Sức hút từ sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Bình Thuận

Với lợi thế về quỹ đất lớn kết hợp ưu điểm về hệ thống sông ngòi, kênh rạch, rừng núi cùng sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Bước đầu các tour trải nghiệm miệt vườn đã mang lại hiệu quả không chỉ làm phong phú sản phẩm du lịch Bình Thuận mà còn góp phần tạo ra giá trị tổng hợp cho ngành nông nghiệp địa phương.

Từ khi 2 tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo đi vào hoạt động, lượng khách “đổ về” huyện Tuy Phong (Bình Thuận) ngày càng đông. Ngoài Khu du lịch Bình Thạnh với chùa Cổ Thạch và bãi đá 7 màu, du lịch Tuy Phong đang có sức hút nhờ những điểm tham quan mới. Trong đó phải kể đến là sản phẩm du lịch trải nghiệm tại vườn nho ở xã Phước Thể.

Những ngày này, vườn nho Lê My (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong) đang là điểm đến thu hút khách du lịch yêu thiên nhiên nhờ không gian yên tĩnh, vườn nho xanh mướt với những chùm nho trĩu quả. Đến đây, du khách được tham quan, chụp hình, thưởng thức các sản phẩm chế biến từ nho và trải nghiệm hái nho ngay tại vườn.

potal-suc-hut-tu-san-pham-du-lich-nong-nghiep-tai-binh-thuan-7863051.jpg
Vườn nho xanh mướt với những chùm nho trĩu quả, chín mọng hấp dẫn du khách. Ảnh: Hồng Hiếu - TTXVN

Anh Trần Tuấn Anh, du khách đến từ tỉnh Tây Ninh chia sẻ: Được bạn bè giới thiệu nên chúng tôi tìm đến khám phá. Lần đầu được vào tận vườn nho, tôi gần như choáng ngợp bởi không gian xanh mát và những chùm nho chín mọng treo lơ lửng trên giàn. Đây là một trải nghiệm thú vị và khó quên, chúng tôi đã có một bộ sưu tập ảnh rất ưng ý tại đây.

Sau một ngày đắm mình với sóng biển, thăm viếng cảnh chùa, chị Huỳnh Thị Mỹ Tiên, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chọn tham quan vườn nho là hoạt động cuối trong hành trình du lịch đầu năm của mình. Chị Mỹ Tiên hào hứng chia sẻ: "Chủ vườn cho khách tham quan, chụp ảnh miễn phí. Các con tôi đã có điều kiện tìm hiểu về người nông dân, nông thôn, được trải nghiệm thực tế tại vùng quê. Tôi được tận tay cắt những chùm nho ngon, tươi để làm quà cho gia đình và bạn bè sau khi tranh thủ “check- in”, dùng thử các sản phẩm từ nho như rượu, mật, nho khô...".

potal-suc-hut-tu-san-pham-du-lich-nong-nghiep-tai-binh-thuan-7863056.jpg
Du khách thích thú khi được tận tay cắt những chùm nho căng mọng về làm quà cho người thân và bạn bè. Hồng Hiếu - TTXVN

Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho du khách, chủ nhà vườn không chỉ chăm sóc vườn thật kỹ, tạo thêm nhiều cảnh quan để du khách chụp ảnh, vui chơi mà còn liên kết với các nhà vườn khác mở rộng không gian, tạo thêm sự phong phú, đa dạng.

Anh Lê Quốc Hiền, chủ vườn nho Lê My cho biết, gia đình anh có gần một ha trồng giống nho xanh và nho hồng nhật canh tác rải vụ. Ban đầu vườn nhà chỉ sản xuất để bán trái nhưng sau đó bạn bè và người thân muốn vào vườn để tham quan. Vào mùa chính vụ, khi các vườn nho chín, vườn sẽ mở cửa để du khách đến tham quan chụp ảnh, thưởng thức trái cây tại vườn, mua nho tươi và các sản phẩm chế biến từ nho.

potal-suc-hut-tu-san-pham-du-lich-nong-nghiep-tai-binh-thuan-7863049.jpg
Các nhà vườn mở cửa miễn phí mỗi ngày để du khách tham quan. Ảnh: Hồng Hiếu - TTXVN

Khi nhu cầu ngày một tăng cao, vườn nho của anh Hiền không đủ đáp ứng. Anh đã liên kết với các nhà vườn khác trong vùng để có thể phục vụ khách tham quan tại vườn quanh năm. Khi vườn này sắp hết thì vườn khác sẽ luân phiên, gối đầu. Đến nay đã có hơn 10 nhà vườn tham gia liên kết với khoảng 5 ha trồng nho an toàn theo phương thức rải vụ để lúc nào cũng có nho chín phục vụ du khách.

