Ông tổ của nghề Hát Bội là Đào Duy Từ, người đặt nền móng cho các tuồng Hát Bội và tổ chức nhiều đoàn hát, đến nay vẫn lưu truyền. Đến cuối thế kỷ XVIII, thêm cây đại thụ của làng Hát Bội là Đào Tấn, người lập ra Học bộ đình - trường dạy Hát Bội và biểu diễn Hát Bội tại làng Vinh Thạnh, chủ biên trên 40 vở Hát Bội.
Ca từ Hát Bội phản ánh tình cảm của con người, như: tình vua tôi, cha con, mẹ con và bạn hữu,... Các tuồng Hát Bội thường có nội dung răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, ca ngợi cái tốt đẹp, cao cả và phê phán thói hư, tật xấu. Hát Bội cũng được trình diễn trong các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, gặp điều may mắn. Trong nghệ thuật Hát Bội, có hai yếu tố cơ bản là hát và múa võ. Người hát sử dụng lối hát nhấn nhá, mang âm hưởng của tiếng địa phương, kết hợp rất hài hòa với các điệu múa võ cổ truyền Bình Định và được hỗ trợ bởi nhiều nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là trống. Bên cạnh đó, hầu hết các loại binh khí của võ cổ truyền Bình Định đều góp mặt trên sân khấu Hát Bội như song kiếm, song phủ, độc phủ, đao, thương, siêu côn… nên khả năng biểu hiện dạng thức chiến đấu của những cuộc giao tranh trong sử sách là trực tiếp, vô cùng sinh động. Vì thế, Hát Bội đòi hỏi người diễn phải biết võ nghệ và sử dụng thuần thục các loại binh khí để biến võ thuật đời thường thành những hành vi chiến đấu, giao tranh đầy tính nghệ thuật trên sân khấu.
Ca từ Hát Bội phản ánh tình cảm của con người, như: tình vua tôi, cha con, mẹ con và bạn hữu,... Các tuồng Hát Bội thường có nội dung răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, ca ngợi cái tốt đẹp, cao cả và phê phán thói hư, tật xấu. Hát Bội cũng được trình diễn trong các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, gặp điều may mắn. Trong nghệ thuật Hát Bội, có hai yếu tố cơ bản là hát và múa võ. Người hát sử dụng lối hát nhấn nhá, mang âm hưởng của tiếng địa phương, kết hợp rất hài hòa với các điệu múa võ cổ truyền Bình Định và được hỗ trợ bởi nhiều nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là trống. Bên cạnh đó, hầu hết các loại binh khí của võ cổ truyền Bình Định đều góp mặt trên sân khấu Hát Bội như song kiếm, song phủ, độc phủ, đao, thương, siêu côn… nên khả năng biểu hiện dạng thức chiến đấu của những cuộc giao tranh trong sử sách là trực tiếp, vô cùng sinh động. Vì thế, Hát Bội đòi hỏi người diễn phải biết võ nghệ và sử dụng thuần thục các loại binh khí để biến võ thuật đời thường thành những hành vi chiến đấu, giao tranh đầy tính nghệ thuật trên sân khấu.
Trình diễn hát Bội trong nhà hát. Ảnh: Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa |
Nghệ thuật trang điểm, trang trí cho các vai diễn của Hát Bội cũng mang yếu tố đặc sắc, tạo nên nét riêng cho từng nhân vật, mỗi khuôn mặt thể hiện một tính cách hết sức đặc trưng. Hát Bội có giá trị nghệ thuật cao với tiếng kèn, nhịp trống, điệu đàn cò… diễn tả các cung bậc tình cảm: vui, buồn, yêu, ghét, hờn giận, đau thương, ai oán…, lúc hùng tráng, lúc vui vẻ, khi lại đau đớn, bi thương…hóa cùng các điệu hát phách, lối… làm cho người xem cảm động, say mê.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có Nhà hát Tuồng Đào Tấn vẫn đang hoạt động, lưu giữ, trình diễn những vở Hát Bội cổ truyền. Ngoài ra, còn có 12 đoàn Hát Bội không chuyên, liên tục trình diễn và truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống này cho các thế hệ trẻ. Ở các vùng nông thôn, những nhóm Hát Bội thường xuyên trình diễn trong các sự kiện mang tính cộng đồng của làng, xóm hay các dịp hiếu hỉ của gia đình. Trải qua hàng trăm năm, Hát Bội vẫn được người dân Bình Định liên tục duy trì, thực hành và truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp.
Với những giá trị đặc sắc trên, Hát Bội Bình Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 8 năm 2014.
Theo Hồ sơ di sản văn hóa/ dsvh.gov.vn