Sức hút từ các khu du lịch biển xứ Thanh

Sức hút từ các khu du lịch biển xứ Thanh

Với mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách, ngành Du lịch Thanh Hóa đang tiếp tục làm mới các sản phẩm hiện có; đồng thời bổ sung thêm các dịch vụ, sản phẩm mới, các khu du lịch biển Thanh Hóa đang trở thành thị trường “chia khách” với các trọng điểm du lịch của cả nước trong mùa cao điểm du lịch hè 2024.

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Tài nguyên biển, đảo là “chìa khóa” mở cửa du lịch Khánh Hòa​

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính định hướng tài nguyên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động của ngành du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng tài nguyên, môi trường du lịch. Đối với tỉnh Khánh Hòa, tài nguyên biển, đảo và nền văn hóa biển, đảo được tích lũy lâu đời đã trở thành “chìa khóa” để khai mở, tạo dựng được vị thế là một trong những trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước và cũng là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế lâu nay.

Bãi biển Thương Chánh, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đông nghịt du khách tắm biển trong ngày nghỉ lễ đầu tiên. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Du lịch biển Bình Thuận tiếp tục “lên ngôi”

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là thời điểm khởi động cho mùa cao điểm du lịch nội địa tại Bình Thuận. Năm nay, kỳ nghỉ này lại được kéo dài liên tục 5 ngày. Điều này đang mang đến nhiều kỳ vọng cho một mùa du lịch sôi động và “bội thu”, đưa du lịch Bình Thuận về gần hơn với mục tiêu đón hơn 9,5 triệu lượt du khách trong năm 2024. Hiện, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người dân và du khách khi đến tham quan, vui chơi trong dịp này.

Cơ hội để du lịch biển, đảo Quảng Nam phát triển

Cơ hội để du lịch biển, đảo Quảng Nam phát triển

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam Phan Xuân Thanh chia sẻ, năm 2024, tỉnh phấn đấu đón 7,6 triệu lượt khách, trong đó có ít nhất 30% chọn thêm gói du lịch biển, đảo. Trước mắt, trong kỳ nghỉ dài dịp 30/4 và 1/5 năm nay, du lịch biển, đảo Quảng Nam được kỳ vọng sẽ là điểm đến có sức hút mạnh mẽ, với trên 10.000 lượt khách mỗi ngày. Để đạt mục tiêu này, cộng đồng doanh nghiệp du lịch phải lấy chất lượng các gói sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ để làm hài lòng du khách.

Sở Du lịch Khánh Hòa và Sở VHTT-DL Đắk Lắk và doanh nghiệp du lịch 2 tỉnh trao biên bản ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của lãnh đạo 2 tỉnh. Ảnh: baokhanhhoa.vn

Khánh Hòa và Đắk Lắk hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025

Ngày 18/8, tại thành phố Nha Trang, Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương giai đoạn 2023 - 2025. Hơn 100 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, dịch vụ du lịch của hai tỉnh tham dự hội nghị.
Du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Biển Ba Động. Ảnh: Phúc Sơn - TTXVN

Khu du lịch biển Ba Động mỗi ngày đón hơn 16.000 lượt khách

Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, từ ngày 29/4 – 1/5, lượng du khách từ các nơi đến tham quan, vui chơi tại khu du lịch biển Ba Động, trên địa bàn xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải đạt mức hơn 16.000 lượt khách/ngày, doanh thu bình quân hơn 8 tỷ đồng/ngày. Đây là lượng khách đến đông nhất kể từ khi Khu du lịch biển Ba Động được đầu tư khai thác.
Quảng bá các giá trị nổi bật tài nguyên du lịch biển Bến Tre

Quảng bá các giá trị nổi bật tài nguyên du lịch biển Bến Tre

Lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch biển Thạnh Phú, năm 2023 chủ đề “Du lịch biển Thạnh Phú liên kết và phát triển” diễn ra sáng 27/4, tại Khu Bảo tồn phát huy giá trị lịch sử di tích đường Hồ Chí Minh trên biển (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre).
Vịnh Hạ Long nhìn từ trên cao hết sức hùng vĩ, hoành tráng với vô vàn hòn đảo nhấp nhô trên mặt vịnh. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN

“Sức nóng” du lịch hè vào mùa cao điểm

Mùa du lịch hè năm 2022 đang bước vào thời gian cao điểm, bởi lẽ học sinh đã nghỉ hè, các gia đình tranh thủ "xả hơi". Đông đảo người dân đã mua tour từ các công ty du lịch, lữ hành hoặc đặt phòng khách sạn, vé máy bay thông qua các nền tảng đặt phòng phổ biến nhất Agoda và Booking. Thông thường, mùa du lịch hè sẽ diễn ra từ cuối tháng 5 cho đến tháng 8 hàng năm, trước khi các em học sinh lại bước vào năm học mới. Đây cũng là cơ hội tốt cho ngành du lịch có thêm động lực phục hồi mạnh mẽ trở lại sau thời gian dài "điêu đứng" vì dịch bệnh.
Khách du lịch tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Du lịch biển, đảo Việt Nam (Bài 2)

