Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Lồng tồng và Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 được khai mạc tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK Định Hóa, UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ hội Lồng tồng Xuân Giáp Thìn với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây là lễ hội xuống đồng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng của tỉnh Thái Nguyên mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Ngày 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng, năm Giáp Thìn 2024), tại xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, nơi có đông đồng bào Tày, Nùng sinh sống, Trung tâm Văn hóa, Thông tin huyện phối hợp cùng UBND xã An Nhơn tổ chức Lễ hội Lồng Tồng. Hàng ngàn đồng bào các dân tộc nơi đây nô nức đi trẩy hội.
Ngày 31/1, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, đã tổ chức khai mạc Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) Ba Bể, xuân Quý Mão 2023. Đây là một trong những lễ hội Lồng Tồng truyền thống dịp Xuân về có quy mô lớn bậc nhất ở khu vực miền núi phía Bắc. Sau hai năm gián đoạn vì dịch COVID-19, năm nay Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể lại được tổ chức và có thêm nhiều hoạt động mới gắn với việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch.
Ngày 31/1, tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện đã khai mạc lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa - Xuân Quý Mão. Đây là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Tày ở vùng Việt Bắc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Ngày 15/2 (tức Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022), tại thôn Làng Nùng, UBND xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ dâng hương chùa Sùng Khánh và Lễ hội Lồng tồng Xuân Nhâm Dần 2022.
Hàng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán cũng là lúc những cây đào, cây mận, cây lê bung hoa khoe sắc. Trên khắp các bản làng của người dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô lức tổ chức Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội xuống đồng).
Ngày 19/2 (tức Rằm tháng Giêng), Lễ dâng hương chùa Sùng Khánh và Lễ hội Lồng Tồng (Lồng Tông) của đồng bào dân tộc Tày - Nùng đã diễn ra tại thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Trong cái lạnh dưới 20 độ C, hàng trăm người vẫn vui vẻ lội xuống ao dầm bùn để bắt cá, đã khiến cho Lễ hội bắt cá bằng tay không tại xã Năng Khả, huyện Na Hang (Tuyên Quang) trở thành lễ hội dân gian có một không hai.
Ngày 14/2 (mùng Mười tháng Giêng), người dân chiến khu cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên nô nức về khu vực đèo De thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa để tham dự Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội xuống đồng đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao…tại tỉnh Thái Nguyên với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên Lễ hội nhảy lửa dần bị mai một. Để khôi phục lễ hội truyền thống ý nghĩa này, những năm gần đây nhiều địa phương ở Tuyên Quang đã đưa Lễ hội nhảy lửa của người Dao Đỏ vào khuôn khổ Lễ hội Lồng tồng thường được tổ chức dịp đầu năm mới. Lễ hội này được khôi phục đã góp phần tạo nên một ngày hội văn hóa đặc sắc, qua đó tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Ngày 23/2, tại sân vận động trung tâm huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), UBND huyện Chiêm Hóa tổ chức Lễ hội Lồng tông (Ngày hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày huyện Chiêm Hóa. Lễ hội đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang và du khách thập phương tới dự.