Trưng bày hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về Phật giáo thời Lý -Trần tại Tây Yên Tử

Sáng 8/2, tại Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử (huyện Sơn Động), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”.

potal-bac-giang-trung-bay-hinh-anh-hien-vat-tieu-bieu-ve-phat-giao-thoi-ly-tran-7846107.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN

Cuộc trưng bày nhằm tuyên truyền sâu rộng về giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, cũng như tư tưởng sâu sắc của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng trong việc chung tay bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của quê hương Bắc Giang. Đồng thời, góp phần tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch văn hóa - tâm linh, xây dựng thương hiệu du lịch “Về miền đất thiêng Tây Yên Tử” theo dấu chân Phật hoàng.

potal-bac-giang-trung-bay-hinh-anh-hien-vat-tieu-bieu-ve-phat-giao-thoi-ly-tran-7846109.jpg
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương được trưng bày. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN

Tại đây, Ban Tổ chức giới thiệu hơn 50 hình ảnh, trên 100 hiện vật tiêu biểu được lựa chọn từ 11 điểm khai quật khảo cổ học thời gian qua tại các phế tích, di tích Phật giáo thời Lý - Trần trên địa bàn 7 huyện, thành phố, thị xã là: Thành phố Bắc Giang, các huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, thị xã Chũ và thị xã Việt Yên. Các hiện vật này chính là những minh chứng vật chất quý giá khẳng định sự phát triển hưng thịnh, rộng khắp của Phật giáo Lý -Trần trên vùng đất Tây Yên Tử - Bắc Giang hôm nay. Đồng thời, là cơ sở, căn cứ khoa học để tỉnh Bắc Giang tiếp tục nghiên cứu, phục dựng con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

potal-bac-giang-trung-bay-hinh-anh-hien-vat-tieu-bieu-ve-phat-giao-thoi-ly-tran-7846104.jpg
Du khách trải nghiệm in dập mộc bản. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn mang đến không gian trải nghiệm in dập mộc bản liên quan đến Phật giáo nhằm tôn vinh, giới thiệu một nét đẹp văn hóa trong điêu khắc mộc bản truyền thống của dân tộc.

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang Nguyễn Sĩ Cầm cho biết: Từ sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long (năm 1010), Bắc Giang trở thành vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, giữ vai trò là “phên dậu” phía Bắc bảo vệ kinh thành Thăng Long, gắn bó mật thiết với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Dưới thời Lý - Trần, nơi đây đã trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng, ghi dấu sự phát triển rực rỡ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

potal-bac-giang-trung-bay-hinh-anh-hien-vat-tieu-bieu-ve-phat-giao-thoi-ly-tran-7846106.jpg
Các đại biểu tham quan hình ảnh, hiện vật được trưng bày. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN

Các di sản văn hóa của Bắc Giang thời kỳ này được thể hiện trên hai phương diện. Về văn hóa vật thể gồm hệ thống chùa, tháp cổ, như: Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Thiên, Mã Yên, Hồ Bấc... không chỉ là những danh lam cổ tự mang dấu ấn lịch sử - văn hóa lâu đời, còn phản ánh sự hưng thịnh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Những công trình này do chính các vị tổ của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử xây dựng, trùng tu và phát triển, tạo nên không gian tu hành và truyền bá Phật pháp rộng lớn.

potal-bac-giang-trung-bay-hinh-anh-hien-vat-tieu-bieu-ve-phat-giao-thoi-ly-tran-7846108.jpg
Bức ảnh bộ tượng Tam Tổ 3 Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN

Về văn hóa phi vật thể, Bắc Giang là nơi lưu giữ tư tưởng, triết lý Phật giáo Trúc Lâm, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần và văn hóa dân tộc. Trong đó, triết học, ngôn ngữ, văn học Phật giáo thời Lý - Trần với tư tưởng Thiền tông đã góp phần tạo nên nền tảng quan trọng cho văn học nước nhà; đồng thời, đóng vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc.

Đồng Thúy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo những lễ hội Xuân

Độc đáo những lễ hội Xuân

Tối 7/2, lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 được UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về với Xứ Lạng, hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo này.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Xem trai giả gái múa "Con đĩ đánh bồng" ở Hội làng Triều Khúc

Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Bình Định tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các di sản thiên nhiên

Hiện nay, tại các điểm di sản thiên nhiên của Bình Định được công nhận là di sản thiên nhiên cấp Quốc gia, công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều du khách và người dân địa phương khi đến tham quan, du lịch chưa có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng du khách xả rác, ăn uống bừa bãi gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường của di sản. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường đối với các di sản này vẫn chưa được các Sở, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ và đồng bộ.

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Lễ hội Đúc Bụt “cướp chiếu” cầu may ở Vĩnh Phúc

Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình về quy mô và một số lễ thức, có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Ngày 4/2, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ 27 năm 2025 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Lào Cai đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong những ngày đầu Xuân năm mới. Đến với vùng biên cương Tổ quốc, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm độc đáo khi tham dự các lễ hội Xuân, cùng đồng bào hòa mình vào không khí rộn ràng mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Lễ hội xuống đồng (Roóng Poọc) của người dân tộc Giáy ở xã Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát là một điểm nhấn văn hóa đã được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, hàm chứa ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc.

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, phản ánh không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết được phục dựng ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình.