Du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế địa phương từ Vườn Quốc gia Tà Đùng

Vườn Quốc gia Tà Đùng không chỉ là kho báu của thiên nhiên mà còn là điểm giao thoa văn hóa của hơn 40 dân tộc tại tỉnh Đắk Nông. Du lịch sinh thái sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đây là khẳng định của ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng về vai trò, tầm quan trọng của Vườn Quốc gia Tà Đùng tại Hội thảo du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng do Vườn Quốc gia phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức, diễn ra ngày 25/2 tại Đắk Nông.

Hội thảo là một hợp phần của Dự án "Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng" tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông với sự tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU), thực hiện bởi UNDP; được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến của các bên liên quan gồm cơ quan chính phủ, quản lý cấp tỉnh và huyện, các tổ chức khoa học và quốc tế, cộng đồng địa phương để xây dựng các cơ hội phát triển du lịch sinh thái có trách nhiệm tại Vườn Quốc gia Tà Đùng.

potal-ngay-quoc-te-da-dang-sinh-hoc-nam-2024-bao-ve-muon-loai-bao-ve-cuoc-song-7389218.jpg
Vườn Quốc gia Tà Đùng được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có giá trị về đa dạng sinh học bậc nhất tỉnh Đắk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Vườn có hơn 2.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Ông Đỗ Trọng Hoàn, cán bộ Quản lý dự án của UNDP cho biết, UNDP sẽ hỗ trợ Vườn Quốc gia Tà Đùng xây dựng một đề án phát triển du lịch chất lượng cao, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của địa phương. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng hướng tới góp phần nâng cao đời sống người dân và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Đắk Nông. UNDP sẽ đồng hành cùng tỉnh Đắk Nông cũng như Vườn Quốc gia Tà Đùng trong hành trình đạt các mục tiêu này.

Nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Vườn Quốc gia Tù Đùng được thành lập vào năm 2018 theo Quyết định số 185/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Vườn Quốc gia Tà Đùng có diện tích khoảng 19.875,74 ha; trong đó, rừng đặc dụng là 19.724,16 ha, rừng sản xuất 111,82 ha… Với vị trí là điểm giao thoa giữa khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Vườn Quốc gia Tà Đùng có hệ động, thực vật phong phú đa dạng; có giá trị quan trọng trong bảo tồn các loài gen đặc hữu và phòng hộ môi trường sinh thái. Đây không chỉ là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng mà còn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái như trekking, quan sát động vật hoang dã và thám hiểm các thác nước ngoạn mục như thác Mặt trời, thác Bảy tầng... Hồ Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên”. Vùng đệm chứa đựng nhiều giá trị văn hóa với những nét văn hóa đặc trưng còn lưu giữ của gần 40 dân tộc sinh sống, các dân tộc di cư từ phía Bắc cũng mang theo những nét văn hóa độc đáo, tạo nên một “Tây Bắc” trong lòng “Tây Nguyên”. Mặc dù có những tiềm năng lớn nhưng các hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn chưa được khai thác hiệu quả.

Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng được thông qua sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để Vườn Quốc gia Tà Đùng triển khai các hoạt động du lịch bền vững, các mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng; qua đó, nâng cao giá trị dịch vụ của rừng và giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng không bền vững.

Dự án "Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng" tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông triển khai từ 2022-2026 với kinh phí 5 triệu Euro do Liên minh châu Âu tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường hệ sinh thái, bao gồm giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái ưu tiên, giảm phát thải khí nhà kính; cải thiện sinh kế cho nhóm dễ bị tổn thương gồm người dân tộc thiểu số và phụ nữ; nâng cao tính bền vững trong sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Vườn Quốc gia Tà Đùng không chỉ là kho báu của thiên nhiên mà còn là điểm giao thoa văn hóa của hơn 40 dân tộc tại tỉnh Đắk Nông. Du lịch sinh thái sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đây là khẳng định của ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng về vai trò, tầm quan trọng của Vườn Quốc gia Tà Đùng tại Hội thảo du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng do Vườn Quốc gia phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức, diễn ra ngày 25/2 tại Đắk Nông. Hội thảo là một hợp phần của Dự án "Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng" tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông với sự tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU), thực hiện bởi UNDP; được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến của các bên liên quan gồm cơ quan chính phủ, quản lý cấp tỉnh và huyện, các tổ chức khoa học và quốc tế, cộng đồng địa phương để xây dựng các cơ hội phát triển du lịch sinh thái có trách nhiệm tại Vườn Quốc gia Tà Đùng.

