Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Tháng Giêng là thời điểm các lễ hội Xuân diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo du khách tham gia, đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải được thực hiện nghiêm túc. Những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương, giúp người dân có cơ hội du Xuân an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc

Ngày 6/2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Nằm bên bờ sông Tiền, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, Tiền Giang luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh rạch diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện còn 66 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài 8.087m và kinh phí xử lý, khắc phục ước lên đến trên 226,7 tỷ đồng.

Hà Giang: Nguy cơ sạt lở cao, hàng chục hộ dân đã được di dời đến nơi an toàn

Hà Giang: Nguy cơ sạt lở cao, hàng chục hộ dân đã được di dời đến nơi an toàn

Sau những trận mưa to vào đêm 28 đến rạng sáng 29/9, một số điểm ở địa phương trong tỉnh Hà Giang xuất hiện các vết nứt. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời người dân vùng có nguy cơ bị sạt lở cao đến nơi an toàn, đảm bảo sinh hoạt cho người dân.

Hà Tĩnh: Đảm bảo an toàn, khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt

Hà Tĩnh: Đảm bảo an toàn, khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt

Do ảnh hưởng của áp cao lục địa tăng cường, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ, từ sáng 23/9 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Mực nước trên sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La lên nhanh, gây ngập lụt vùng hạ du. Chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt, sạt lở đất.

Đến tối 27/9, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Quỳ Châu vẫn bị cô lập do đường giao thông liên bản bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân vùng núi miền Tây Nghệ An

Đêm 26 và ngày 27/9, thời tiết diễn biến cực đoan trên địa bàn các huyện miền Tây xứ Nghệ như: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương… khiến nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng, nhiều tuyến đường huyết mạch bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở, hàng trăm hộ dân phải di dời, nhiều địa phương bị cô lập. Hiện thiên tai chưa gây thiệt hại về người nhưng người dân nơi đây không thể quên hình ảnh lũ ống, lũ quét, nước sông dâng nhanh tràn vào nhà.
Bảo đảm an toàn cho du khách tắm biển Sầm Sơn

Bảo đảm an toàn cho du khách tắm biển Sầm Sơn

Là thành phố du lịch trọng điểm của Thanh Hóa, trong 6 tháng đầu năm 2023, Sầm Sơn đón khoảng 5,3 triệu lượt khách (bằng 119,7% so với cùng kỳ). Trong những ngày nắng nóng, dịp nghỉ lễ hoặc cuối tuần, các bãi biển của thành phố luôn đông kín người. Vì vậy, công việc của những nhân viên cứu hộ bãi biển tại các bãi tắm ở Sầm Sơn vất vả hơn.
Đắk Lắk:Tăng cường bảo đảm an toàn cho học sinh ngoài trường học

Đắk Lắk:Tăng cường bảo đảm an toàn cho học sinh ngoài trường học

Vụ việc 31 học sinh của Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) nghi bị ngộ độc do nhận bóng bay từ 4 người lạ trước cổng trường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ mất an toàn đối với học sinh. Ngoài ra, học sinh còn đối mặt với nhiều mối nguy cơ khác ngay trước cổng trường học nếu thiếu đi sự sâu sát của người lớn và các kỹ năng xử lý tình huống.
Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Ngày 25/10 tại tỉnh Bình Phước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, với sự tham dự của đại diện một số tỉnh thành và doanh nghiệp chăn nuôi.
Mưa liên tục trong thời gian dài khiến địa chất thiếu sự gắn kết thì nguy cơ sạt lở ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang trở thành mối lo lớn cho người dân. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Nghệ An: Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ sạt lở

Chỉ trong thời gian ngắn, lũ ống, lũ quét tại huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã làm 1 người chết, 55 ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng trăm gia đình mất tài sản, hệ thống giao thông bị hư hại, nhiều tuyến đường tê liệt… Ước tính thiệt hại do mưa lũ là hơn 200 tỷ đồng. Mưa liên tục trong thời gian dài khiến địa chất thiếu sự gắn kết, nguy cơ sạt lở đang trở thành mối lo lớn của người dân nơi đây.
Lau dọn làm vệ sinh khử khuẩn cầu Vàng để chuẩn bị đón khách du lịch trở lại. Ảnh: TTXVN phát

Mở cửa du lịch trở lại vẫn phải đảm bảo an toàn cho du khách và cộng đồng

Du lịch Việt Nam đã hoàn toàn mở cửa trở lại, chào đón tất cả du khách, nhất là khách quốc tế sau thời gian dài dịch bệnh. Chính sách thị thực (visa) đã khá thông thoáng; quy định y tế với người nhập cảnh đã phù hợp với bối cảnh mới, không phân biệt với khách nội địa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành phương án chi tiết mở cửa du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong bối cảnh bình thường mới. Có thể nói là đến thời điểm này đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để du lịch phục hồi và tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Đưa học sinh trở lại trường học: Thích ứng linh hoạt, đảm bảo an toàn

Đưa học sinh trở lại trường học: Thích ứng linh hoạt, đảm bảo an toàn

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc đóng cửa trường học trong một thời gian dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực về mặt giáo dục, sức khỏe đối với trẻ em và xã hội, đặc biệt là với những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn bởi những trẻ em này phải chịu sự bất bình đẳng khi tham gia chương trình học trực tuyến. Do vậy, việc đưa học sinh trở lại trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, để việc học trực tiếp có hiệu quả, lâu dài, rất cần các giải pháp linh hoạt, không cực đoan, phù hợp với diễn biến dịch COVID-19.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại vườn hoa ở khu du lịch Happy Land, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN.