Hiện nay, đa phần các nhà vườn đều trồng giống nho hồng nhật bởi đây là giống nho cao cấp, được thương lái lẫn du khách yêu thích. Giống nho này nổi tiếng với quả to, căng giòn, vị ngọt thanh và mùi thơm nhẹ đặc trưng; không chỉ được ưa chuộng để ăn tươi mà còn dùng trong sản xuất rượu và các loại nước ép cao cấp. Để vừa đảm bảo an toàn cho du khách, vừa đảm bảo năng suất, sản lượng, nhà vườn áp dụng biện pháp canh tác an toàn, sử dụng phân hữu cơ giúp cây phát triển tốt, năng suất cao.

Các nhà vườn mở cửa từ 5 giờ 30 phút đến 18 giờ mỗi ngày. Buổi sáng là thời điểm du khách đến đông nhất trong ngày, có thời điểm đón vài trăm lượt khách mỗi ngày. Ngoài bán cho thương lái, các nhà vườn bán cho du khách hái tại vườn với giá dao động từ 120.000- 150.000 đồng/kg. Ngoài ra, các chủ vườn còn bán các gốc nho giống, các sản phẩm chế biến từ nho…

Theo Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong, địa phương đang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản xuất các loại nông sản đặc sản có ưu thế như: nho, táo, mủ trôm, ớt chim La Gàn, thảo dược từ cây đinh lăng… Việc phát triển du lịch nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho địa phương, giúp một bộ phận nông dân cải thiện thu nhập, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến với du khách.

potal-suc-hut-tu-san-pham-du-lich-nong-nghiep-tai-binh-thuan-7863054.jpg
Du khách có thể mua nho hái tại vườn với giá dao động từ 120.000- 150.000 đồng/kg. Ảnh: Hồng Hiếu - TTXVN

Không chỉ ở huyện Tuy Phong mà nhiều địa phương khác như Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh cũng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với sản xuất nông nghiệp địa phương. Điển hình như, ở huyện Đức Linh, du lịch gắn với các hoạt động trải nghiệm sản xuất bưởi da xanh Đông Hà, sầu riêng Rô Mô; Bắc Bình gắn du lịch với trải nghiệm các vườn dưa lưới, trại nuôi dông thịt…

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trên địa bàn tỉnh hiện có 28 điểm khai thác du lịch nông nghiệp. Nhiều mô hình du lịch sinh thái, du lịch canh nông ở những địa phương này đã phát huy hiệu quả, thu hút sự quan tâm của du khách. Có thể nói, với mô hình du lịch nông nghiệp, nhiều lợi ích được mang lại cho người nông dân, lẫn ngành du lịch. Các sản phẩm OCOP trở thành đặc sản của địa phương và tăng thêm giá trị cũng nhờ có du lịch.

Du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái đã mở ra một hướng đi mới, góp phần phát triển bền vững du lịch, đồng thời mang lại sắc thái, sức sống mới ở vùng nông thôn. Tuy nhiên trên thực tế tại Bình Thuận, quá trình triển khai gặp không ít khó khăn, bất cập như: các sản phẩm cho khách du lịch tham quan ở một số mô hình du lịch nông nghiệp còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa tạo ra sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách. Một số nơi phát triển theo xu hướng tự phát, chưa có chiến lược phát triển cụ thể. Chính sách về đất đai, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giấy phép xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, canh nông chưa rõ ràng, còn nhiều khó khăn, vướng mắc…

Hy vọng thời gian tới, chính quyền địa phương các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác phối hợp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn; thực hiện các chính sách về phát triển du lịch nông nghiệp; xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông ở địa phương. Các quy định mới sẽ giúp du lịch nông nghiệp Bình Thuận được định vị và ngày càng phát triển.

Hồng Hiếu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính định hướng tài nguyên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng tài nguyên, môi trường du lịch. Đối với tỉnh Khánh Hòa, tài nguyên biển, đảo và nền văn hóa biển, đảo được tích lũy lâu đời đã trở thành “chìa khóa” để khai mở, tạo dựng được vị thế là một trong những trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước và cũng là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế lâu nay.

Kết nối làng nghề truyền thống thúc đẩy phát triển du lịch tại Phú Yên

Kết nối làng nghề truyền thống thúc đẩy phát triển du lịch tại Phú Yên

Du lịch nông thôn, du lịch làng nghề đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho du khách khi muốn tìm hiểu văn hóa, con người và cuộc sống ở vùng thôn quê. Nhận thấy có nhiều tiềm năng, tỉnh Phú Yên đã triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực du lịch làng nghề, du lịch nông thôn phát triển. Tỉnh cũng chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP thành các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Du khách đổ về làng chài Nhơn Hải "check in" mùa rêu xanh mướt

Du khách đổ về làng chài Nhơn Hải "check in" mùa rêu xanh mướt

Những ngày này, có khá đông du khách đổ về làng chài xã Nhơn Hải, nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 10km về phía Bắc để tham quan, "check-in" cạnh bãi đá phủ đầy rêu xanh mướt dọc bờ biển khi thủy triều rút xuống.

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

Mộc Châu níu chân du khách trong rừng hoa mận trắng

Mộc Châu níu chân du khách trong rừng hoa mận trắng

Mùa Xuân về, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La như khoác lên mình tấm áo trắng muốt khi những vườn mận đồng loạt bung nở, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc, thu hút rất đông du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm.

Giữ đặc trưng sinh thái Măng Đen khi du lịch "bùng nổ"

Giữ đặc trưng sinh thái Măng Đen khi du lịch "bùng nổ"

Theo thống kê của UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, những năm gần đây, lượng khách đến với Khu du lịch sinh thái Măng Đen tăng nhanh chóng, từ 600 ngàn lượt khách năm 2022 lên 1 triệu lượt năm 2023 và lên 1,2 triệu lượt năm 2024. Mức tăng trưởng “nóng” này đòi hỏi địa phương phải nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách.

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Ngày 12/2, hàng ngàn người dân và du khách tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tham dự khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025.

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Ngày 12/2, tại khu vực thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều người dân đã tổ chức phiên chợ lá độc đáo, với hàng chục gian hàng ẩm thực chay phục vụ miễn phí. Phiên chợ diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng. Người dân và du khách tham gia phiên chợ chỉ cần sử dụng lá cây để mua hàng thay cho tiền.

Đa dạng các sản phẩm du lịch hút khách đầu Xuân

Đa dạng các sản phẩm du lịch hút khách đầu Xuân

Chiều 11/2, tại Văn Miếu Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức Khai mạc trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh; ra mắt Câu lạc bộ Thư pháp Bắc Ninh.

Phát huy tiềm năng du lịch cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long

Phát huy tiềm năng du lịch cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long

Là địa phương nằm trong khu vực sông Tiền, cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang đang phát huy tiềm năng du lịch, giải quyết công ăn việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - văn hóa chung của tỉnh. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của ngành Du lịch tỉnh là nâng cao hiệu quả điều hành, đa dạng hóa các loại hình, liên kết phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương.

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”. Hoạt động nhằm tôn vinh nghề trồng và chế biến chè, kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại, đồng thời là sản phẩm du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố Thái Nguyên.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh việc tham quan ở những điểm, khu du lịch, du khách đã được trải nghiệm nhiều hoạt động đón Tết phong phú, đa dạng. Du khách vừa du Xuân vừa vui đón ngày Tết cổ truyền đậm đà bản sắc, phong vị quê hương của người dân miền Tây Nam Bộ.

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh đón tiếp ước đạt 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; trong đó, khách nội địa ước đón 177.000 lượt khách, khách quốc tế ước đón 3.000 lượt khách.