Ông Đỗ Trọng Hoàn, cán bộ Quản lý dự án của UNDP cho biết, UNDP sẽ hỗ trợ Vườn Quốc gia Tà Đùng xây dựng một đề án phát triển du lịch chất lượng cao, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của địa phương. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng hướng tới góp phần nâng cao đời sống người dân và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Đắk Nông. UNDP sẽ đồng hành cùng tỉnh Đắk Nông cũng như Vườn Quốc gia Tà Đùng trong hành trình đạt các mục tiêu này.

Nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Vườn Quốc gia Tù Đùng được thành lập vào năm 2018 theo Quyết định số 185/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Vườn Quốc gia Tà Đùng có diện tích khoảng 19.875,74 ha; trong đó, rừng đặc dụng là 19.724,16 ha, rừng sản xuất 111,82 ha… Với vị trí là điểm giao thoa giữa khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Vườn Quốc gia Tà Đùng có hệ động, thực vật phong phú đa dạng; có giá trị quan trọng trong bảo tồn các loài gen đặc hữu và phòng hộ môi trường sinh thái. Đây không chỉ là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng mà còn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái như trekking, quan sát động vật hoang dã và thám hiểm các thác nước ngoạn mục như thác Mặt trời, thác Bảy tầng... Hồ Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên”. Vùng đệm chứa đựng nhiều giá trị văn hóa với những nét văn hóa đặc trưng còn lưu giữ của gần 40 dân tộc sinh sống, các dân tộc di cư từ phía Bắc cũng mang theo những nét văn hóa độc đáo, tạo nên một “Tây Bắc” trong lòng “Tây Nguyên”. Mặc dù có những tiềm năng lớn nhưng các hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn chưa được khai thác hiệu quả.

Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng được thông qua sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để Vườn Quốc gia Tà Đùng triển khai các hoạt động du lịch bền vững, các mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng; qua đó, nâng cao giá trị dịch vụ của rừng và giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng không bền vững.

Dự án "Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng" tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông triển khai từ 2022-2026 với kinh phí 5 triệu Euro do Liên minh châu Âu tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường hệ sinh thái, bao gồm giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái ưu tiên, giảm phát thải khí nhà kính; cải thiện sinh kế cho nhóm dễ bị tổn thương gồm người dân tộc thiểu số và phụ nữ; nâng cao tính bền vững trong sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Hoàng Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.

Du lịch Hòa Bình - điểm đến đẹp nhất thế giới

Du lịch Hòa Bình - điểm đến đẹp nhất thế giới

Đầu năm 2025, tại nhiều địa phương tỉnh Hòa Bình đã tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Với định hướng phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư hạ tầng trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, Khu du lịch có nhiều tiềm năng... Từ đó, du lịch Hòa Bình đang dần trở thành điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm.

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ: Tri ân công đức các bậc tiền nhân có công bảo vệ, phát triển vùng biên ải

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ: Tri ân công đức các bậc tiền nhân có công bảo vệ, phát triển vùng biên ải

Ngày 24/2, đông đảo người dân thành phố Lạng Sơn tham gia các hoạt động của Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ; hòa mình vào lễ rước kiệu quan lớn Tuần Tranh từ đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) về đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) diễn ra từ trưa đến chiều cùng ngày.

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La) năm nay đẹp hơn mọi năm nhờ thời tiết thuận lợi, hoa tại nhiều vườn đồng loại bung đều nên càng thu hút nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, khi khách đổ dồn đi du xuân ngắm hoa, đã xuất hiện nhiều phản hồi quá tải về phòng nghỉ, các dịch vụ ăn uống, vui chơi và tắc đường.

Du Xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn

Du Xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn

Những ngày đầu Xuân, Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ khi được tô điểm thêm đủ sắc màu của các loại hoa đào, mận, cải. Cùng với đa dạng văn hoá của đồng bào các dân tộc, nơi đây luôn là điểm đặc biệt thu hút du khách trong vào ngoài nước đến Hà Giang du lịch và khám phá.

