Cùng với sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên, Bình Thuận hiện có 270.000 ha đất sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như lúa, bắp, nho, cây trôm, đặc biệt là cây thanh long. Đây là lợi thế rất lớn để Bình Thuận khai thác và phát triển loại hình du lịch gắn với nông nghiệp bền vững. Tận dụng lợi thế vốn có, cuối năm 2019, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận đã đưa vào hoạt động mô hình tour du lịch cộng đồng “Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long” cùng người dân tại huyện Hàm Thuận Nam- nơi “thủ phủ thanh long” của Bình Thuận. Dù mới hình thành trong thời gian ngắn nhưng loại hình này bước đầu đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
Du khách Victoria Norman, đến từ Nga rất hào hứng khi được trải nghiệm làm nông dân trồng thanh long. Không chỉ vào tận vườn thưởng thức sản phẩm từ cây thanh long như trái thanh long tươi, uống nước ép thanh long, mứt thanh long, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống thường ngày của nông dân. Chị Victoria Norman chia sẻ, được hướng dẫn tham quan và trải nghiệm thực tế vườn thanh long chị thấy rất thú vị và gần gũi hơn với làng quê, người dân địa phương.
Ông Võ Xuân Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết: Tham quan vườn thanh long là sản phẩm mới nằm trong chuỗi phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. Thông qua đó, đơn vị cũng mong muốn mở rộng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch sâu rộng hơn; đồng thời, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.
Thực tế cho thấy, du lịch nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho nhiều địa phương, doanh nghiệp. Sự tham gia trực tiếp của nông dân đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân. Cùng với đó, việc mạnh dạn tham gia vào phát triển du lịch tại vườn còn giúp người nông dân cải tiến kỹ thuật, sản xuất sạch hơn.
Ông Nguyễn Văn Chín, một trong những hộ dân tham gia xây dựng mô hình du lịch gắn với nông nghiệp cho biết: Ông đã đi tham quan, học tập mô hình du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp ở nhiều địa phương khác. Việc xây dựng mô hình này không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần quảng bá trái thanh long Bình Thuận. Khi tham gia mô hình này, ông phải tuân thủ rất nghiêm ngặt về quy trình trồng thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn cho du khách.
Không chỉ có du lịch trải nghiệm vườn thanh long, hiện nay, tại Bình Thuận, một số tour, tuyến, điểm du lịch gắn với nông nghiệp cũng được triển khai như: Tour khám phá thác 9 tầng kết hợp tham quan vườn cây ăn trái ở thôn Đa Tro, xã Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc); phát triển tham quan nhà vườn tại xã Đa Kai (huyện Đức Linh), tham quan vườn nho ở huyện Tuy Phong… Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm này còn mang tính tự phát và thiếu đầu tư hạ tầng, dịch vụ...
Bình Thuận hiện có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Chẳng hạn như: vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2.000 ha tại huyện Bắc Bình; du lịch sinh thái kết hợp phát triển nông nghiệp trên các đảo, xung quanh hồ thủy điện, thủy lợi tại các huyện vùng cao như Tuy Phong, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc...
Để thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về phát triển du lịch đến năm 2020, đưa du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư… ngành du lịch tỉnh cần xây dựng một chiến lược lâu dài, toàn diện. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, nhà khoa học, doanh nghiệp lữ hành, du lịch; nâng cao chất lượng từng điểm đến…
Theo ông Võ Xuân Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận, thời gian tới, bên cạnh nhân rộng mô hình điểm tham quan vườn thanh long, ngành du lịch tỉnh tiếp tục nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa ở Phan Tiến, Phan Dũng, Đa Mi…Từ đó góp phần quảng bá những giá trị về tự nhiên, văn hóa, con người, đem lại thu nhập cho cộng đồng và tạo thêm sản phẩm du lịch cho địa phương.
Du khách Victoria Norman, đến từ Nga rất hào hứng khi được trải nghiệm làm nông dân trồng thanh long. Không chỉ vào tận vườn thưởng thức sản phẩm từ cây thanh long như trái thanh long tươi, uống nước ép thanh long, mứt thanh long, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống thường ngày của nông dân. Chị Victoria Norman chia sẻ, được hướng dẫn tham quan và trải nghiệm thực tế vườn thanh long chị thấy rất thú vị và gần gũi hơn với làng quê, người dân địa phương.
Điểm tham du lịch Vườn thanh long Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN |
Ông Võ Xuân Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết: Tham quan vườn thanh long là sản phẩm mới nằm trong chuỗi phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. Thông qua đó, đơn vị cũng mong muốn mở rộng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch sâu rộng hơn; đồng thời, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.
Thực tế cho thấy, du lịch nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho nhiều địa phương, doanh nghiệp. Sự tham gia trực tiếp của nông dân đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân. Cùng với đó, việc mạnh dạn tham gia vào phát triển du lịch tại vườn còn giúp người nông dân cải tiến kỹ thuật, sản xuất sạch hơn.
Du khách quốc tế trải nghiệm tham quan Vườn thanh long tại Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN |
Ông Nguyễn Văn Chín, một trong những hộ dân tham gia xây dựng mô hình du lịch gắn với nông nghiệp cho biết: Ông đã đi tham quan, học tập mô hình du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp ở nhiều địa phương khác. Việc xây dựng mô hình này không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần quảng bá trái thanh long Bình Thuận. Khi tham gia mô hình này, ông phải tuân thủ rất nghiêm ngặt về quy trình trồng thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn cho du khách.
Không chỉ có du lịch trải nghiệm vườn thanh long, hiện nay, tại Bình Thuận, một số tour, tuyến, điểm du lịch gắn với nông nghiệp cũng được triển khai như: Tour khám phá thác 9 tầng kết hợp tham quan vườn cây ăn trái ở thôn Đa Tro, xã Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc); phát triển tham quan nhà vườn tại xã Đa Kai (huyện Đức Linh), tham quan vườn nho ở huyện Tuy Phong… Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm này còn mang tính tự phát và thiếu đầu tư hạ tầng, dịch vụ...
Bình Thuận hiện có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Chẳng hạn như: vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2.000 ha tại huyện Bắc Bình; du lịch sinh thái kết hợp phát triển nông nghiệp trên các đảo, xung quanh hồ thủy điện, thủy lợi tại các huyện vùng cao như Tuy Phong, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc...
Để thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về phát triển du lịch đến năm 2020, đưa du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư… ngành du lịch tỉnh cần xây dựng một chiến lược lâu dài, toàn diện. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, nhà khoa học, doanh nghiệp lữ hành, du lịch; nâng cao chất lượng từng điểm đến…
Theo ông Võ Xuân Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận, thời gian tới, bên cạnh nhân rộng mô hình điểm tham quan vườn thanh long, ngành du lịch tỉnh tiếp tục nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa ở Phan Tiến, Phan Dũng, Đa Mi…Từ đó góp phần quảng bá những giá trị về tự nhiên, văn hóa, con người, đem lại thu nhập cho cộng đồng và tạo thêm sản phẩm du lịch cho địa phương.
Hồng Hiếu