Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

potal-tung-bung-khong-khi-le-hoi-long-tong-ha-giang-7852157.jpg
Nghi thức cúng tế tại Lễ hội Lồng Tồng ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN.

Trải dài từ huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê đến thành phố Hà Giang, Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng) được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng, thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương. Không chỉ là dịp để cầu mong điều tốt đẹp, Lễ hội còn là không gian văn hóa đặc sắc, nơi người dân thể hiện lòng biết ơn với thần linh, trời đất, đồng thời gắn kết cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống.

potal-tung-bung-khong-khi-le-hoi-long-tong-ha-giang-7852145.jpg
Lễ cúng các chư thần ở Lễ hội Lồng Tồng ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Dân tộc Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam với khoảng 1,6 triệu người, chủ yếu sống tại các tỉnh miền núi phía Đông Bắc. Theo Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, tính đến ngày 31/12/2023, tỉnh có 205.773 người dân tộc Tày, chiếm hơn 20% dân số toàn tỉnh. Trải qua thời gian, đồng bào Tày vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc nơi đây.

Tại huyện Bắc Quang, Lễ hội năm nay diễn ra tưng bừng với các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa như lễ tạ ơn trời đất, cúng Thành hoàng, Thần Nông. Bà Hoàng Thị Kết, một người dân tham gia lễ hội, chia sẻ: "Mỗi năm đến hội, ai cũng háo hức, mong được tung còn trúng vòng để cả năm may mắn, mùa màng tốt tươi".

potal-tung-bung-khong-khi-le-hoi-long-tong-ha-giang-7852158.jpg
Người dân xuống ruộng thi cấy lúa ở Lễ hội Lồng Tồng ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Trong khuôn khổ Lễ hội tại xã Xuân Giang (huyện Quang Bình), Đại hội Thể dục Thể thao huyện Quang Bình lần thứ IV cũng được tổ chức, tạo nên bầu không khí sôi động, rộn ràng sắc xuân. Sự kiện không chỉ khuyến khích phong trào rèn luyện sức khỏe, mà còn thắt chặt tình đoàn kết, tạo môi trường giao lưu gắn kết giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội thu hút hơn 400 vận động viên tranh tài ở 7 môn thi đấu hấp dẫn như bóng đá, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo… góp phần làm nên không khí hội Xuân rộn ràng và hào hứng.

Nằm cách trung tâm tỉnh lỵ gần 60 km, Lễ hội Lồng Tồng tại huyện Bắc Mê năm nay diễn ra tại thôn Nà Nèn (thị trấn Yên Phú) với phần lễ trang trọng do thầy cúng thực hiện để cầu mong thần linh phù hộ. Sau phần lễ, hội tung còn sôi nổi thu hút cả người già lẫn trẻ nhỏ tham gia. Anh Nông Thái Sơn, dân tộc Tày - một thanh niên địa phương, phấn khởi nói: "Tung còn không chỉ là trò chơi mà còn là phong tục lâu đời của dân tộc Tày. Ai ném trúng vòng sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới".

potal-tung-bung-khong-khi-le-hoi-long-tong-ha-giang-7852153.jpg
Người dân háo hức tham gia các trò chơi dân gian ở Lễ hội Lồng Tồng ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, Lễ hội Lồng Tồng còn là dịp để người dân địa phương gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều tiết mục hát then, đàn tính, múa xòe rộn ràng đã góp phần làm nên không khí hội Xuân vui tươi, phấn khởi. Tại xã Phương Độ (thành phố Hà Giang), Lễ hội năm nay còn đặc biệt hơn khi kết hợp với công bố Giải thưởng ASEAN Homestay Standard Award 2025 - 2027. Việc được nhận giải thưởng Homestay Asean là vinh dự thôn Tha, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang). Đồng thời, là dịp để quảng bá thương hiệu du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang, nâng cao hiệu quả xúc tiến và phát triển thương hiệu du lịch Hà Giang, điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á.

Trong khi đó, tại xã Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên), bên cạnh các nghi lễ truyền thống, người dân còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như kéo co, thi cấy, nhảy bao bố… Chị Lành Thị Thêu, một nghệ nhân hát then, chia sẻ: “Tôi rất vui khi thấy lớp trẻ vẫn hào hứng với các làn điệu then cổ. Đó là dấu hiệu tốt để văn hóa Tày được gìn giữ lâu dài”.

potal-tung-bung-khong-khi-le-hoi-long-tong-ha-giang-7852160.jpg
Người dân háo hức tham gia các trò chơi dân gian ở Lễ hội Lồng Tồng ở xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN.

Lễ hội Lồng Tồng không chỉ là sự kiện văn hóa mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của đồng bào dân tộc Tày. Những nghi thức cúng lễ, những trò chơi truyền thống hay những bữa cơm sum vầy đều mang đậm dấu ấn của một nền văn hóa lâu đời, gắn bó chặt chẽ với đời sống nông nghiệp.

Cụ Hoàng Văn Chung, một bậc cao niên ở xã Xuân Giang (huyện Bắc Quang) tự hào nói: “Từ nhỏ tôi đã theo cha mẹ đi Lễ hội Lồng Tồng. Nay dù tuổi đã cao, tôi vẫn cố gắng tham dự để truyền lại cho con cháu những nét đẹp của tổ tiên, của truyền thống dân tộc”.

215343-potal-le-hoi-long-tong-cua-nguoi-tay-ha-giang-7840611.jpg
Biểu diễn văn nghệ tại Lễ hội. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Với những giá trị đặc sắc, Lễ hội Lồng Tồng không chỉ là một ngày hội vui xuân mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người với thiên nhiên, giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Mỗi mùa xuân về, người dân Hà Giang lại náo nức trẩy hội, tiếp nối dòng chảy văn hóa và gìn giữ bản sắc dân tộc Tày nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Minh Tâm

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Hát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên từ bao đời nay. Đây không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, là nơi lưu giữ những truyền thuyết, phong tục tập quán truyền thống của địa phương. Trải qua những thăng trầm, hiện hát Đúm đang được nhiều câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên gìn giữ, phát triển.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Tối 10/2, tại di tích đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng đông đảo nhân dân tham dự.

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Tối 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), UBND tỉnh Thái Bình đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đền Trần 2025. Dự lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Thái Bình và hàng vạn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh Thái Bình.

Rộn ràng trẩy hội Lim

Rộn ràng trẩy hội Lim

Sáng 9/2, lễ hội Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã được khai hội và thu hút đông đảo du khách tham dự.

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Đứng trước nguy cơ bị mai một văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của dân tộc Xơ Đăng, Nghệ nhân Ưu tú A Thu (sinh năm 1976, trú thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) đã dành nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm các nguyên vật liệu để “hồi sinh” những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như Klong put, đàn đá… và đồng thời xây dựng một đội nghệ nhân trình diễn nhạc cụ.

Độc đáo những lễ hội Xuân

Độc đáo những lễ hội Xuân

Tối 7/2, lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 được UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về với Xứ Lạng, hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo này.

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Hiện nay, tại các điểm di sản thiên nhiên của Bình Định được công nhận là di sản thiên nhiên cấp Quốc gia, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều du khách và người dân địa phương khi đến tham quan, du lịch chưa có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng du khách xả rác, ăn uống bừa bãi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của di sản. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đối với các di sản này vẫn chưa được các Sở, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ và đồng bộ.

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình về quy mô và một số lễ thức, có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Ngày 4/2, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ 27 năm 2025 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.