Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).
Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.
Ngày 11/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng năm 2025.
Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.
Mùa Xuân về, mang theo không khí tươi vui rộn ràng, cũng là lúc Hà Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đón Tết ở một vùng đất khác biệt, độc đáo. Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về Hà Giang để tận hưởng không gian thanh bình, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi non biên cương và tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây.
Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.
Những năm qua, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã chú trọng thu hút đầu tư, triển khai các dự án phát triển du lịch, thương mại. Đến nay, huyện đã có nhiều dự án đầu tư về du lịch, thương mại được quyết định chủ trương đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với cảnh quan hùng vĩ, khí hậu trong lành, nhiều bản làng vẫn giữ được nét nguyên sơ, mái nhà sàn độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa. Mai Châu đang từng bước khẳng định trở thành điểm đến du lịch “Hấp dẫn - thân thiện - an toàn" đối với du khách trong và ngoài nước.
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất cả nước với 212.915 ha. Dự kiến, sản lượng cà phê niên vụ 2023-2024 đạt trên 570.000 tấn. Tỉnh đang thực hiện lộ trình xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu trên, trước hết cần tiếp tục khẳng định vị thế của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; trong đó, các dòng cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản sẽ góp phần định vị thương hiệu và đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.
Ngày 22/12, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì Hội nghị sơ kết Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển Du lịch vùng Đông Nam Bộ năm 2023.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn một kết quả khảo sát mới công bố cho thấy Việt Nam là điểm đến du lịch nước ngoài được yêu thích trong dịp lễ Trung Thu (Chuseok) năm nay đối với người Hàn Quốc.
Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, sở hữu những danh lam thắng cảnh hấp dẫn cùng sự thân thiện, mến khách, Ninh Bình vừa được chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel (Canada) đề xuất là một trong 10 điểm đến nghỉ dưỡng dành cho gia đình tuyệt vời nhất thế giới năm 2023.
Ngày 19/4, Hội nghị kích cầu du lịch năm 2023 với thông điệp "Hòa Bình - Điểm đến du lịch xanh - Trải nghiệm trọn vẹn" đã được UBND tỉnh tổ chức tại huyện Lương Sơn.
Mộc Châu (Sơn La) là điểm đến có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ, các danh lam thắng cảnh như: Hang Dơi, Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, Khu hồ sinh thái rừng thông Bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, đồng cỏ chăn nuôi bò sữa. Cùng với đó là văn hóa đa dạng, phong tục tập quán và lễ hội đặc sắc; ẩm thực độc đáo với hương vị riêng; hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa được trùng tu, tôn tạo, không ngừng phát huy giá trị…
Nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, từ ngày 10 - 14/3, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, thu hút sự tham gia của đông đảo đồng bào các dân tộc và du khách gần xa…
Nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh du lịch Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Chương trình sự kiện ''Cà Mau - Điểm đến 2023''. Tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung công tác chuẩn bị điều kiện, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công các sự kiện lớn về lĩnh vực du lịch theo hướng đảm bảo an toàn, chuyên nghiệp, tiết kiệm và hiệu quả.
Ngày 27/3, tọa đàm "Xu hướng du lịch Việt Nam 2021" đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện do Outbox Consulting - công ty chuyên cung cấp các giải pháp nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu cho ngành du lịch, khách sạn tại Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Phóng viên Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị tổ chức.
Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và kiểm soát được dịch bệnh nên dự báo từ năm 2021 sẽ thu hút cả khách nội địa và khách quốc tế tăng hơn (các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam tăng). Mặc dù vậy, doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc thị trường, khách hàng và chuyển đổi toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tình hình mới, khi nhu cầu và thói quen tiêu dùng, du lịch của người dân đã có thay đổi.
Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, xã hội lớn có vị trí và vai trò rất quan trọng, là đầu tàu, đô thị hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở điểm giao nối giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành cửa ngõ giao thương, là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy, nâng tầm du lịch nội địa.
Dù đã có nhiều biện pháp được thực hiện nhằm hỗ trợ hoạt động du lịch trở lại an toàn, nhưng trên thực tế tác động của dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng thị trường vẫn chưa kết thúc. Để tồn tại, phát triển bền vững, ngành du lịch phải nhanh chóng đưa ra những chiến lược, bước đi phù hợp với xu hướng mới của thị trường và sự thay đổi nhu cầu của du khách. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp bước vào giai đoạn mới với những giải pháp, cơ chế, chính sách tạo động lực thúc đẩy sự chuyển động của thị trường du lịch nội địa, nhất là du lịch tại chỗ.
Thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, khẳng định điểm đến an toàn, phát triển sản phẩm mới là những giải pháp đang được ngành du lịch các địa phương khu vực Nam bộ cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nỗ lực thực hiện để thu hút du khách trở lại, tạo đà cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Nhằm đa dạng sản phẩm du lịch nội địa, mang đến cho du khách những trải nghiệm không khí Tết cổ truyền thật rõ nét, nhiều công ty dịch vụ du lịch, các điểm đến ở các địa phương Nam Bộ đã thiết kế và khai thác chùm tour, tuyến du lịch ngay trong dịp giáp Tết với hành trình phù hợp nhiều đối tượng du khách.
Bảo tàng là một thiết chế văn hóa quan trọng, nơi lưu giữ các tư liệu hiện vật có giá trị, góp phần tích cực bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, cơ sở vật chất cũ kỹ, thiếu trang thiết bị chuyên dụng, nguồn nhân lực èo uột, các dự án đầu tư cải tạo, tu bổ vẫn còn dang dở... đang là thực trạng chung mà các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh phải gồng gánh.
Nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh cho những tháng cuối năm 2020, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch tổ chức những chuyến tham quan, du lịch kết hợp khen thưởng, thi đua, hội nghị, hội thảo, họp mặt khách hàng... Đây là tín hiệu khả quan cho ngành "công nghiệp không khói" của Thành phố Hồ Chí Minh giữa bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức sau khi đại dịch được kiểm soát. Đặc biệt, dự báo được xu hướng này, các doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch đã và đang từng bước vào cuộc tái khởi động mạnh mẽ thị du lịch gắn với thương mại, dịch vụ.
Cùng với sự đồng hành của chính quyền địa phương, nhiều tỉnh, thành, cộng đồng doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành tại khu vực phía Nam đang tích cực hưởng ứng những chương trình kích cầu thị trường du lịch nội địa. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đầu ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần chia sẻ giải pháp phát triển ngành Du lịch theo xu hướng thị trường và đảm bảo đáp ứng thị hiếu của khách du lịch.
Khai thác hiệu quả thị trường hơn 100 triệu dân đòi hỏi những "đầu tàu" thúc đẩy du lịch nội địa, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang từng bước khẳng định vai trò liên kết, xúc tiến du lịch với nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Với những chương trình hành động này, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần khoác lên "chiếc áo mới" cho ngành Du lịch tại khu vực phía Nam, mà còn tạo "làn gió mới" cho thị trường du lịch cả nước, mang đến cho người dân cơ hội khám phá vẻ đẹp của mọi miền đất nước bằng những tuyến tour, sản phẩm, dịch vụ chất lượng, tiện ích và ưu đãi hơn bao giờ hết.
Cùng với việc thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến COVID-19, các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng nỗ lực cải tiến, đổi mới sản phẩm tại các điểm đến, thiết kế tour đến những vùng an toàn, có nhiều lợi thế về điều kiện khí hậu, chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đưa ra những chương trình kích cầu phù hợp nhằm thu hút du khách trở lại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp nhiều thách thức, khó khăn như nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao còn thiếu, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở lưu trú trên địa bàn cũng còn một số bất cập... Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng, các địa phương có giải pháp vừa kịp thời, vừa căn cơ để du lịch thành phố tiếp tục là điểm đến có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang có nhiều giải pháp nắm bắt cơ hội, xác định mục tiêu, lộ trình thực hiện để đạt hiệu quả cao trong công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến, đặc biệt là tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch thành phố.
Chín tháng năm 2019, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả ấn tượng. Lượng khách quốc tế đến thành phố đạt trên 6,2 triệu lượt, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu từ du lịch của thành phố tăng 4% so cùng kỳ năm 2018.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay ngay sau hai ngày nghỉ cuối tuần nên các khu vui chơi, giải trí tại Thành phố Hồ Chí Minh như công viên văn hóa, khu du lịch, trung tâm vui chơi thu hút đông đảo người dân và du khách.