Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Tháng Giêng là thời điểm các lễ hội Xuân diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo du khách tham gia, đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải được thực hiện nghiêm túc. Những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương, giúp người dân có cơ hội du Xuân an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

potal-phu-tho-le-hoi-vua-hung-day-dan-cay-lua-7851967.jpg
Ngày 12/2/2025 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) diễn ra Lễ hội “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” nhằm tri ân công lao to lớn của các Vua Hùng. Lễ hội gồm các nghi thức Cáo yết, cúng Thần Nông, tái diễn “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”; thi cấy lúa và các trò chơi dân gian. Trong ảnh: Tái diễn “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”. Ảnh: Tạ Toàn – TTXVN

Nhiều hoạt động phong phú

Nhiều lễ hội lớn, nhỏ liên tiếp diễn ra trong những ngày đầu năm mới với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn đã tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu Xuân trên khắp mọi miền đất nước.

Hội Lim (Bắc Ninh) là một trong những lễ hội đầu năm luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách gần xa. Đây là lễ hội vùng của 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay gồm: Thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội năm nay, bên cạnh phần nghi lễ truyền thống, phần hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi tại trung tâm đồi Lim, hồ điều hòa Vân Tương (thị trấn Lim) và một số khu vực lân cận với phong phú hoạt động trình diễn dân ca Quan họ, trình diễn thư pháp, hội thơ, triển lãm tư liệu, hiện vật bảo tồn di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh...

Năm nay, Ban tổ chức Hội Lim bố trí thêm lán Quan họ dành cho Câu lạc bộ măng non. Theo đó, các em có độ tuổi từ 4 -15, đang sinh hoạt trong các câu lạc bộ của xã và được các nghệ nhân truyền dạy những câu hát, lề lối Quan họ. Đại diện Ban tổ chức cho biết, việc tăng thêm các lán dành cho thế hệ măng non góp phần nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và lan tỏa tình yêu Quan họ tới thế hệ trẻ.

Không gian đồi Lim rộng mở từ sân đình đến cửa chùa, từ các phương đình, lán trại Quan họ đến sân khấu, dưới thuyền; từ nơi đông hội đến nhà chứa trong vùng, khắp các làng Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông, Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh, Hoài Thị, Hoài Thượng, Hoài Trung, Bái Uyên… đâu đâu cũng thấy những liền anh, liền chị trẩy hội và ca hát, để du khách gần xa có cơ hội được sống, được trải nghiệm nghe hát Quan họ ở nhiều không gian, địa điểm khác nhau.

Lễ hội đền Trần (Thái Bình) năm 2025 cũng diễn ra với nhiều hoạt động phong phú như lễ bái yết và dâng hương, lễ rước nước, lễ khai ấn, các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian như: thi cỗ cá, gói bánh chưng, pháo đất, têm trầu cánh phượng, kéo lửa nấu cơm, kéo co, cờ tướng, liên hoan hát văn… Đặc biệt, năm nay, chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ Thái Bình - miền Thánh Mẫu, đất Thánh nhân, dấu thiêng Phật pháp” được đầu tư công phu, sáng tạo, có điểm nhấn hơn, vừa giúp du khách hiểu thêm về những câu chuyện văn hóa, lịch sử gắn với vùng đất Thái Bình, vừa mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Nhiều lễ hội lớn như Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) và lễ hội ở các địa phương khác cũng diễn ra vui tươi, lành mạnh và an toàn.

Chị Thu Trang (Hà Nội) chia sẻ, do đặc thù công việc, từ đầu năm đến nay, chị đã tham gia nhiều lễ hội Xuân, trong đó có những lễ hội lớn như Hội Gò Đống Đa, Hội Chùa Hương (Hà Nội), Hội Bái Đính (Ninh Bình), Hội Đền Trần (Nam Định)… Chị Thu Trang đánh giá, so với những năm trước, công tác tổ chức lễ hội đang ngày càng đi vào nề nếp, giúp du khách thập phương khi tham dự lễ hội có những trải nghiệm thú vị và thoải mái trong những ngày đầu Xuân năm mới.

