Ngày 7/3, triển lãm "Nguồn cội" - triển lãm hồi cố đầu tiên của nghệ sỹ Tô Bích Hải khai mạc tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36, Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng và Lân Tinh Foundation tổ chức.
Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Sáng 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ) huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Với những thành tích nổi bật trong công tác và hoạt động Đoàn, Hội, giảng viên Tô Lan Anh (dân tộc Tày, sinh năm 1990), Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương là một trong 99 "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV năm 2024.
Ngày 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024.
Ngay từ những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã chuẩn bị các nghi thức để đón rằm. Rằm tháng 7 đối với đồng bào vùng cao được coi là cái Tết lớn chỉ sau Tết Nguyên đán. Trong dịp này, những tín ngưỡng thờ cúng dân gian cùng phong tục, tập quán giàu bản sắc của mỗi tộc người được thể hiện rõ nét; bên cạnh sự tương đồng còn có những nét riêng, độc đáo.
Chiều 2/3, tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các Câu lạc bộ hát sli, lượn trên địa bàn tỉnh tổ chức Hội hát then, sli, lượn dân tộc Tày, Nùng. Đây là hoạt động ý nghĩa, nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng trong đời sống của đồng bào các dân tộc xứ Lạng, góp phần bảo tồn, gìn giữ loại hình nghệ thuật này.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bà con đồng bào dân tộc Tày đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ hội Nàng Hai, một trong những văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc mình.
Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, Hội Ná Nhèm (Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK Định Hóa, UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ hội Lồng tồng Xuân Giáp Thìn với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây là lễ hội xuống đồng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng của tỉnh Thái Nguyên mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Sáng 17/2, trời có mưa phùn đầu xuân Giáp Thìn nhưng hàng vạn đồng bào các dân tộc và du khách đã nô nức kéo về trung tâm huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang), tham dự Lễ hội Lồng Tông – ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày. Lễ hội năm nay có chủ đề: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Chiều 15/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu.
Ngày 26/9, tại khuôn viên tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ và Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Lễ hội Háng Pỉnh năm 2023. Lễ hội nhằm tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu, thể hiện sự đoàn kết, là nét đẹp văn hóa độc đáo, nếp sinh hoạt mang tính cộng đồng, qua đó góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Xứ Lạng.
Mô hình nuôi dúi của gia đình bà Ma Thị Thanh, dân tộc Tày, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư Khau Tàm, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra nhiều triển vọng để phát triển và nhân rộng mô hình.
Ngày 15/6, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh (15/6/1933 - 15/6/2023) và công bố Kết luận của Bộ Chính trị công nhận đồng chí Lương Văn Tri (dân tộc Tày) là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam.
Tối 8/6, tại Huyen Art House, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh diễn ra triển lãm tranh “Những linh hồn ẩn giấu” của họa sỹ nhí Hoàng Nhật Quang, dân tộc Tày. Triển lãm do báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) tổ chức.
Chiều 31/5, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), một cuộc triển lãm nhỏ về những tác phẩm tiêu biểu năm nay đã diễn ra trước giờ khai mạc. Tại đó, nhiều khán giả thích thú trước những bức tranh khổ lớn của họa sĩ nhí Hoàng Nhật Quang (11 tuổi) - một phát hiện quan trọng của mùa giải lần này.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tháng 4 "Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam", ngày 9/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Tày đến từ tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức nghi thức cúng Then cầu an theo truyền thống của bà con.
Để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm qua, Đoàn Thanh niên huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xây dựng nhiều mô hình, hoạt động phong phú, đa dạng thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia như: Biểu diễn văn nghệ tại phố đi bộ, các chương trình âm nhạc đường phố; mở lớp dạy hát Soóng Cọ (dân tộc Sán Chỉ) và hát Then (dân tộc Tày) cùng các trò chơi tập thể... Qua đó, góp phần việc giữ gìn, phát huy các giá trị bản sắc dân tộc và của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, đồng thời thu hút nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Ngày 22/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học về bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức 7 chương trình năm 2022 tại Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An nhằm hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.
Sau 18 năm chuyển đến nơi ở mới tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, các hộ dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang đã ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần tích cực để xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022, ngày 16/4/2022 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Tày đến từ tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tái hiện Lễ cầu an, cầu phúc đặc sắc của dân tộc mình.
Được mệnh danh là người đứng một chân lâu nhất Việt Nam, bởi 10 năm nay, dù mất một bên chân do tai nạn nhưng chưa ngày nào Bế Thị Băng ngồi xe lăn. Tuy chỉ có một chân nhưng Băng có thể đi, đứng, nhảy múa… Đằng sau đó là cả một câu chuyện dài về nghị lực phi thường của người phụ nữ dân tộc Tày. Nhiều điều thú vị và những câu chuyện truyền cảm hứng của Hoa khôi "Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết" – Bế Thị Băng sẽ được bật mí trong Trạm yêu thương chủ đề "Bước chân không nghỉ" lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy ngày 19/02 trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành Quyết định số 2754/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
Luôn nhiệt tình, tận tâm với công việc, nhiều năm qua, đảng viên Triệu Thị Phòng, dân tộc Tày, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã trở thành tấm gương sáng cho đồng bào các dân tộc trong vùng noi theo.
Nằm trong chuỗi các sự kiện, hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc của các dân tộc vùng cao Bình Liêu, ngày 24/4, tại Quảng trường 25/12, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), Ngày hội Văn hóa-thể thao các dân tộc Bình Liêu đã chính thức khai mạc.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện âm nhạc công nghệ cao, sự bùng nổ của các dòng nhạc hiện đại khiến cho nghệ thuật truyền thống ngày càng bị lấn át và có nguy cơ mai một. Giữa dòng xu thế đó, tại thành phố nhỏ biên cương Cao Bằng, nữ nghệ sỹ tuổi đời thất thập Hoàng Kim Tuế vẫn âm thầm, miệt mài đem hết tâm hồn, trí tuệ và tình yêu nghệ thuật hát Then, đàn Tính truyền lại cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn, khôi phục và phát triển loại hình dân ca đặc sắc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Múa sư tử mèo là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, thể hiện sinh động và hấp dẫn về tư tưởng, tình cảm và khát vọng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Lạng Sơn.