Sơn La khôi phục, kích cầu du lịch thích ứng an toàn với dịch COVID-19

Nằm ở trung tâm của vùng núi Tây Bắc, Sơn La là tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng du khách đến với tỉnh năm 2021 ước đạt 30% so với kế hoạch. Trong tình hình mới, tỉnh đang tích cực triển khai các hoạt động đẩy mạnh kích cầu du lịch, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch.
Hẻm Tu Sản và dòng sông Nho Quế nhìn từ trên đèo Mã Pì Lèng. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN

Hà Giang sẵn sàng đón du khách trở lại trong điều kiện thích ứng an toàn

Sau khi khống chế dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, ngành Văn hóa và Du lịch tỉnh Hà Giang vừa đưa ra thông báo đón khách du lịch trở lại thăm danh thắng, trải nghiệm và nghỉ dưỡng của địa phương trong điều kiện thích ứng an toàn mới.
Do thời tiết chuyển lạnh nên du khách lựa chọn các loại hình du lịch trên bờ nhiều hơn tham quan Vịnh Hạ Long. Ảnh: Thanh Vân-TTXVN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khẩn trương phục hồi các hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, khoa học

Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Y tế; Văn phòng Chính phủ; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh về phương án đón khách du lịch quốc tế trong tình hình mới.
Phố Đình Ngang, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm bị phong tỏa. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP: Đã có 32 tỉnh, thành phố xác định, công bố cấp độ dịch

Ghi nhận của phóng viên TTXVN tại các địa phương, đến 18 giờ ngày 18/10, đã có 32 tỉnh, thành phố xác định, công bố cấp độ dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP về Quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Trong đó, 18 tỉnh là cấp độ 1; 14 tỉnh, thành phố: cấp độ 2. Đáng chú ý, trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, có Đà Nẵng và Cần Thơ đã xác định cấp độ dịch.
Mũi Yến thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là một điểm đến hoàn toàn hoang sơ và mới lạ. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Yếu tố an toàn trong du lịch luôn là mục tiêu hàng đầu trong điều kiện bình thường mới

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/9: Khách quốc tế đến nước ta trong quý III năm 2021 đạt 26,3 nghìn lượt người, giảm 40,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này là do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN phát

Hà Nội với mục tiêu chung sống chủ động, an toàn với COVID -19

Chiều 20/9, phát biểu kết luận Hội nghị thông tin cho các cơ quan báo chí về các giải pháp phòng, chống dịch COVID -19 của thành phố do Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, bên cạnh việc nêu bật những kết quả đạt được qua 4 đợt giãn cách xã hội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng thẳng thắn nhìn nhận, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn ngay trong địa bàn thành phố và từ các nguồn bên ngoài xâm nhập vào, mục tiêu của thành phố là phải bảo đảm chung sống một cách chủ động, an toàn với COVID-19.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho học sinh tại Trường THPT Trưng Vương, Thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Thu Hằng-TTXVN

Năm học 2021-2022: Thái Nguyên đảm bảo môi trường học tập an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi bước vào năm học mới, từ ngày 8 - 10/9, các địa phương trong tỉnh đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho 20% cán bộ, giáo viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục.
Tỉnh Vĩnh Long tiêm vaccine phòng COVID-19 cho lực lượng giáo viên làm nhiệm vụ coi thi. Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN

Vĩnh Long: Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn và nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 diễn ra trong điều kiện đặc biệt do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Tại Vĩnh Long, để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, tỉnh đang tích cực chuẩn bị tất cả các điều kiện, nâng cao hơn nữa sự chủ động, sẵn sàng ứng phó với những diễn biến của dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi của tất cả thí sinh.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Công tác phòng, chống dịch được thực hiện nghiêm túc ngay từ buổi thi đầu tiên

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Công tác phòng, chống dịch được thực hiện nghiêm túc ngay từ buổi thi đầu tiên

Sáng 12/6, hơn 93.000 thí sinh Hà Nội đăng ký dự thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 bắt đầu làm bài thi hai môn đầu tiên là Ngữ văn và Ngoại ngữ. Từ sáng sớm, tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội có mưa to nhưng không kéo dài nên thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho các thí sinh trong thời gian làm bài thi.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021: Cần Thơ chủ động các phương án đảm bảo chất lượng, nghiêm túc, an toàn

Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021, thành phố sẽ bố trí 24 điểm thi, 517 phòng thi, với 12.160 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, 10.343 thí sinh đang học lớp 12 giáo dục phổ thông, 805 thí sinh đang học lớp 12 giáo dục thường xuyên, 30 thí sinh tự do chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông và 982 thí sinh tự do đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mục tiêu cao nhất lúc này là đảm bảo an ninh, an toàn, an dân trước đại dịch COVID-19

“Mục tiêu cao nhất lúc này là tập trung phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch COVID-19 để đảm bảo an ninh, an toàn, an dân, bảo vệ sức khỏe cho người dân, cộng đồng, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép; có các kịch bản nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026...”- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và lãnh đạo các ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch, diễn ra vào chiều 7/5.