Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính định hướng tài nguyên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng tài nguyên, môi trường du lịch. Đối với tỉnh Khánh Hòa, tài nguyên biển, đảo và nền văn hóa biển, đảo được tích lũy lâu đời đã trở thành “chìa khóa” để khai mở, tạo dựng được vị thế là một trong những trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước và cũng là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế lâu nay.

potal-nha-trang-thanh-pho-bien-xinh-dep.jpg
Thành phố ven biển Nha Trang. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN

Tiềm năng, thế mạnh hiện diện nhiều nơi

Cùng với đường bờ biển dài trên 380 km, Khánh Hòa còn sở hữu 3 vịnh lớn, gồm: Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh, đều được đánh giá là những vịnh đẹp của thế giới. Cùng với đó, thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó huyện đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng cả về quốc phòng và kinh tế. Có thể nói khó có tỉnh, thành phố nào sánh được với Khánh Hòa về độ “giàu có” này.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa chia sẻ: Không chỉ có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, Khánh Hòa còn là nơi lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa lâu đời; là địa phương đa dạng về văn hóa với nhiều phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật, lễ hội dân gian gắn liền với biển, đảo, trong đó có Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Tháp Bà Ponaga, Lễ hội Yến sào, Hô bài chòi, Hò bá trạo…

Nhiều năm qua, Khánh Hòa phát triển mạnh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo chất lượng cao kết hợp với vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm và khám phá đại dương… ở các dải không gian ven biển, đảo. Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa đã đạt được sự phát triển ấn tượng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động trực tiếp và cộng đồng doanh nghiệp, người dân, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Năm 2024, Khánh Hòa đã lập kỷ lục với 10,8 triệu lượt du khách đến địa phương lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó có 4,7 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt trên 53.000 tỷ đồng.

Không chỉ có thành phố Nha Trang, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (huyện Cam Lâm) sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay cũng đã tạo được bộ mặt “đáng nể” với hàng chục khách sạn, khu resort hiện đại, đạt chuẩn từ 4 – 5 sao, hiện hữu bên bờ biển bãi Dài. Tại thị xã Ninh Hòa, Khu du lịch Dốc Lết không ồn ào, náo nhiệt như Nha Trang, nhưng lại khiến không ít du khách “mềm lòng” trước vẻ đẹp nguyên sơ và sự yên ả, thâm trầm của một bãi biển dài gần 10km… Gần đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu du lịch sinh thái đảo Hòn Lớn, với diện tích hơn 10.000ha và Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch núi Khải Lương (sát biển) có diện tích trên 4.015ha, đều nằm ở phía Bắc tỉnh, trong Khu kinh tế Vân Phong và thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái đảo Hòn Lớn và Khu du lịch núi Khải Lương trong tương lai. Có thể nói, tiềm năng, thế mạnh để làm du lịch biển, đảo hiện diện nhiều nơi ở Khánh Hòa.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường biển, nhận xét: Vùng biển, đảo và vùng ven bờ của Khánh Hòa đa dạng sinh học, tiềm năng bảo tồn thiên nhiên biển cao, đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển; đồng thời có cảnh quan biển, đảo phong phú, là tiền đề cho phát triển đa dạng các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, nhất là du lịch biển, đảo.

Ngoài việc khai thác những tiềm năng tự nhiên, những tài sản văn hóa lâu đời, Khánh Hòa còn tạo dựng thêm những sản phẩm du lịch đặc sắc, những hoạt động phục vụ du lịch hiện đại dựa trên những nền tảng giá trị của biển, đảo và văn hóa biển, đảo. Hơn 20 năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã cho ra đời và duy trì Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa, được tổ chức định kỳ 2 năm/lần tại thành phố Nha Trang. Festival đề cao những nét đẹp văn hóa truyền thống và đương đại về biển, đảo của Khánh Hòa. Mỗi kỳ Festival đến, du khách lại được hòa mình vào hàng chục hoạt động đậm sắc màu văn hóa biển, đảo của địa phương. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có các hoạt động như: Liên hoan Du lịch biển Nha Trang, cuộc đua thuyền buồm quốc tế Hồng Kông – Nha Trang… khiến du khách như đắm mình vào những dòng hải lưu của xứ sở này.

Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch cũng chú trọng công tác đầu tư phát triển thêm sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách, như: các khu vui chơi, giải trí, lưu trú trên đảo Hòn Tre, Hòn Tằm, đảo Khỉ, đảo Hoa Lan…; các loại hình du lịch tàu biển quốc tế, ngắm hoàng hôn trên du thuyền, đi tàu ngầm du lịch trên vịnh Nha Trang, các sản phẩm du lịch mạo hiểm (đu dây hành trình, dù lượn)...

Phát triển du lịch xanh và bền vững

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng: Hiện nay, rất nhiều địa phương, điểm đến trên cả nước đã và đang tích cực triển khai thúc đẩy phát triển du lịch xanh. Các dự án du lịch xanh ở Việt Nam thường tập trung vào tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tự nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và cộng đồng. Du lịch xanh được coi là hướng đi bền vững, đem lại giá trị kinh tế cao, hài hòa với bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa.