Dù là thế mạnh nhưng theo nhiều chuyên gia, du lịch biển, đảo nước ta vẫn còn có những hạn chế hiện hữu cần giải pháp hợp lý để khắc phục. Đó là việc phát huy giá trị tài nguyên biển mới chỉ dừng ở việc khai thác ven bờ. Đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập về môi trường, quy hoạch cần giải quyết hài hòa để du lịch biển, đảo phát triển bền vững, tăng được tính cạnh tranh nhờ các sản phẩm hấp dẫn, thân thiện với môi trường.
Du khách vui chơi tại bãi biển Tam Thanh. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm - TTXVN

Du lịch biển, đảo Việt Nam (Bài 1)

Du lịch biển, đảo ở Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tiềm năng để phát triển, bởi đây là dòng sản phẩm ngày càng được đông đảo du khách trong nước, quốc tế lựa chọn. Việc phát triển mạnh mẽ du lịch biển, đảo những năm qua đã mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển nhiều địa phương trong cả nước.
Quảng bá, giới thiệu các đặc sản Nghệ An đến du khách tại buổi lễ. Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN

Tuần lễ quảng bá du lịch biển và đặc sản Nghệ An năm 2022

Chiều 7/4, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp UBND thị xã Cửa Lò, TikTok Việt Nam tổ chức Tuần lễ quảng bá du lịch biển và đặc sản Nghệ An năm 2022; ký kết thỏa thuận hợp tác quảng bá du lịch Nghệ An trên ứng dụng TikTok.
Để du lịch miền Trung toả sáng (Bài 2)

Để du lịch miền Trung toả sáng (Bài 2)

Định hình du lịch xanh với kỳ vọng đa dạng sản phẩm du lịch trên nền tảng các giá trị văn hóa, lịch sử, hài hòa với thiên nhiên là hướng đi đầy triển vọng. Tuy nhiên, để loại hình du lịch này bám rễ vào nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển bền vững thì cần có sự đồng thuận của cộng đồng, cộng đồng được hưởng lợi. Hướng đi bền vững này đang là sự lựa chọn của các tỉnh Quảng Nam, Huế, Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng.
Du khách tham quan bãi san hô cổ ở Hang Rái thuộc Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Ninh Thuận khai thác lợi thế phát triển du lịch biển

Ninh Thuận có nhiều tiềm năng về du lịch biển khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 105 km với những bãi tắm có phong cảnh đẹp hoang sơ, hệ sinh thái biển đa dạng cùng thời tiết nắng ấm quanh năm. Đây là những điều kiện thuận lợi đang được tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh khai thác, phát triển các loại hình du lịch biển thu hút du khách.
Eo Gió là một vịnh biển thuộc địa phận xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Đây là nơi đón những cơn gió mát từ biển cả bao la, điểm ngắm bình minh đẹp ở Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Bình Định – Điểm đến du lịch biển

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 134 km bờ biển trải dọc phía Đông của tỉnh với gần một nửa số huyện, thành phố giáp biển, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và bãi biển đẹp. Nơi đây có nhiều đảo, bãi tắm lớn, nhỏ như Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Bãi Dài, Nhơn Lý, Eo Gió...
Vị thế của du lịch biển

Vị thế của du lịch biển

Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473 ngày 30/12/2011 khẳng định: “Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Điều này cho thấy vị thế của du lịch biển đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch biển, đảo

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch biển, đảo

Du lịch biển, đảo là tiềm năng và thế mạnh của nhiều quốc gia trong phát triển ngành công nghiệp không khói. Tuy nhiên, để khai thác nguồn tài nguyên này bền vững cần có sự đầu tư về nguồn nhân lực, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và khai thác hiệu quả dịch vụ du lịch giải trí trên biển. Đây là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước chia sẻ tại Hội thảo quốc tế về du lịch và du lịch biển do Trường Đại học Tôn Đức Thắng phối hợp với Trường Đại học quốc gia Khoa học và Công nghệ Penghu, Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức ngày 1/8.
Thanh Hóa đảm bảo an toàn thực phẩm mùa du lịch

Thanh Hóa đảm bảo an toàn thực phẩm mùa du lịch

Là điểm du lịch nổi tiếng ở xứ Thanh, mỗi dịp hè, Sầm Sơn đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Mùa du lịch hè 2017, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của một mùa du lịch.
Nha Trang có thêm một khu giải trí, thể thao biển ở Hòn Tằm

Nha Trang có thêm một khu giải trí, thể thao biển ở Hòn Tằm

Khu du lịch đảo Hòn Tằm trên vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Cổ phần hòn Tằm Biển Nha Trang vừa ra mắt khu giải trí, thể thao biển với nhiều trò chơi giải trí, thể thao đặc trưng dành cho du khách say mê vận động trên biển, ưa thích cảm giác mạnh bên sóng nước.
Du lịch biển Campuchia hấp dẫn khách châu Á

Du lịch biển Campuchia hấp dẫn khách châu Á

Phóng viên TTXVN tại Campuchia cho biết lượng du khách trong và ngoài nước đi du lich biển đảo tại đất nước chùa tháp tăng cao trong dịp tết cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc. 
Sức bật mới ở Huyện đảo Lý Sơn

Sức bật mới ở Huyện đảo Lý Sơn

Từ nay đến năm 2020, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng 3 ngành kinh tế mũi nhọn: nông nghiệp-thủy sản, thương mại-dịch vụ, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh quảng bá phát triển du lịch, thương mại – dịch vụ, phát triển kinh tế biển gắn với công nghiệp chế biến, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng từ 3.000 – 3.500 lao động; 100% số trường học được kiên cố hóa và có ít nhất 1 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khẻo cho nhân dân, hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 10%...;