Vui tươi ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ năm 2025. Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; cùng đại diện lãnh đạo một số ban bộ ngành Trung ương. Ngày hội cũng có sự tham dự của đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và đông đảo nhân dân cùng đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

z6319450933154-4b91d8cd5c550c39715e780dc585ae6f.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự ngày hội. Ảnh: Tuấn Đức

Phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội, Chủ tịch nước Lương Cường thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi đến đồng bào các dân tộc cùng toàn thể nhân dân những lời chúc tốt đẹp nhất.

z6319450943541-48bca4dcc7eb9f3e82902053faaf28b3.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu khai mạc ngày hội. Ảnh: Tuấn Đức

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, phong phú, độc đáo, đã tạo nên bức tranh văn hóa vừa đa dạng, trong sự thống nhất cao, phản ánh sự sáng tạo và bản lĩnh của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Một trong những giá trị quan trọng nhất của nền văn hóa truyền thống 54 dân tộc anh em chính là tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái, đã tạo sức mạnh nội sinh, là nền tảng giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

z6319450938683-5581b9042a36dd135a70bfb35b95f620.jpg
Các đại biểu tham dự ngày hội. Ảnh: Tuấn Đức
z6319560915856-1f1a831f6e1c2140bb56c515d5262af5.jpg
Các đại biểu tham dự ngày hội. Ảnh: Hoàng Hiếu

Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” không chỉ là một sự kiện mừng xuân, mà còn là một sự kiện văn hóa, chính trị mang nhiều ý nghĩa. Đây là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại, giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, qua đó thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, tăng cường sự hiểu biết và đồng hành cùng nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sự kiện này thực sự đã trở thành nguồn động viên, khích lệ, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để đất nước ta vươn tới những thành công mới, giàu mạnh và thịnh vượng.

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược, nhất quán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, trong suốt quá trình cách mạng và trong thời kỳ mới, nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

z6319450950750-9cd7fc356e31e24d2ff19538127d8545.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường với bà con dân tộc tại ngày hội. Ảnh: Tuấn Đức

Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc, đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; đồng thời có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc, gìn giữ vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc, trong đó cần đặc biệt chú trọng tôn vinh và trân trọng sự đóng góp quan trọng của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc.

z6319451001908-c6d1b4cfe9d22d439632a93faeeb9d66.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà cho đại diện bà con đồng bào các dân tộc. Ảnh: Tuấn Đức
z6319450996406-41040f853e56923ef08de655d92dda3f.jpg
Bà con đồng bào các dân tộc tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Tuấn Đức

Các địa phương cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức chặt chẽ, hiệu quả việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào; có những giải pháp, việc làm cụ thể, thiết thực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc; đồng thời cần chăm lo giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề đào tạo cán bộ, việc làm cho thanh niên, chủ động tích cực trong góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đồng bào tham gia ngày càng sâu và có hiệu quả vào quá trình phát triển chung của đất nước.

z6319581296684-234d13bd4a57f5e2560e7e3de0d40bdd.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại ngày hội. Ảnh: Tuấn Đức

Phát biểu tại ngày hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 được diễn ra với các chương trình đặc sắc mang đậm bản sắc các dân tộc, với sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân từ 26 cộng đồng dân tộc, 29 lượt cộng đồng huy động của 14 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền trên cả nước.

z6319451003671-7f592f023172dfff4f86827fbc9cd443.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham gia hoạt động mở cửa tháp Chăm. Ảnh: Tuấn Đức

Thông qua các hoạt động của Ngày hội để giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền đến với bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam tươi đẹp, năng động và giàu bản sắc.

z6319544838686-c59eec2277ebf584b9ade514f1e34194.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường đánh trống khai hội lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: Tuấn Đức

Đến với Ngày hội, người dân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc để cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đã có từ ngàn đời nay, với những hoạt động nối bật như: Nghi thức mở cửa Tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, một nghi lễ mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh đặc sắc của cộng đồng dân tộc Chăm; Lễ hội khai hạ và giới thiệu, trình diễn lịch tre - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, với những phong tục tập quán độc đáo, gắn liền với mùa màng và sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên; Tái hiện lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận với những điệu múa, lời ca và những nghi lễ mang đậm tinh thần tôn vinh những giá trị cao đẹp, sự gắn kết cộng đồng. Từ những hoạt động cụ thể này, mỗi người dân, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh của truyền thống, sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân tộc, từ đó phát huy tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong quá trình phát triển đất nước. Bên cạnh đó, còn có nhiều chương trình giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tái hiện lễ hội, giới thiệu ẩm thực, trang phục và các trò chơi dân gian tại các làng dân tộc Thái, Raglai, Mường.