Thực tế, tỉnh Khánh Hòa gần đây đã có sự định hướng và từng bước thực hiện các chương trình, giải pháp để xây dựng môi trường du lịch xanh và bền vững. Ngoài việc quản lý chặt chẽ hơn trong việc xem xét, đánh giá tác động môi trường để cấp phép đầu tư các dự án du lịch ven biển, thu hồi các dự án có dấu hiện gây ô nhiễm môi trường biển, Khánh Hòa còn triển khai các hoạt động tăng cường bảo vệ hệ sinh thái biển; từng bước trồng lại rừng ngập mặn; phục hồi hệ sinh thái san hô ở vịnh Nha Trang; xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi cho ra biển, hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch có hệ thống phân loại rác thải tại nguồn đồng bộ…

Tuy nhiên, du lịch Khánh Hòa vẫn còn đối mặt với những hạn chế nhất định. Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nhìn nhận: Việc khai thác quá mức tài nguyên du lịch gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Công tác quản lý, giám sát bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch chưa hiệu quả dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường. Việc ứng dụng công nghệ 4.0 cho hoạt động du lịch còn chậm. Công tác quản lý điểm đến du lịch chưa chặt chẽ, hiệu quả. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn bất cập. Nạn chèo kéo, ép giá, kinh doanh du lịch trái phép, quảng cáo sai sự thật... còn xảy ra, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch địa phương.

Đây là những vấn đề tồn tại mà tỉnh Khánh Hòa đặt ra để từng bước giải quyết, nhằm hướng đến một môi trường du lịch xanh và bền vững, khi mà du lịch tiếp tục được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và Khánh Hòa đang phấn đấu trở thành trung tâm du lịch biển quốc gia, có thương hiệu quốc tế, từng bước trở thành một cực tăng trưởng trong khu vực.

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh gợi ý, Khánh Hòa cần tăng cường công tác quản lý điểm đến, quản lý môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh; khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất du lịch “xanh”, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, Khánh Hòa cần kiểm soát việc xả thải, xử lý chất thải, khí thải trong hoạt động du lịch, giảm thiểu tác động với môi trường, đặc biệt môi trường biển, đảo; lồng ghép các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu với các hoạt động phát triển du lịch biển, đảo, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố môi trường biển đến hoạt động du lịch....

Tiên Minh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Tây Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội và tiềm năng thu hút lượng lớn du khách, với hàng loạt sự kiện trọng đại trong thời gian tới. Đặc biệt, dịp lễ 30/4 - 1/5 sẽ là thời điểm sôi động khi tỉnh đón chào lượng khách du lịch đổ về tham quan và trải nghiệm. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn vinh dự tiếp đón đoàn Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen.

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận - “vùng đất đầy nắng và gió” đang phấn đấu vươn lên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó chú trọng thu hút đầu tư, nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch.

Du khách thưởng thức cà phê miễn phí thích thú checkin tại đường Phan Đình Giót, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Du khách ấn tượng với cà phê Buôn Ma Thuột

Sáng 9/3, hàng ngàn du khách và nhân dân đã tham dự hoạt động uống cà phê miễn phí tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Voi dự tiệc buffet. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Phát triển mô hình “Du lịch thân thiện với voi”

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Ngày 8/3, cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” độc đáo, mới lạ đã được diễn ra tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) trong sự thích thú của rất đông du khách, người dân địa phương. Đây là đầu tiên Ủy ban dân dân huyện Tuy Phong tổ chức cuộc thi này.

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động lớn về văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Hiện nay, ngành du lịch Đắk Lắk đã sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội.

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của địa phương. Chương trình này nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Nhằm đạt mục tiêu đón trên 4 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 3.500 tỷ đồng trong năm 2025, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đang tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương và mời gọi đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng...

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Du lịch biển đảo Quảng Nam được xác định là đích đến bền vững của du lịch xanh trong mối liên kết với các trung tâm du lịch lớn của khu vực như: Huế, Đà Nẵng, Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên thực tế, du lịch biển đảo Quảng Nam chưa tương xứng với tiềm năng. Để biển đảo trở thành sản phẩm chủ lực, đích đến của du lịch xanh, các loại hình dịch vụ đi kèm cần được nâng cấp. Đồng thời, sản phẩm du lịch biển phải đa dạng, dịch vụ vận chuyển được cải thiện và dịch vụ lưu trú được quan tâm nhiều hơn.

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành “viên ngọc” du lịch ở Tây Nguyên

Nằm giữa lòng Tây Nguyên đại ngàn, Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của khu vực. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với di sản văn hóa bản địa độc đáo, con người thân thiện, Gia Lai đang nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, mang đến những trải nghiệm khác biệt và giàu cảm xúc cho du khách.

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Nhờ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực và nét văn hóa đặc sắc, những năm gần đây mô hình du lịch cộng đồng đang được các địa phương miền Tây Nghệ An chú trọng phát triển. Không chỉ tạo ra sinh kế mới, giúp người dân bản địa có công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, du lịch cộng đồng còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng

Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.