Sức hút từ sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Bình Thuận

Sức hút từ sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Bình Thuận

Với lợi thế về quỹ đất lớn kết hợp ưu điểm về hệ thống sông ngòi, kênh rạch, rừng núi cùng sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Bước đầu các tour trải nghiệm miệt vườn đã mang lại hiệu quả không chỉ làm phong phú sản phẩm du lịch Bình Thuận mà còn góp phần tạo ra giá trị tổng hợp cho ngành nông nghiệp địa phương.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Ninh Thuận tăng sức hút từ các giống nho ăn tươi mới chất lượng cao

Ninh Thuận tăng sức hút từ các giống nho ăn tươi mới chất lượng cao

Để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nho trên thị trường, tỉnh Ninh Thuận khuyến khích, đẩy mạnh trồng nhân rộng các giống nho ăn tươi mới, nho không hạt chất lượng cao để tăng hiệu quả kinh tế và tạo thêm sức hút cho du lịch nông nghiệp địa phương.

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Tối 16/1, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều” với chủ đề Vĩnh Cửu - tình đất, tình người. Đây là lần đầu tiên Đồng Nai tổ chức lễ hội về loại quả nổi tiếng của tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn đợi thời cơ “cất cánh”

Du lịch nông nghiệp, nông thôn đợi thời cơ “cất cánh”

Du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các hoạt động xoay quanh nông nghiệp, người nông dân và cảnh quan nông thôn. Loại hình này cung cấp các trải nghiệm toàn diện, hấp dẫn, mang tính giải trí và giáo dục đang là xu hướng được ưa chuộng. Ở Việt Nam đã xuất hiện loại hình du lịch này. Tuy nhiên, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh”.

Quang cảnh cù lao Thới Sơn nhìn từ trên cao.

Tiền Giang khai thác lợi thế phát triển du lịch nông nghiệp

Phát huy tính đặc thù của tỉnh nông nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã phát huy lợi thế và khai thác khá tốt loại hình du lịch này gắn liền với các hoạt động như: tham quan ngắm cảnh nông thôn, homestay, các làng nghề truyền thống, trải nghiệm văn hóa cùng cuộc sống người dân nông thôn…

Hà Nội phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc, khác biệt

Hà Nội phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc, khác biệt

Mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn không chỉ phát triển điểm đến du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái mà còn đem lại sinh kế cho nông dân. Với vùng ngoại thành rộng lớn gồm 18 huyện, thị xã, Hà Nội có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Thành phố cũng xác định đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch này theo hướng đặc sắc, khác biệt, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút khách.

Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận - Ninh Thuận giới thiệu sản phẩm chế biến từ nho. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Nâng tầm giá trị cho sản phẩm nho Ninh Thuận

Ninh Thuận có diện tích trồng nho lớn nhất cả nước với trên 1.000 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 26.000 – 28.000 tấn nho tươi. Để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tỉnh đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu sản xuất, chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ quả nho và gắn với phát triển du lịch nông nghiệp.
Đồng Tháp phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP

Đồng Tháp phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP

Đồng Tháp là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng, đặc biệt là hoa, trái cây, thủy sản... cùng với các giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, ẩm thực đặc trưng Nam Bộ là những lợi thế để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Từ 84 điểm du lịch nông nghiệp, đến nay, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt, đưa vào hoạt động thêm 65 địa điểm mới.
Du lịch nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế tích hợp

Du lịch nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế tích hợp

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, ngày 15/3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, du lịch nông nghiệp, nông thôn trở thành một ngành kinh tế tích hợp, đưa sản vật nông nghiệp, đặc trưng nông thôn, trở thành tài nguyên phục vụ du lịch.
Phát huy thế mạnh địa phương, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển du lịch sinh thái làng nghề.

Hồng Vân - điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ven đô

Phát huy thế mạnh địa phương, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái làng nghề. Bước chuyển mình này đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững…
Với vùng ngoại thành rộng lớn, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng 806 làng nghề, du lịch nông thôn được xem là mảnh đất “màu mỡ” của du lịch Hà Nội.

Đòn bẩy phát triển kinh tế du lịch Hà Nội

Những năm gần đây, du lịch nông thôn được Hà Nội chú trọng, quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch. Đặc biệt, tiềm năng lớn của du lịch nông thôn đã giúp ngành du lịch Hà Nội xây dựng nhiều sản phẩm du lịch chất lượng, độc đáo.
Đôi bạn trẻ trong trang phục truyền thống của người Ê Đêchụp ảnh lưu niệm ở ngôi nhà dài trong Khu du lịch cộng đồng Ko Tam. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Đắk Lắk phục hồi hoạt động du lịch

Tỉnh Đắk Lắk có tài nguyên du lịch đa dạng, đang khai thác theo hướng du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, vườn rừng kết hợp trải nghiệm, tham quan di tích lịch sử cách mạng, tâm linh, lễ hội.
Du lịch nông nghiệp, lợi ích kép của Hà Nội

Du lịch nông nghiệp, lợi ích kép của Hà Nội

Du khách nhớ đến Hà Nội thường nhớ tới các sản phẩm văn hoá, ẩm thực mà ít nhớ ra Hà Nội còn có tới 18 huyện, thị xã ngoại thành có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch nông nghiệp. Ngành du lịch Thủ đô mới đây đã và đang thúc đẩy mảng du lịch nông nghiệp, vừa đa dạng hoá sản phẩm du lịch, vừa góp phần tạo thêm sức sống cho các vùng ngoại thành.
Ninh Bình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn thu hút du khách

Ninh Bình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn thu hút du khách

Hoạt động du lịch khai thác các yếu tố từ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việc phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp nông thôn thu hút được nhiều lao động vùng nông thôn, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động, góp phần bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, từ đó tạo đà cho du lịch Ninh Bình từng bước phát triển, thu hút du khách thập phương đến tham gia trải nghiệm.
Vĩnh Long huy động nguồn lực để khôi phục hoạt động du lịch

Vĩnh Long huy động nguồn lực để khôi phục hoạt động du lịch

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Phan Văn Giàu, năm 2021, dự báo tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến lượng khách du lịch, nhất là khách quốc tế tới tham quan, du lịch tại tỉnh. Do đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nỗ lực khắc phục khó khăn, huy động nguồn lực để khôi phục lại hoạt động du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi. Ngành đặt mục tiêu tổng lượng khách đến tham quan trong năm 2021 đạt 800.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 15.000 lượt, khách nội địa đạt 785.000 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 290 tỷ đồng.
Bình Thuận phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững

Bình Thuận phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững

Cùng với các sản phẩm du lịch đã khẳng định thương hiệu như golf, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, thể thao địa hình… Bình Thuận đang tập trung phát triển sản phẩm du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp. Điều đó mở ra một hướng đi mới và bền vững cho ngành du lịch, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.