Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 25/12, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28/12/2024.

Đua ghe Ngo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì tổ chức hằng năm vào dịp Lễ hội Oóc Om Bóc tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy các giá trị di sản văn hóa Khmer

Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.

Phú Thọ - Nghệ An hợp tác làm trưng bày kết nối miền di sản

Phú Thọ - Nghệ An hợp tác làm trưng bày kết nối miền di sản

Sáng 22/11, tại thành phố Vinh, Bảo tàng Nghệ An phối hợp với Bảo tàng Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) tổ chức trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản” nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh.

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Phát huy giá trị di sản vì tương lai bền vững

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Phát huy giá trị di sản vì tương lai bền vững

Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 30/10, tại thành phố Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then của người Tày, Nùng trên địa bàn 3 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên”.

Bảo tồn cây trôi di sản 800 năm tuổi ở Hà Tĩnh

Bảo tồn cây trôi di sản 800 năm tuổi ở Hà Tĩnh

Giữa vùng quê Hà Tĩnh yên bình, có một chứng nhân sống động đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, đó là cây trôi 800 năm tuổi ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê. Cây cổ thụ này không chỉ là di sản thiên nhiên quý giá mà còn là linh hồn, niềm tự hào của các thế hệ người dân nơi đây. Qua thời gian, cây trôi trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ, sự gắn kết cộng đồng và tình yêu quê hương, đất nước.

Anh Nguyễn Thành Ngân truyền nhiệt huyết, đam mê dân ca ví, giặm trong giới trẻ

Anh Nguyễn Thành Ngân truyền nhiệt huyết, đam mê dân ca ví, giặm trong giới trẻ

Hiện nay có nhiều bạn trẻ tìm về với văn hóa di sản của cha ông, tâm nguyện gìn giữ, bảo tồn dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Họ cũng được truyền năng lượng, niềm đam mê nhiệt huyết và trách nhiệm cộng đồng của nhiều nghệ sĩ trẻ, nghệ nhân chung tay trong việc bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm.

Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài cuối)

Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài cuối)

Công nghiệp văn hóa là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cùng kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân. Với lợi thế về những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ đã được thế giới vinh danh, Thừa Thiên - Huế đang hướng đến từng bước hình thành phát triển ngành công nghiệp văn hóa di sản để đem lại những giá trị kinh tế bền vững.

Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài 2)

Di sản văn hóa Huế: Từ danh hiệu quốc tế đến phát triển công nghiệp văn hóa (Bài 2)

Sở hữu kho tàng đồ sộ di sản văn hóa cung đình đặc sắc không chỉ đem lại lợi thế to lớn cho Thừa Thiên – Huế mà còn đặt ra bài toán cho các nhà quản lý địa phương trong bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang “bắt tay” cùng các công ty công nghệ số triển khai số hóa 3D khoảng 11.000 cổ vật, hiện vật. Đây chính là tiền đề quan trọng, giải quyết bài toán khai thác nguồn tài nguyên di sản phục vụ cho công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản.

Ninh Thuận: Đưa di sản văn hóa đến gần hơn du khách

Ninh Thuận: Đưa di sản văn hóa đến gần hơn du khách

Nằm ở vùng duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, nhiều di sản văn hóa đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Các di sản không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn là tài nguyên quan trọng, được địa phương đẩy mạnh khai thác để thúc đẩy phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

Điện thờ chính tại đình Trung Yên, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

“Chuyện đình trong phố” tạo sức sống cho di sản trong khu Phố cổ Hà Nội

“Chuyện đình trong phố” là dự án đánh thức các ngôi đình trong khu Phố cổ Hà Nội bằng hoạt động đưa nghệ thuật vào triển lãm do quận Hoàn Kiếm phối hợp với nhóm nghệ sĩ thực hiện, nhằm tạo sức sống cho các di sản, thúc đẩy việc phát huy giá trị di sản, hướng tới xây dựng Hoàn Kiếm là quận sáng tạo của Thủ đô.

