Hát bội - từ cung đình đến chốn dân gian

Hàng tuần, nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vẫn sáng đèn phục vụ người dân. Ảnh: An Hiếu
Hàng tuần, nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vẫn sáng đèn phục vụ người dân. Ảnh: An Hiếu

Hát bội là loại hình âm nhạc, diễn xướng xuất hiện trong cung đình hàng trăm năm trước, theo thời gian dần len lỏi vào cuộc sống người dân và trở thành văn hóa truyền thống, gắn với những lễ cúng đình, miếu của người dân Nam Bộ nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Hát bội (còn gọi là hát bộ, hát tuồng) xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XII khi nhà Trần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông và bắt được nhiều tù binh trong đó có những người theo hát, phục vụ quân đội . Vua Trần giữ những người này lại để múa hát giúp vui trong cung đồng thời truyền dạy lối hát này.

Thịnh hành thời Nguyễn, hát bội gắn với những cái tên như Đào Duy Từ, Đào Tấn, những người có công đầu trong việc phổ biến và phát triển nghệ thuật hát bội ở Đàng Trong. Khi đó, hát bội phát triển đến độ hoàn thiện về nghệ thuật trình diễn và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân.

Sau này, đến các tỉnh Nam Bộ, hát bội càng gần gũi hơn với hình thức biểu diễn, cùng tinh thần cởi mở, hào sảng của người dân Nam Bộ. Hát bội dần hình thành những đặc trưng riêng: mạnh mẽ hơn, màu sắc hơn, náo nhiệt hơn, vui tươi hơn. Mặc dù không còn thịnh hành như trước nhưng giữa cuộc sống hiện đại, loại hình sân khấu hát bội vẫn đứng vững và trở thành nét văn hóa truyền thống trong lòng mỗi người con đất Việt.

IMG_9634.jpg
Nghệ sĩ hát bội thường trực tiếp hóa trang lên khuôn mặt của mình cho mỗi nhân vật của vở diễn. Ảnh: An Hiếu
IMG_9422.jpg
Khác với việc sử dụng mặt nạ trong Kinh kịch (Trung Quốc), nghệ sĩ hát bội thường hóa trang trực tiếp lên khuôn mặt của mình. Ảnh: An Hiếu
IMG_9445.jpg
Các đạo cụ, trang phục để phục vụ cho buổi biểu diễn hát bội thường rất cầu kì và nhiều màu sắc. Ảnh: An Hiếu
IMG_9483.jpg
Trước khi diễn ra buổi biểu diễn, các nghệ sỹ hát bội thường mất rất nhiều thời gia để chuẩn bị từ việc hóa trang đến chuẩn bị trang phục. Ảnh: An Hiếu
IMG_9640.jpg
Ngoài vai trò diễn tấu, các nghệ sỹ còn phải hóa thân thành những "họa sỹ tài ba" cho chính khuôn mặt của mình. Ảnh: An Hiếu
IMG_9661.jpg
Với đôi bàn tay khéo léo, cùng đường nét uyển chuyển, sắc sảo, các nghệ sỹ hát bội đã tạo ra một phẩm nghệ thuật đa sắc màu. Ảnh: An Hiếu
HIE_5984-Enhanced-NR.jpg
Hát bội là loại hình nghệ thuật cách điệu từ nội dung cốt truyện, cử chỉ, điệu bộ, lời ca, tiếng hát, y phục, hóa trang… Ảnh: An Hiếu
HIE_6003.jpg
Mỗi vở diễn là một nhân vật với những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt đã tạo nên nét độc đáo riêng cho loại hình hát bội. Ảnh: An Hiếu
IMG_0141.jpg
Trong hát bội, các diễn viên thường thể hiện rất nhiều cử chỉ, động tác cùng với trang phục đa sắc màu đã tạo nên nét hấp dẫn rất riêng biệt. Ảnh: An Hiếu

Sân khấu hát bội là sân khấu cách điệu đến mức cao nhất. Phía sau mặt sân khấu chỉ có một tấm phông vẽ mặt rồng. Hai bên cánh gà vẽ mấy hoa văn đơn giản. Cờ soái, bảo cái được treo hai bên. Giữa sân khấu có một cái bàn cố định, có thể là hương án, quan án, ngọn đồi, quả núi,…

IMG_9822.jpg
Cách tạo hình nhân vật trong nghệ thuật hát bội rất bắt mắt từ trang phục, cử chỉ, điệu bộ, màu sắc. Ảnh: An Hiếu
IMG_0220.jpg
Cách tạo hình nhân vật trong nghệ thuật hát bội rất bắt mắt từ trang phục, cử chỉ, điệu bộ, màu sắc. Ảnh: An Hiếu
IMG_0230.jpg
Các nhân vật trong một vở diễn của nghệ thuật hát bội tại Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu
IMG_0233.jpg
Cử chỉ, điệu bộ trong buổi diễn xướng nghệ thuật hát bội thường rất nổi bật và đặt biệt. Ảnh: An Hiếu
IMG_0477.JPG
Các nghệ sỹ hát bội biểu diễn tại Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu
IMG_0505.jpg
Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh hiện chủ yếu biểu diễn hợp đồng với các nơi trong mùa lễ hội kỳ yên (cao điểm là tháng 2 và 3, 8 và 9 Âm lịch), biểu diễn phục vụ người dân TP theo lịch phân công của Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM, cũng như tham gia diễu hành, biểu diễn trong các lễ hội lớn của TP. Hàng tuần. Ảnh: An Hiếu

Với mong muốn lưu giữ những giá trị truyền thống, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM đã đẩy mạnh quảng bá, kết nối và biểu diễn hát bội tại một số trường học, đồng thời duy trì các suất diễn tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt (Quận Bình Thạnh) và Thảo Cầm Viên (Quận 1), Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh ….

Trước buổi biểu diễn, đơn vị thường tổ chức giao lưu về cách thức hóa trang nhân vật, … để khán giả có thể tìm hiểu và yêu thích hơn loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc này.

An Hiếu

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm