Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc

Hướng tới kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), chiều 29/12, tại Hà Tĩnh, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc; dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các đồng chí Tổng Bí thư: Trần Phú, Hà Huy Tập và dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Ngày 13/3, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ khánh thành và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót nhằm hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Đầu tư, khai thác lợi thế để di tích núi Mo So trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Đầu tư, khai thác lợi thế để di tích núi Mo So trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Núi Mo So thuộc địa bàn ấp Ba Núi (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) là Di tích Lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia. Đây là căn cứ cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, du lịch, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Khu vực chánh điện Chùa Sóc Lớn. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Kết nối liên vùng - giải pháp hiệu quả để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa

Địa bàn tỉnh Bình Phước có nhiều di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng di tích các cấp. Do đó, việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các di tích là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thái Nguyên: Trên 42 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đồi Pụ Đồn

Thái Nguyên: Trên 42 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đồi Pụ Đồn

Ngày 19/2, tại xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Quân Khu 1 phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khởi công tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm đồi Pụ Đồn. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dự án resort Vedana khai thác tối đa các yếu tố văn hóa bản địa kết hợp cùng xu hướng du lịch sinh thái ở khu vực miền núi xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Ninh Bình thu hút đầu tư phát triển "du lịch xanh" miền núi

Huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mường. Những tiềm năng, lợi thế này là tiền đề để địa phương khai thác, thu hút đầu tư phát triển “du lịch xanh” bền vững.
Một góc cao nguyên Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Đổi thay vùng di tích lịch sử “Tập đoàn cứ điểm Nà Sản”

Trong chiến dịch Tây Bắc diễn ra từ 1/10/1952 đến 10/12/1952, Tập đoàn cứ điểm Nà Sản đã được thực dân Pháp xây dựng trên địa phận xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, để làm nơi đóng quân. Đến nay, 70 năm sau giải phóng, nơi này đã khoác lên mình diện mạo mới, trở thành một trong những vùng kinh tế động lực của huyện Mai Sơn.
Khách tham quan Khu di tích Vàm Nhựt Tảo, nơi ghi dấu chiến công hiển hách của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Ảnh: Đức Hạnh - TTXVN

Phát triển du lịch về nguồn (Bài cuối)

Có thế mạnh và đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch về nguồn, song hiện nay tại nhiều địa phương Nam Bộ, việc phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử vẫn còn khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng. Do đó, các địa phương đề ra giải pháp đổi mới sản phẩm du lịch theo hướng tăng cường kết nối các điểm đến, hoàn thiện câu chuyện, bài thuyết minh liên quan đến di tích hay bổ sung dịch vụ thu hút du khách để tăng sức hấp dẫn, góp phần phát huy giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch bền vững.
Đông đảo người dân đến viếng mộ cụ Đồ Chiểu tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Chương Đài - TTXVN

Phát triển du lịch về nguồn (Bài 1)

Du lịch tham quan các di tích lịch sử hay du lịch về nguồn không chỉ giúp du khách khám phá, tìm hiểu về di tích, điểm đến, mà còn mang ý nghĩa nhân văn, góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước, thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với những người có công với đất nước. Gìn giữ, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, tạo sức lan tỏa cho điểm đến, đồng thời là những “địa chỉ đỏ” vừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, giáo dục truyền thống, vừa khẳng định sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch chính là đích đến của loại hình du lịch đậm chất nhân văn này. Đây là nội dung phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) phản ánh qua hai bài viết chủ đề Phát triển du lịch về nguồn - nhìn từ các địa phương Nam Bộ.
Vành đai Rạch Kiến - nơi ghi dấu lịch sử

Vành đai Rạch Kiến - nơi ghi dấu lịch sử

Vào những ngày cuối tháng 4 này, nhân kỷ niệm 47 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đồng thời thể hiện lòng tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, các đoàn viên, thanh niên, học sinh đã đến Di tích lịch sử, văn hóa “Ngã tư Rạch Kiến” tại ấp 1, xã Long Hòa, huyện Cần Đước (Long An) quét dọn, tỉa cây, chỉnh trang khu công viên khiến di tích càng thêm sạch đẹp, trang trọng hơn.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263

Đón nhận bằng xếp hạng di tích Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263

Ngày 2/11, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 hy sinh trong trận Cầu Ván ngày 3/5/1968. Dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được và Ban liên lạc Tiểu đoàn 263.
Bến Nhà Rồng lung linh ánh đèn bên sông Sài Gòn. Ảnh: An Hiếu

Thăm Bến Nhà Rồng – Di tích lịch sử mang đậm dấu ấn chân Người

Đứng trên bến Bạch Đằng hay bên kia sông Sài Gòn, nhìn sang quận 4 (Thành phố Hồ Chí Minh - TP.HCM), du khách đều thấy một tòa nhà có nét kiến trúc phương Tây, trên nóc lại gắn một đôi rồng chầu với nét kiến trúc phương Đông. Đó là Bến Nhà Rồng, nơi 110 năm trước, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, mang theo hoài bão về một nền độc lập, tự do, bình đẳng, bác ái cho dân tộc Việt Nam.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử của Văn phòng Trung ương Đảng ở thôn Khuôn Điển, xã Kim Quang. Ảnh: Quang Cường – TTXVN

Khánh thành dự án tu bổ các điểm di tích lịch sử của Văn phòng Trung ương Đảng tại Tuyên Quang

Ngày 27/12, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức khánh thành dự án tu bổ, cải tạo, nâng cấp các điểm di tích lịch sử của Văn phòng Trung ương Đảng tại Tuyên Quang. Dự lễ khánh thành có các đồng chí: Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang cùng lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang.
Toàn cảnh xã Ngọc Linh, huyện Đắk Glei hôm nay. Ảnh: Anh Thành Đạt - TTXVN

Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử tại Kon Tum

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, hiện nay, địa bàn tỉnh có 26 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Tỉnh Kon Tum đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị của các khu di tích lịch sử, từng bước tiến hành số hóa dữ liệu về di tích.
Cụm di tích lịch sử cầu Hiền Lương - sông Bến Hải (Quảng Trị). Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Di tích lịch sử cầu Hiền Lương

Cụm di tích lịch sử cầu Hiền Lương - sông Bến Hải (Quảng Trị). Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Khám phá đỉnh Pú Huốt - Mường Phăng

Khám phá đỉnh Pú Huốt - Mường Phăng

Thuộc dãy núi Pú Đồn, đỉnh Pú Huốt cao hơn 1.700 m so với mực nước biển. Tại đỉnh núi này, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho đặt Đài quan sát để theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến chiến trường lòng chảo Mường Thanh. Từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, cùng với Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), đỉnh núi Pú Huốt đã trở thành di tích lịch sử vô giá.
Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng

Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng

Tối 24/11, tỉnh Cao Bằng long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu cho Công viên địa chất Non nước Cao Bằng; Công bố Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An là Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”.