Hành trình du lịch gắn với “đánh thức” di sản

Hành trình du lịch gắn với “đánh thức” di sản

Trong bối cảnh vé máy bay trong nước tăng kéo theo giá tour tăng từ 10-15%, đi du lịch bằng tàu hỏa đang là một xu hướng mới. Nhiều người, nhất là giới trẻ đã chọn đi tàu hỏa để du lịch “chữa lành” bằng nhịp điệu chậm rãi, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp trên từng cung đường. Ngành đường sắt cũng nỗ lực đổi mới, phối hợp với doanh nghiệp du lịch để nâng cao chất lượng, gắn du lịch với "đánh thức" di sản.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật Chèo

Trong hai ngày (22 - 23/11), tại Thái Bình, Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Bảo vệ và phát huy giá trị di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật Chèo trong xã hội đương đại.
Di sản kéo co (Bài cuối)

Di sản kéo co (Bài cuối)

Sau 8 năm được UNESCO vinh danh, di sản kéo co chưa thực sự phát huy được giá trị văn hóa đặc sắc, công tác bảo tồn di sản vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần được sự đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng và của cơ quan quản lý văn hóa.
Trình diễn "Kéo co ngồi" của đền Trấn Vũ (Hà Nội). Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN

Di sản kéo co (Bài 1)

Năm 2015, di sản kéo co của cộng đồng các nước gồm Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Tám năm sau khi được vinh danh, cộng đồng sở hữu Nghi lễ và trò chơi kéo co vẫn đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.
Hơn 50 mảnh khuôn đúc trống đồng được các nhà khảo cổ tìm thấy cuối năm 2014 ở độ sâu 1,8 - 2m, phân bố khá đều trong lòng hố khai quật, ở một địa tầng ổn định chỉ cách 20 m nơi PGS.TS Nishimura đã tìm thấy mảnh khuôn đúc trồng đầu đầu tiên tại Luy Lâu nă

Trưng bày di sản đặc sắc mới phát hiện về văn hóa Đông Sơn

Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày 20/11 cho biết sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn", giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm cùng phát hiện mới về khuôn đúc trống đồng tại Luy Lâu (Bắc Ninh) qua khai quật khảo cổ học. Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2000 năm trước.
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu Khai mạc Hội nghị- Hội thảo. Ảnh: toquoc.vn

Cập nhật nhiều nội dung mới nhất về bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Hội nghị - hội thảo xin ý kiến góp ý Hồ sơ Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã diễn ra ngày 13/11 theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới 44 điểm cầu ở trong nước. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023.
Trách nhiệm của các "bảo tàng sống" trong gìn giữ di sản của Thủ đô

Trách nhiệm của các "bảo tàng sống" trong gìn giữ di sản của Thủ đô

Là những người nắm giữ, thực hành, trao truyền di sản văn hóa phi vật thể, từ lâu, các nghệ nhân Hà Nội được coi là "báu vật", "bảo tàng sống", "linh hồn" của loại hình này và họ cũng chính là di sản văn hóa. Dù trước đó chưa có bất kỳ một ràng buộc nào nhưng các nghệ nhân đều coi việc nắm giữ, thực hành, trao truyền di sản là trách nhiệm của mình. Trước những đòi hỏi thực tiễn trong việc bảo tồn, phát huy loại hình này, lần đầu tiên Hà Nội đã đặt ra vấn đề về vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố.
Tiết mục hát then đàn tính tại Liên hoan các Câu lạc bộ hát then đàn tính, dân ca, dân vũ, nhảy cộng đồng...trong khuôn khổ Ngày hội văn hoá các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2023. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát then

Ngày 14/10, Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) tổ chức liên hoan các Câu lạc bộ hát then đàn tính, dân ca, dân vũ, nhảy cộng đồng; giới thiệu, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống năm 2023.
Phát huy giá trị cảnh quan văn hóa di sản Huế

Phát huy giá trị cảnh quan văn hóa di sản Huế

Ngày 9/8, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Đại học Waseda (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hóa Di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế”.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Nâng cao nhận thức về giá trị của di sản văn hóa trong cộng đồng

Ngày 1/8, tại Thừa Thiên - Huế, Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam - Engaging With Vietnam lần thứ 14 đã khai mạc với chủ đề "Sống cùng di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và Thế giới" với sự tham gia của hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế cùng 320 tham luận đăng ký.
Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954

Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954

Sáng 14/2, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) phối hợp với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tổ chức khai mạc Triển lãm "Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954" tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là sự kiện chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973-2023).