Tuyên Quang phát triển tiềm năng du lịch tâm linh dịp đầu Xuân

Mỗi dịp đầu Xuân, tỉnh Tuyên Quang thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, chiêm bái tại các điểm du lịch tâm linh, tìm hiểu về truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

potal-tuyen-quang-khai-thac-va-phat-trien-tiem-nang-du-lich-tam-linh-7859954.jpg
Du khách tham quan, vãn cảnh tại Thiền viện Trúc lâm chính pháp, xã Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang). Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN

Đón lượng khách đông đảo

Hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu phát triển mạnh ở khu vực thành phố với hệ thống các chùa và đền thờ Mẫu. Toàn tỉnh hiện có 40 ngôi chùa, bao gồm cả phế tích và 25 ngôi chùa đang hoạt động. Tỉnh có trên 30 điểm di tích tâm linh với 14 đền thời Mẫu, chủ yếu nằm tại thành phố Tuyên Quang; tại các huyện đều có các đình, đền, điểm di tích tâm linh.

Bà Ma Thị Thao, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ mùng 3 đến hết tháng Giêng, tại các đền, chùa, điểm du lịch tâm linh tại tỉnh tấp nập những đoàn du khách đến tham quan, chiêm bái. Tháng 1/2025, tỉnh đón trên 56.000 lượt du khách, chủ yếu là khách du lịch tâm linh. Thành phố Tuyên Quang, nơi có nhiều điểm du lịch, di tích tâm linh đón khoảng 40.000 lượt khách. Tỉnh đã hướng dẫn, chỉ đạo ban quản lý các đền, chùa phối hợp với địa phương triển khai nhiều phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách, chú trọng phòng, chống cháy nổ.

Một điểm đến tâm linh được đông đảo người dân tìm đến là Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang. Thiền viện được xây dựng từ năm 2019 với điểm nhấn là tòa tháp 3 tầng, tọa lạc tại điểm cao nhất là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tay cầm cành hoa sen cao 18m, ngang 12m, đài sen cao 4m. Bên cạnh đó là tòa tam bảo gồm 3 tầng: giảng đường, thiền đường và sân lễ lộ thiên.

potal-tuyen-quang-khai-thac-va-phat-trien-tiem-nang-du-lich-tam-linh-7859956.jpg
Lễ hội rước Mẫu Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La (thành phố Tuyên Quang) được tổ chức vào dịp đầu tháng 2 âm lịch. Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN

Cùng gia đình và bạn bè đến Tuyên Quang du Xuân, vãn cảnh đầu năm, chị Trần Hoàng Lâm, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, năm nào gia đình chị cũng đi lễ đầu năm để cầu bình an, sức khỏe và may mắn. Lần này chị đi thăm Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang, đi lễ tại một số đền Mẫu quanh thành phố Tuyên Quang. Chị rất ấn tượng với không gian, cảnh quan nơi đây. Đặc biệt, dù rất đông du khách nhưng tình hình an ninh trật tự tại các đền, chùa luôn được đảm bảo.

Còn chị Nguyễn Thị Mai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, chị và người thân luôn chọn Tuyên Quang là điểm đến đầu tiên để đi lễ đầu năm. Mọi người luôn háo hức và thoải mái khi đến với vùng đất này. Các đền, chùa ở Tuyên Quang rất đẹp và linh thiêng, không khí trong lành, khâu tổ chức tại các đền, chùa cũng rất tốt và bảo đảm.

Ngoài các ngôi chùa, Tuyên Quang còn có nhiều ngôi đền hàng trăm năm tuổi, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đền, chùa ở Tuyên Quang không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn có bề dày lịch sử, kiến trúc độc đáo cổ xưa.

potal-tuyen-quang-khai-thac-va-phat-trien-tiem-nang-du-lich-tam-linh-7859958.jpg
Du khách tham quan, chiêm bái tại Đền Mẫu Ỷ La (thành phố Tuyên Quang). Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN

Xây dựng tour, tuyến hợp lý, đồng bộ

Phó Chủ tịch UBND thành phố Tuyên Quang Vũ Quỳnh Loan thông tin, từ ngày 10-16/2 âm lịch hàng năm, thành phố tổ chức Lễ hội rước Mẫu Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La. Đây là lễ hội tồn tại từ lâu đời gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu. Năm 2017, lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội bắt nguồn từ huyền thoại về các Thánh Mẫu vốn là những nàng công chúa, qua du ngoạn thắng cảnh sông Lô và bay về trời. Hàng năm, họ gặp nhau 2 lần vào trung tuần tháng 2 và tháng 7 ssm lịch. Khi rước bài vị của Mẫu từ đền Thượng và đền Ỷ La về đền Hạ là biểu hiện sự gặp gỡ đoàn tụ, sum họp gia đình của hai chị em Ngọc Lân và Phương Dung công chúa (Thánh Mẫu). Đây là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất năm, trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của thành phố Tuyên Quang.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang Ma Thị Thao cho hay, để du lịch tâm linh phát triển đúng hướng, mang lại giá trị truyền thống, văn hóa lịch sử và giá trị tinh thần, thời gian tới cùng với bảo tồn, gìn giữ các giá trị cảnh quan di sản, tỉnh tích cực xây dựng những tour, tuyến du lịch hợp lý, đầu tư vào các khu du lịch tâm linh để tạo ra sự đồng bộ, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh chủ động trùng tu, cải tạo các đền, chùa, điểm di tích tâm linh; phát triển du lịch tâm linh vùng trung tâm là thành phố Tuyên Quang; xây dựng sản phẩm du lịch bổ trợ như gắn kết du lịch tâm linh với du lịch lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, ban quản lý các đền, chùa, điểm di tích, du lịch tâm linh phối hợp với chính quyền cơ sở xây dựng các kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, khuyến cáo người dân hạn chế đốt vàng mã; chủ động nâng cao cảnh giác, bảo quản tài sản cá nhân khi đi tham quan, vãn cảnh. Đặc biệt, các địa phương tiếp tục phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú và ẩm thực, tạo điều kiện tốt nhất cho du khách đến Tuyên Quang thăm thú, du Xuân, vãn cảnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, du lịch là một trong 3 khâu đột phá và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Do vậy, tỉnh phấn đấu năm 2025 đón trên 3 triệu lượt khách du lịch, tổng thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.800 tỷ đồng, đóng góp cho GRDP từ 6% trở lên, tạo việc làm cho trên 25.000 lao động, đưa Tuyên Quang trở thành điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn, thân thiện.

Hoàng Hải

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Đồng Nai quy hoạch 4 tuyến cáp treo và 4 tuyến đường sắt lên đỉnh núi Chứa Chan

Đồng Nai quy hoạch 4 tuyến cáp treo và 4 tuyến đường sắt lên đỉnh núi Chứa Chan

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng núi Chứa Chan trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai, vùng Đông Nam bộ và cả nước, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh Núi Chứa Chan đến năm 2030.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Du lịch Tây Ninh: Cơ hội và tiềm năng lớn thu hút du khách

Tây Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội và tiềm năng thu hút lượng lớn du khách, với hàng loạt sự kiện trọng đại trong thời gian tới. Đặc biệt, dịp lễ 30/4 - 1/5 sẽ là thời điểm sôi động khi tỉnh đón chào lượng khách du lịch đổ về tham quan và trải nghiệm. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn vinh dự tiếp đón đoàn Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen.

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận thu hút đầu tư nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch

Ninh Thuận - “vùng đất đầy nắng và gió” đang phấn đấu vươn lên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và trên bản đồ du lịch Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó chú trọng thu hút đầu tư, nâng tầm chất lượng dịch vụ du lịch.

Du khách thưởng thức cà phê miễn phí thích thú checkin tại đường Phan Đình Giót, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Du khách ấn tượng với cà phê Buôn Ma Thuột

Sáng 9/3, hàng ngàn du khách và nhân dân đã tham dự hoạt động uống cà phê miễn phí tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Voi dự tiệc buffet. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Phát triển mô hình “Du lịch thân thiện với voi”

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Độc đáo cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát”

Ngày 8/3, cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” độc đáo, mới lạ đã được diễn ra tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) trong sự thích thú của rất đông du khách, người dân địa phương. Đây là đầu tiên Ủy ban dân dân huyện Tuy Phong tổ chức cuộc thi này.

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động lớn về văn hóa, du lịch hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Hiện nay, ngành du lịch Đắk Lắk đã sẵn sàng phục vụ du khách đến với Lễ hội.

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Trà Vinh phát triển du lịch nông thôn gắn với bản sắc văn hóa, bền vững

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của địa phương. Chương trình này nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Thái Nguyên: Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà

Nhằm đạt mục tiêu đón trên 4 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 3.500 tỷ đồng trong năm 2025, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đang tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương và mời gọi đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng...

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Để biển đảo trở thành điểm đến bền vững của du lịch xanh ở Quảng Nam

Du lịch biển đảo Quảng Nam được xác định là đích đến bền vững của du lịch xanh trong mối liên kết với các trung tâm du lịch lớn của khu vực như: Huế, Đà Nẵng, Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tuy nhiên thực tế, du lịch biển đảo Quảng Nam chưa tương xứng với tiềm năng. Để biển đảo trở thành sản phẩm chủ lực, đích đến của du lịch xanh, các loại hình dịch vụ đi kèm cần được nâng cấp. Đồng thời, sản phẩm du lịch biển phải đa dạng, dịch vụ vận chuyển được cải thiện và dịch vụ lưu trú được quan tâm nhiều hơn.