 quốc gia và lãnh thổ, với các quốc gia đông đảo nhất là Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Khách nội địa cũng rất phong phú, đến từ hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

Hiện, Hà Giang có 26 doanh nghiệp lữ hành, trên 1.000 cơ sở lưu trú và 229 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hoạt động, bảo đảm chất lượng dịch vụ cho du khách. Hạ tầng du lịch của Hà Giang đã được nâng cấp và vận hành hiệu quả. Đặc biệt, Hà Giang liên tục được các tổ chức quốc tế và tạp chí uy tín vinh danh là điểm đến lý tưởng. Tiêu biểu như tờ The New York Times (Mỹ) đã xếp Hà Giang vào danh sách các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, trong khi tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) công nhận Hà Giang là “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á” năm 2024…

Bà Vương Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2025 và những năm tiếp theo, tỉnh sẽ nghiên cứu, hoạch định và tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy du lịch tăng trưởng xanh, bền vững. Việc phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả. Tỉnh xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc. Đồng thời, tập trung cao nhất mục tiêu hoàn thành xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Khu du lịch quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Giang phấn đấu sẽ đón khoảng 3,5 triệu lượt du khách trong năm 2025.

potal-ha-giang-diem-den-hap-dan-cua-du-khach-trong-nhung-ngay-dau-xuan-7834424.jpg
Các điểm du lịch nổi tiếng trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) thu hút đông đảo du khách trong ngày đầu xuân. Ảnh: TTXVN phát

Hà Giang đang tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, từ giao thông đến các dịch vụ du lịch, để phục vụ du khách một cách tốt nhất. Đặc biệt, việc phát triển các làng du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp sạch, đã giúp Hà Giang khẳng định được vị thế trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Những thành tựu đạt được và chiến lược phát triển bền vững, Hà Giang chắc chắn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà còn với du khách quốc tế.

Với những nét đẹp tự nhiên nguyên sơ, không khí trong lành và những giá trị văn hóa đặc sắc, Hà Giang đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lòng du khách, trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vẻ đẹp của Việt Nam.

Minh Tâm

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quảng trường Lâm Viên trưa mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ảnh: baolamdong.vn

Đà Lạt tấp nập khách du Xuân ngày mùng 3 Tết

Ngày 31/1 (mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách tấp nập đổ về tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy lượng du khách tăng cao nhưng vẫn không xảy ra tình trạng “cháy” phòng khách sạn hay quá tải các dịch vụ du lịch.

Cà đắng đùm lá chuối - món ăn dân dã của người Jrai

Cà đắng đùm lá chuối - món ăn dân dã của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai - dân tộc thiểu số đông nhất tại tỉnh Gia Lai, luôn mang đậm dấu ấn độc đáo với những món ăn dân dã nhưng đậm chất văn hóa truyền thống. Trong số đó, món cà đắng, lòng gà đùm lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo, gắn kết với thiên nhiên, là món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày và các dịp lễ Tết.

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Những cánh hoa anh đào đang khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về. Cùng với hoa mơ, hoa mận bung nở trắng khắp các cánh rừng, sắc hoa anh đào rực rỡ dưới ánh nắng nhẹ của mùa Xuân giúp Mộc Châu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương.

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mũi Né (Bình Thuận) tiếp tục lọt top 10 điểm đến trong và ngoài nước được khách Việt yêu thích nhất do nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com công bố dựa vào lượt tìm kiếm. Điều này cho thấy “sức hút” của điểm đến Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cùng với đó, chuỗi hoạt động du lịch sôi động trong dịp Tết năm nay cùng với sự ra đời của Phố ẩm thực đêm Phan Thiết… là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm mới; tạo sinh khí mới để ngành du lịch bứt phá.

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

"Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội du lịch và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa" nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa và quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Đồng Tháp: Khai mạc Đường hoa xuân Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1, UBND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khai mạc Đường hoa xuân thành phố Cao Lãnh Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sen Hồng bứt phá - Vươn tới tương lai”. Đường hoa xuân được bố trí theo con đường Lý Thường Kiệt, Phường 1, với chiều dài hơn 500 m.

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh thông tin, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2025 tại Malaysia mới đây, Việt Nam có 17 đơn vị được trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 ở 4 hạng mục. Trong đó, điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được nhận giải thưởng ở hạng mục Du lịch cộng đồng ASEAN - CBT ASEAN.

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tây Ninh rộn ràng khai mạc chợ hoa xuân với trên nửa triệu cây cảnh

Tối 22/1, tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sắc Xuân trên thành phố Tây Ninh” đã được khai mạc với hơn 300 gian hàng. Trên 500.000 cây cảnh các loại như: Hoa đào, hoa mai, hoa giấy, cúc, vạn thọ, quất, trang và bon sai… được các nhà vườn trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa về phục vụ nhu cầu mua sắm và trưng bày của người nhân dân trong dịp Tết.

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Mai Anh Đào “nhuộm hồng” Măng Đen

Những ngày giữa tháng Chạp âm lịch (giữa tháng 1/2025), hoa Mai Anh Đào tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu nở rộ. Mùa hoa năm nay được đánh giá là khá đẹp so với những năm gần đây, hoa nở đều, bông lớn, giúp thị trấn Măng Đen “khoác” lên mình một màu áo mới. Tiết trời se lạnh, chỉ khoảng 14 độ C, cùng với sương mù vào sáng sớm, có nắng nhẹ vào buổi trưa giúp du khách tự do, thoải mái ngắm nhìn những cành hoa rực rỡ.

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk kích cầu du lịch nội địa

Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn tài nguyên phong phú cùng sự đa dạng trong văn hóa của 49 dân tộc, truyền thống cách mạng hào hùng… đã tạo ra nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên cạnh khai thác các tiềm năng, lợi thế, ngành Du lịch Đắk Lắk cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tích cực đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng bá và liên kết phát triển du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Qua đó, góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch.

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Phát triển du lịch phù hợp với xu thế hiện đại

Ngày 15/1, UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối với hơn 60 đơn vị là các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố.

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025

Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Độc đáo "vương quốc rắn" ở miền Tây

Trại rắn Đồng Tâm (hay Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang không chỉ nổi tiếng là một bảo tàng rắn phong phú mà còn là một khu du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Du lịch Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản"

Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Chung tay ”níu chân” du khách

Thực tế, xuất phát từ nhiều điều kiện liên quan đặc thù quy trình sản xuất, cơ sở hạ tầng, không phải làng nghề hay nghề truyền thống nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Song du lịch làng nghề vẫn một trong những nhóm sản phẩm du lịch quan trọng, làm nên giá trị đặc sắc cho điểm đến. Hiện nay, phát triển du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống ở nhiều địa phương đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay từ cộng đồng người dân làng nghề, các cấp, ngành chức năng, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm làng nghề cũng như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Điểm đến du lịch làng nghề truyền thống: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa

Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.