potal-dac-sac-le-hoi-tien-cong-xu-dao-hiep-hoa-7834477.jpg
Trong không khí hân hoan của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, ngày 1/2/2025 (mùng 4 Tết), tại Đồi Mã De, xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Lễ hội Tiên Công. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn để tưởng nhớ và tri ân công ơn to lớn của 14 vị Tiên Công đã có công khai hoang, lập làng đầu tiên, khai sinh ra xã Hiệp Hòa trù phú ngày nay. Lễ hội Tiên Công ở Hiệp Hòa cũng là dịp để các dòng họ trong làng xã báo công với tiên tổ lên bia Tiên Công những khó khăn thuận lợi trong một năm qua. Trong ảnh: Trò chơi dân gian đánh vật tại lễ hội Tiên Công. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN

Nỗ lực cho một mùa lễ hội an toàn

Theo đánh giá của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đầu năm luôn là thời điểm nóng, cao điểm của mùa lễ hội. Năm nay, các lễ hội diễn ra ổn định, an toàn và có nhiều chuyển biến tích cực, bởi các địa phương đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động lễ hội đầu Xuân Ất Tỵ. Theo đó, ngay từ đầu năm, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và quản lý lễ hội tại địa phương, trong đó có chú trọng đến các nhóm giải pháp liên quan đến an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, niêm yết về giá cả dịch vụ, đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ…

Vài năm trở lại đây, hoạt động quản lý lễ hội được thực hiện theo cách phân cấp phân quyền rõ hơn, đem lại những thay đổi tích cực. Địa phương quyết, địa phương bàn, địa phương làm và chịu trách nhiệm… từ đó, công tác tổ chức, triển khai thực hiện cũng bài bản, chính quy và đi vào nề nếp hơn.

Mùa lễ hội 2025 là năm thứ 2 các địa phương thực hiện triển khai "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, cùng với những căn cứ pháp lý khác có liên quan, các cơ quan quản lý và địa phương đưa ra những quy định phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, cũng như từng lĩnh vực, từng lễ hội, từ đó có phương thức quản lý sâu sát hơn trong thực tiễn.

Một trong những điểm đáng khích lệ là trong mùa lễ hội năm nay, nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý, nhất là các dịch vụ liên quan lễ hội. Đơn cử như việc áp dụng quét mã QR đối với vé gửi xe ở Hồ Tây, hay vé điện tử tích hợp ở chùa Hương… giúp tránh được việc thu giá dịch vụ tùy tiện, người dân thuận tiện hơn trong khi tham gia lễ hội.

Để lễ hội ngày càng an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm và phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, ngày 6/2 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Ban tổ chức lễ hội tại các địa phương thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP; Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 3/8/ 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tổ chức lễ hội bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, không tổ chức lễ hội tràn lan, gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước; rà soát khu vực dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, nhân dân và khách du lịch, đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về tổ chức và tham dự lễ hội; vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ… tất cả nhằm nỗ lực mang đến cho nhân dân cả nước một mùa lễ hội an toàn, tiết kiệm, văn minh, để lễ hội để phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp tích cực vào đời sống xã hội.

Phương Hà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Nghệ nhân người Bahnar Kriêm ở thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Ngày 22/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh và Hành trình biên cương xanh” tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Chương trình thu hút hàng trăm cựu chiến binh, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố và đoàn viên thanh niên. Tất cả khoác lên mình trang phục Bộ đội Cụ Hồ, cùng sống lại những ký ức hào hùng của một thời máu lửa, đồng thời thể hiện lòng tri ân với các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), tối 20/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 tổ chức tại Trung tâm hội nghị HICO ở Gyeongju (Hàn Quốc), thành phố Đà Lạt vinh dự nhận cùng lúc 2 giải thưởng Festival châu Á 2025.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

 Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Tối 19/3, tại thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Chiều 18/3, UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin, từ ngày 6/4 đến ngày 30/4, tỉnh sẽ tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, với điểm nhấn "Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025" có chủ đề "Sông Cầu - Nơi ngọn nguồn hội tụ", quy mô các tỉnh, thành phố lưu vực sông Cầu: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội.

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào Co, Quảng Ngãi

Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào Co, Quảng Ngãi

Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Ngày 16/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với VNPT Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống Văn Miếu Mao Điền và công bố quyết định công nhận Văn Miếu Mao Điền là khu du lịch cấp tỉnh. Ban tổ chức ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số di tích huyện Cẩm Giàng, khai mạc Ngày hội sách năm 2025 với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách.

Lung linh nét đẹp hoa đào ở vùng biên Cao Mã Pờ (Quản Bạ, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc

Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.