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính định hướng tài nguyên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng tài nguyên, môi trường du lịch. Đối với tỉnh Khánh Hòa, tài nguyên biển, đảo và nền văn hóa biển, đảo được tích lũy lâu đời đã trở thành “chìa khóa” để khai mở, tạo dựng được vị thế là một trong những trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước và cũng là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế lâu nay.

Sức hút từ sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Bình Thuận

Sức hút từ sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Bình Thuận

Với lợi thế về quỹ đất lớn kết hợp ưu điểm về hệ thống sông ngòi, kênh rạch, rừng núi cùng sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Bước đầu các tour trải nghiệm miệt vườn đã mang lại hiệu quả không chỉ làm phong phú sản phẩm du lịch Bình Thuận mà còn góp phần tạo ra giá trị tổng hợp cho ngành nông nghiệp địa phương.

Kết nối làng nghề truyền thống thúc đẩy phát triển du lịch tại Phú Yên

Kết nối làng nghề truyền thống thúc đẩy phát triển du lịch tại Phú Yên

Du lịch nông thôn, du lịch làng nghề đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho du khách khi muốn tìm hiểu văn hóa, con người và cuộc sống ở vùng thôn quê. Nhận thấy có nhiều tiềm năng, tỉnh Phú Yên đã triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực du lịch làng nghề, du lịch nông thôn phát triển. Tỉnh cũng chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP thành các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Du khách đổ về làng chài Nhơn Hải "check in" mùa rêu xanh mướt

Du khách đổ về làng chài Nhơn Hải "check in" mùa rêu xanh mướt

Những ngày này, có khá đông du khách đổ về làng chài xã Nhơn Hải, nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 10km về phía Bắc để tham quan, "check-in" cạnh bãi đá phủ đầy rêu xanh mướt dọc bờ biển khi thủy triều rút xuống.

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

Mộc Châu níu chân du khách trong rừng hoa mận trắng

Mộc Châu níu chân du khách trong rừng hoa mận trắng

Mùa Xuân về, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La như khoác lên mình tấm áo trắng muốt khi những vườn mận đồng loạt bung nở, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc, thu hút rất đông du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm.

Giữ đặc trưng sinh thái Măng Đen khi du lịch "bùng nổ"

Giữ đặc trưng sinh thái Măng Đen khi du lịch "bùng nổ"

Theo thống kê của UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, những năm gần đây, lượng khách đến với Khu du lịch sinh thái Măng Đen tăng nhanh chóng, từ 600 ngàn lượt khách năm 2022 lên 1 triệu lượt năm 2023 và lên 1,2 triệu lượt năm 2024. Mức tăng trưởng “nóng” này đòi hỏi địa phương phải nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách.

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Ngày 12/2, hàng ngàn người dân và du khách tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tham dự khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025.

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Ngày 12/2, tại khu vực thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều người dân đã tổ chức phiên chợ lá độc đáo, với hàng chục gian hàng ẩm thực chay phục vụ miễn phí. Phiên chợ diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng. Người dân và du khách tham gia phiên chợ chỉ cần sử dụng lá cây để mua hàng thay cho tiền.

Đa dạng các sản phẩm du lịch hút khách đầu Xuân

Đa dạng các sản phẩm du lịch hút khách đầu Xuân

Chiều 11/2, tại Văn Miếu Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch tỉnh tổ chức Khai mạc trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh; ra mắt Câu lạc bộ Thư pháp Bắc Ninh.

Phát huy tiềm năng du lịch cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long

Phát huy tiềm năng du lịch cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long

Là địa phương nằm trong khu vực sông Tiền, cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang đang phát huy tiềm năng du lịch, giải quyết công ăn việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - văn hóa chung của tỉnh. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của ngành Du lịch tỉnh là nâng cao hiệu quả điều hành, đa dạng hóa các loại hình, liên kết phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương.

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”. Hoạt động nhằm tôn vinh nghề trồng và chế biến chè, kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại, đồng thời là sản phẩm du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố Thái Nguyên.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.