Lễ phát lương Đức Thánh Trần tại Đền Trần Thương – Hà Nam

Tối 11/2 (tức 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), Lễ phát lương Đức Thánh Trần đã được tỉnh Hà Nam tổ chức tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân.

potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851385.jpg
Đúng 23 giờ ngày 11/2, Ban tổ chức tiến hành vận chuyển lương từ cung cấm đền Trần Thương để ra các điểm phát cho nhân dân. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết, Lễ Phát lương đã trở thành nét đẹp truyền thống, tôn vinh các anh hùng có công dựng nước và giữ nước, đồng thời lan tỏa giá trị lịch sử dân tộc; nhắc nhở hậu thế trân trọng quá khứ, bày tỏ lòng kính trọng với các bậc tiền nhân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và tiếp nối tư tưởng “Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Lễ hội mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, phúc lộc dồi dào, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, thể hiện khát vọng về một đất nước hưng thịnh, phát triển bền vững.

potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851383.jpg
Hàng ngàn người dân địa phương và du khách xếp hàng để đón nhận túi lương từ các điểm phát của Đền. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN
potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851379.jpg
Các bô lão địa phương phát lương cho người dân và du khách. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Theo sử sách, vào thế kỷ 13, trên đường tiến đánh quân Nguyên – Mông, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đi qua vùng đất nay thuộc tỉnh Hà Nam. Nhận thấy địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc lập căn cứ bí mật, cùng vị trí giao thông đường thủy thuận tiện, là cửa ngõ nối Kinh thành Thăng Long với Cố đô Hoa Lư, ông đã cho xây dựng tại đây 6 kho lương thực để nuôi quân, tiến công đánh trận.

potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851394.jpg
Hàng ngàn người dân địa phương và du khách xếp hàng để đón nhận túi lương từ các điểm phát của Đền. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Đến thời Hậu Lê, nhằm lưu giữ dấu tích kho lương và tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng sĩ nhà Trần, nhân dân đã lập đền thờ ngay trên nền kho lương cũ, đặt tên là Đền Trần Thương.

potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851387.jpg
Các lãnh đạo Trung ương, địa phương tiến hành phát lương cho người dân. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Đền Trần Thương là một di tích có giá trị lịch sử, nổi bật với kiến trúc độc đáo và linh thiêng. Tọa lạc trên thế đất "hình nhân bái tướng", "ngũ mã thất tinh", với kiến trúc "Tứ thủy quy Đường", Đền Trần Thương có tổng thể phong thủy rất hài hòa, nơi đây lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc chỉ có tại Hà Nam.

potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851382.jpg
18 vạn túi lương được ban tổ chức chuẩn bị để phát tại Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương năm 2025. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN
potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851384.jpg
Đúng 23 giờ ngày 11/2, Ban tổ chức tiến hành vận chuyển lương từ cung cấm đền Trần Thương để ra các điểm phát cho nhân dân. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN
potal-le-phat-luong-duc-thanh-tran-tai-den-tran-thuong-7851380.jpg
Các bô lão địa phương phát lương cho người dân và du khách. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, Đền Trần Thương được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1989. Đến năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phục dựng Lễ phát lương Đức Thánh Trần. Năm 2015, đền Trần Thương chính thức được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2017, Lễ hội Đền Trần Thương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương được bắt đầu từ 23 giờ ngày 11/2 đến 17 giờ ngày 12/2 (tức đêm 14 đến ngày 15 tháng Giêng Xuân Ất Tỵ năm 2025).

Ban Tổ chức đã chuẩn bị 180.000 túi lương để phát tại 12 điểm quanh khu vực đền cho nhân dân, du khách thập phương. Bên cạnh phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

Thanh Tuấn

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Hát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên từ bao đời nay. Đây không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, là nơi lưu giữ những truyền thuyết, phong tục tập quán truyền thống của địa phương. Trải qua những thăng trầm, hiện hát Đúm đang được nhiều câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên gìn giữ, phát triển.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Tối 10/2, tại di tích đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng đông đảo nhân dân tham dự.

Rộn ràng trẩy hội Lim

Rộn ràng trẩy hội Lim

Sáng 9/2, lễ hội Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã được khai hội và thu hút đông đảo du khách tham dự.

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Đứng trước nguy cơ bị mai một văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của dân tộc Xơ Đăng, Nghệ nhân Ưu tú A Thu (sinh năm 1976, trú thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) đã dành nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm các nguyên vật liệu để “hồi sinh” những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như Klong put, đàn đá… và đồng thời xây dựng một đội nghệ nhân trình diễn nhạc cụ.

Độc đáo những lễ hội Xuân

Độc đáo những lễ hội Xuân

Tối 7/2, lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 được UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về với Xứ Lạng, hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo này.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Hiện nay, tại các điểm di sản thiên nhiên của Bình Định được công nhận là di sản thiên nhiên cấp Quốc gia, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều du khách và người dân địa phương khi đến tham quan, du lịch chưa có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng du khách xả rác, ăn uống bừa bãi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của di sản. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đối với các di sản này vẫn chưa được các Sở, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ và đồng bộ.

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình về quy mô và một số lễ thức, có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.