Vui Tết Nguyên tiêu của người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh
An Hiếu
Tết Nguyên tiêu được xem là một trong những lễ hội cổ truyền đã có từ lâu đời của vùng đất Chợ Lớn. Dịp này đồng bào Việt, Hoa thường đi chùa, miếu cầu sức khỏe, bình an.
Chiều ngày 12/2/2025 (tức ngày Rằm tháng Giêng), tại khu vực Chợ Lớn, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ hội "Tết Nguyên tiêu" thu hút hàng nghìn bà con người Hoa, du khách tham gia, thưởng lãm. Đây là sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường niên, lễ hội tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào dịp đầu Xuân.
UBND TP.HCM xác định mục đích tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa Quận 5 - TP.HCM" trở thành lễ hội văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc Hoa trên địa bàn thành phố.
Hàng nghìn bà con người Hoa tề tựu về Hội quán Nghĩa An, Quận 5 tham quan, thưởng thức các tiết mục diễn tấu nhạc cổ truyền thống vào dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An HiếuVào dịp Tết Nguyên tiêu, bà con người Hoa thường tập trung về các Hội quán ở Quận 5 để cầu sức khỏe, bình an. Ảnh: An HiếuHội quán Ôn Lăng, Quận 5 thu hút đông đảo bà con người Hoa, du khách đến tham quan, chiêm bái vào dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An HiếuCác nhạc công người Hoa trình diễn nhạc cụ truyền thống như trống, chiêng, kèn tạo không khí vui tươi cho Tết Nguyên tiêu tại Hội quán Nghĩa An, Quận 5. Ảnh: An Hiếu
Các nhạc công người Hoa trình diễn các nhạc cụ truyền thống tạo không khí vui tươi cho ngày Tết Nguyên tiêu tại Hội quán Nghĩa An, Quận 5. Ảnh: An Hiếu Nhạc công người Hoa thể hiện kỹ năng đánh trống điêu luyện chào mừng Tết Nguyên tiêu tại Hội quán Nghĩa An, Quận 5. Ảnh: An Hiếu Các em bé người Hoa rực rỡ sắc màu trong trang phục truyền thống tạo không khí vui tươi cho ngày Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An HiếuCác em bé người Hoa rực rỡ sắc màu trong trang phục truyền thống tạo không khí vui tươi cho ngày Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An Hiếu
Năm 2025 là năm thứ tư lễ hội Nguyên tiêu được tổ chức cấp thành phố với nhiều hoạt động. Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tết Thượng Nguyên) mang dấu ấn của cộng đồng người Hoa ở Quận 5 duy trì phát triển suốt 35 năm qua.
Vào dịp Nguyên tiêu, người Hoa thường đi chùa, miếu để cầu cho một năm bình an, khỏe mạnh và phát tài phát lộc, song song với đó là nhiều hoạt động: lễ, hội đa dạng, thu hút người dân và du khách như nghi thức lễ rước kiệu Bà; diễu hành tại các tuyến phố ở quận 5 với phần hóa trang thần tài, tiên nữ, bát tiên, các ông Phúc - Lộc - Thọ; trình diễn ca kịch cổ truyền; múa lân sư rồng; đố chữ; thư pháp, tái hiện các trò chơi dân gian....
Hàng nghìn bà con người Hoa cùng du khách hòa mình vào không gian sắc màu với hàng chục đội lân sư rồng diễu hành trên các tuyến phố ở Quận 5 vào dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An HiếuĐoàn diễu hành có sự góp mặt của hơn 1.000 diễn viên quần chúng, hóa trang thành các chư tiên Phúc - Lộc - Thọ, binh lính... Ảnh: An Hiếu Biểu diễn "Múa rồng" truyền thống trên các tuyến phố do các đoàn lân sư rồng trong cộng đồng người Hoa thể hiện. Ảnh: An Hiếu Các thiếu nữ người Hoa trong trang phục truyền thống diễu hành trên các tuyến phố ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh chào mừng Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An HiếuThiếu nữ người Hoa trong trang phục truyền thống ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ vào dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An HiếuHàng nghìn người tập trung về các tuyến phố ở Quận 5 thưởng thức múa rồng chào mừng Tết Nguyên tiêu. Ảnh: An Hiếu
Lễ hội “Tết Nguyên tiêu” góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần; tăng tình đoàn kết cộng đồng, xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc Hoa ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Mùa Xuân về, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La như khoác lên mình tấm áo trắng muốt khi những vườn mận đồng loạt bung nở, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc, thu hút rất đông du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm.
Ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua, chúa giả truyền thống.
Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.
Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.
Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hồ Đạ Tẻh (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Huoai) là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Đạ Tẻh trước đây, góp phần cải tạo, làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tự nhiên.
Những ngày Tết không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm dài lao động, mà còn là dịp thiêng liêng để đoàn tụ gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Không khí Tết xưa luôn đậm đà bản sắc dân tộc, mang đến cảm giác yêu thương và sự trân trọng dành cho những tinh thần đẹp đẽ mà cha ông ta đã gìn giữ.
Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền dân tộc, dịp quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong những ngày Tết, các gia đình cùng nhau sum họp quây quần bên nhau, ôn lại những gì đã qua trong năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Chương trình Tết Việt - Tết Phố đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 400 người mặc cổ phục. Đây là sự kiện văn hóa thường niên do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ đình Làng Việt tổ chức vào mỗi dịp “Tết đến, Xuân về”.
Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…
Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.
46 năm trước, ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như là mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia. Nhờ sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot và bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển.
Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
Ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây) diễn ra chương trình tái hiện "Lễ mừng cơm mới" của đồng bào Thái, tỉnh Thanh Hoá.
Khuất sau dãy núi lổn nhổn đá tai mèo, ngôi nhà cổ của dòng họ Vừ thuộc thôn Há Súng (xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) như một tuyệt tác nổi bật trên nền xám của Cao nguyên đá.
Những ngày này, người dân Thành phố Hồ Chí Minh hân hoan chào đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp với hy vọng một năm mới đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội, có nhiều sự đột phá về chính sách, cơ chế đặc thù cho sự phát triển Thành phố.
Không khí đón Giáng sinh 2024 đã tràn ngập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đường phố, khu vui chơi, các trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại được trang hoàng lung linh đủ màu sắc.
Hôm nay, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam chính thức mở cửa cho người dân vào tham quan các khu trưng bày khí tài của Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Người dân và du khách được vào xem Triển lãm miễn phí từ 9h ngày 21/12, thay vì 13h30 theo lịch ban đầu.
Thực hiện phương châm đối ngoại của Đảng, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế của mình, cùng lực lượng quân đội và nhân dân nước bạn chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm, chống thiên tai, dịch bệnh, thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ trong thời bình, đóng góp cho việc gìn giữ hoà bình trên thế giới…., góp phần tô đẹp thêm truyền thống của quân đội Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, cá kho Vũ Đại từ một món ăn dân dã được chế biến cầu kỳ đã trở nên rất đặc biệt. Đấy chính là lý do đưa đặc sản cá kho nức tiếng gần xa, đưa tên tuổi làng Vũ Đại, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam "bay" vượt qua biên giới quốc gia.
Sáng 17/12/2024, Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì.
Hát bội là loại hình âm nhạc, diễn xướng xuất hiện trong cung đình hàng trăm năm trước, theo thời gian dần len lỏi vào cuộc sống người dân và trở thành văn hóa truyền thống, gắn với những lễ cúng đình, miếu của người dân Nam Bộ nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên, khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân khu vực biên cương của Tổ quốc, góp phần khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào về cơ đồ, vị thế của đất nước, trách nhiệm với quê hương, đất nước trong các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.
Tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có một khu vực đồi núi trập trùng, đẹp như tranh vẽ, được người dân địa phương gọi là Đồi cỏ Ba Quáng. Mùa Xuân và Hạ, những đồi cỏ có màu xanh mướt như những thảo nguyên ở Mông Cổ và chuyển màu vàng cháy vào mùa Đông.
Vài năm gần đây, cứ vào cuối tháng 11, hoa dã quỳ ven một đoạn đường dài chừng 2km trên địa bàn xóm Mừng, xã Hợp Phong, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình nở bung, khoe sắc vàng điểm tô cho xóm núi cao.