
Hát Bội Bình Định
Nghệ thuật Hát Bội có từ thời Trần (1226 - 1399), thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. “Hát Bội” là lối hát có tám sân khấu đấu lưng nhau với các kép, nghệ sĩ tạo thành sân khấu tám mặt, hát chung một tuồng (vở) cùng lúc. Hướng Tây Bắc (thuộc cung Càn, tượng trưng cho Trời) dành cho vua, hoàng thân quốc thích và các quan đại thần thưởng lãm; các cửa sân khấu khác dành cho các hạng tuỳ tùng theo thứ bậc, phẩm hàm và cho thứ dân ai cũng được xem. “Bội” là gấp lên, nhân lên, để sân khấu trở thành tám tấm gương phản chiếu cuộc đời thực.