Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.
Tháng Giêng là thời điểm các lễ hội Xuân diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo du khách tham gia, đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải được thực hiện nghiêm túc. Những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương, giúp người dân có cơ hội du Xuân an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đắk Lắk), nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát giao thông, phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết và tham gia các lễ hội Xuân.
Ninh Bình không chỉ được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nơi đây còn có nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Tỉnh Ninh Bình có nhiều giải pháp để lễ hội đầu năm thực sự trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương.
Việt Nam với hàng ngàn lễ hội dân gian truyền thống là thế mạnh lớn để thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chúng ta mới tập trung vào việc thu hút khách mà chưa chú trọng đến việc tạo điều kiện cho khách trực tiếp tham gia và trải nghiệm.
Dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Lào Cai tổ chức khoảng 32 lễ hội nghi lễ và lễ hội dân gian liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số gắn với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian. Việc duy trì và tổ chức lễ hội đầu Xuân không chỉ thắt chặt tinh thần đoàn kết cộng đồng các dân tộc mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.
Việt Nam có gần 8.000 lễ hội các loại trong năm, tập trung vào mùa Xuân – từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng Ba âm lịch. Theo Giáo sư Hoàng Chương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức, nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai, các địa phương của tỉnh vừa thông báo dừng và điều chỉnh quy mô, thời gian tổ chức hàng loạt sự kiện lớn đón chào năm mới 2022.
Trước việc xuất hiện những ca mắc COVID-19 tại các địa phương lân cận như Hà Giang, Điện Biên cộng với dự kiến lượng người ở các vùng dịch về quê ăn Tết sẽ tăng cao, chiều 6/2, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức cuộc họp triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng 2/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), hàng ngàn người dân và du khách đã nô nức tham dự khai mạc Lễ hội Đền Thượng (Lào Cai) Xuân Mậu Tuất 2018. Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Thượng gắn liền với địa đầu Tổ quốc, nơi con đường huyết mạch trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cột mốc đặc biệt về lịch sử, văn hóa, góp phần khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia ở phía Bắc Tổ quốc.