z6319544839425-0f467761698b45c67db7cb2efd091ae6.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường tham gia nghi thức xuống đồng của đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: Tuấn Đức

Thông qua các hoạt động này sẽ tăng cường sự gắn kết cộng đồng, thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc, đồng thời gửi gắm lời chúc mừng năm mới, niềm tin và khát vọng vào một năm phát triển, an khang, thịnh vượng, đồng thời mang đến cho du khách những trải nghiệm phong phú, sâu sắc về một nền văn hóa đa dạng, thống nhất của dân tộc Việt Nam.

z6319544827213-665a450c1ecd5af634ff5f6913fbf50d.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng cây lưu niệm. Ảnh: Tuấn Đức

Trong không khí tưng bừng của Ngày hội, Chủ tịch nước đã tặng quà cho đại diện đồng bào các dân tộc và nhận quà tượng trưng từ đại diện đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; tham gia lễ mở tháp Chăm của đồng bào dân tộc Chăm; lễ Khai hạ và nghi thức xuống đồng của đồng bào dân tộc Mường và tham gia Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ cùng các hoạt động văn hóa của đồng bào các dân tộc...

z6319544817482-47a0e81820773898546b27e55960d638.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự các hoạt động văn hóa cùng đồng bào. Ảnh: Tuấn Đức

Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ năm 2025 diễn ra từ ngày 14/2 đến ngày 16/2 với các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc, mang đến không khí Tết cổ truyền dân tộc phục vụ khách du lịch trong những ngày đầu xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoàng Tâm

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Hằng năm, vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng âm lịch, người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cùng các địa phương trong và ngoài tỉnh lại náo nức chờ đón "cái Tết thứ 2" - Lễ hội Làm Chay, diễn ra tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Long An, là nơi hội tụ các yếu tố, nét đẹp văn hóa dân gian mang đậm tính cộng đồng, làng xã của người dân từ xưa đến nay.

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Chiều 13/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp UBND huyện Cần Đước khai mạc Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng lần thứ 29 năm 2025.Tham gia chương trình có 7 Ban Đờn ca tài tử đến từ các tỉnh, thành phố, với hơn 100 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/2. Trong đó, các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương và Trung tâm Văn hóa Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn trong ngày 13/2. Các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang biểu diễn ngày 14/2.

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng bình chọn cho công chúng, để cùng với lá phiếu của các nhà báo, tìm ra những chủ nhân Cống hiến mùa giải năm nay.

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Ngày 12/2, hàng ngàn người dân và du khách tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tham dự khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025.

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Ngày 12/2, tại khu vực thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều người dân đã tổ chức phiên chợ lá độc đáo, với hàng chục gian hàng ẩm thực chay phục vụ miễn phí. Phiên chợ diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng. Người dân và du khách tham gia phiên chợ chỉ cần sử dụng lá cây để mua hàng thay cho tiền.

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Hát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên từ bao đời nay. Đây không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, là nơi lưu giữ những truyền thuyết, phong tục tập quán truyền thống của địa phương. Trải qua những thăng trầm, hiện hát Đúm đang được nhiều câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên gìn giữ, phát triển.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại

Tối 10/2, tại di tích đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng đông đảo nhân dân tham dự.

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Tối 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), UBND tỉnh Thái Bình đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đền Trần 2025. Dự lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Thái Bình và hàng vạn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh Thái Bình.

Rộn ràng trẩy hội Lim

Rộn ràng trẩy hội Lim

Sáng 9/2, lễ hội Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã được khai hội và thu hút đông đảo du khách tham dự.

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Nghệ nhân Ưu tú A Thu “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng

Đứng trước nguy cơ bị mai một văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của dân tộc Xơ Đăng, Nghệ nhân Ưu tú A Thu (sinh năm 1976, trú thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) đã dành nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm các nguyên vật liệu để “hồi sinh” những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như Klong put, đàn đá… và đồng thời xây dựng một đội nghệ nhân trình diễn nhạc cụ.