Phát huy tiềm năng du lịch cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long

Là địa phương nằm trong khu vực sông Tiền, cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang đang phát huy tiềm năng du lịch, giải quyết công ăn việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - văn hóa chung của tỉnh. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của ngành Du lịch tỉnh là nâng cao hiệu quả điều hành, đa dạng hóa các loại hình, liên kết phát triển du lịch nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương.

potal-tien-giang-thu-hut-khach-du-lich-dip-tet-nguyen-dan-6556146.jpg
Các điểm du lịch ở nông thôn Tiền Giang thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Hữu Chí - TTXVN

Thế mạnh miệt vườn

Bà Đồng Thị Mười, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cai Lậy cho biết, nằm trong vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh, Cai Lậy quan tâm khai thác thế mạnh về phát triển du lịch miệt vườn sông nước, tạo sức hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, đưa du lịch Cai Lậy phát triển bền vững, hiệu quả.

Theo bà Đồng Thị Mười, huyện coi trọng đầu tư phát triển du lịch gắn với tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Vừa qua, huyện Cai Lậy đầu tư trên 230 tỷ đồng đầu tư phát triển du lịch xã cù lao Tân Phong kết hợp phòng, chống sạt lở bảo vệ sản xuất và đời sống người dân. Trong giai đoạn 2025 – 2030, Cai Lậy tiếp tục đầu tư thêm 35 tỷ đồng làm 2 công trình hạ tầng giao thông kết nối phát triển du lịch Tân Phong gồm: tuyến đường nhựa kết nối cồn Tân Phong – cồn Tân Thiện và đường Nam cồn Trít nhằm từng bước khai thác tốt tiềm năng du lịch sông nước, đưa Tân Phong trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang.

Bí thư Đảng ủy xã Tân Phong Trần Văn Nhịn vui mừng cho biết, hiện nay, toàn xã có hàng chục điểm du lịch nông nghiệp, tham quan cồn bãi và các thắng cảnh cù lao sông nước trên sông Tiền, mỗi năm thu hút từ 25.000 đến 30.000 lượt du khách.

Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) Võ Văn Lập nhận xét, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái cảnh quan của khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững, là hướng đi đúng của tỉnh Tiền Giang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành giới thiệu sản phẩm, tài liệu, sản phẩm OCOP; hình ảnh về du lịch địa phương qua các kênh thông tin du lịch trong ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố, thị xã cũng cần xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch nông thôn; quảng bá điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù vùng miền trên địa bàn. Ngoài ra, tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn lực, tăng cường xã hội hóa để đa dạng nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các điểm du lịch nông thôn.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Võ Phạm Tân cho biết, Tiền Giang hiện có 185 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng đang được đưa vào khai thác, phát triển du lịch gắn với giáo dục truyền thống cách mạng địa phương. Những nơi này đang trở thành các điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước trong khuôn khổ các tour du lịch sinh thái miệt vườn.

potal-tien-giang-thu-hut-khach-du-lich-dip-tet-nguyen-dan-6556145.jpg
Du khách đến tham quan địa điểm du lịch vườn táo ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hữu Chí - TTXVN

Liên kết điểm đến

Tiền Giang quan tâm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá trên các trang thông tin điện tử. Việc phát triển sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn luôn được tỉnh chú trọng theo hướng gắn kết các loại hình du lịch đặc thù địa phương như: các tour du lịch sông nước miệt vườn, du lịch biển Tân Thành (Gò Công Đông), tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống, thưởng thức trái cây đặc sản vùng miền, ẩm thực phương Nam, nghe đờn ca tài tử…

Trong năm 2025, Tiền Giang có thêm nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hình ảnh du lịch địa phương trên các kênh thông tin. Việc quan tâm khai thác tốt các tour du lịch mới thu hút khách du lịch được tăng cường và thực hiện thường xuyên thông qua sự kết nối, tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành trong, ngoài tỉnh; hoạt động hợp tác liên kết ngày càng được mở rộng và thiết thực hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành còn chủ động xây dựng tour, tuyến và mở rộng thị trường du lịch giữa Tiền Giang với các vùng, miền trong cả nước.

Mặt khác, địa phương chú trọng kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, tạo tiện nghi tốt nhất phục vụ du khách cũng như nhu cầu mua sắm, vui chơi, sinh hoạt trong thời gian lưu lại địa phương.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang Võ Phạm Tân nhấn mạnh, tỉnh khuyến khích doanh nghiệp lữ hành tổ chức tour – tuyến du lịch hợp lý, khoa học, tạo thuận lợi nhất cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan tại Tiền Giang cũng như liên kết với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm phát triển du lịch bền vững, hiệu quả.

Ông Huỳnh Kim Bình, Giám đốc Công ty du lịch lữ hành VietStar (Tiền Giang) phấn khởi cho biết, việc liên kết khai thác các tour du lịch lữ hành đang mang lại hiệu quả, tạo sức hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về đất và người Tiền Giang.

Trong các ngày cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ, từ 25/1 đến 31/1 (26 tháng Chạp đến ngày mùng 3 tháng Giêng), ngành Du lịch địa phương đã đón gần 130.000 lượt du khách, tăng 40,7% so với cùng kỳ (trong đó có trên 15.000 lượt khách quốc tế, tăng 31,1%); doanh thu du lịch đạt trên 92,2 tỷ đồng, tăng 43%.

Tiền Giang phấn đấu trong năm 2025 đón khoảng 2,1 triệu lượt du khách, trong đó có 700.000 khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 1.507 tỷ đồng.

Minh Trí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”. Hoạt động nhằm tôn vinh nghề trồng và chế biến chè, kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại, đồng thời là sản phẩm du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố Thái Nguyên.

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Khai hội Xuân Lồng tồng Ba Bể năm 2025

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2025 diễn ra tại thôn Bó Lù (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Đây là lễ hội xuống đồng lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn vào dịp đầu năm, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Đón khách du lịch về Vĩnh Long vui Tết cổ truyền

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh việc tham quan ở những điểm, khu du lịch, du khách đã được trải nghiệm nhiều hoạt động đón Tết phong phú, đa dạng. Du khách vừa du Xuân vừa vui đón ngày Tết cổ truyền đậm đà bản sắc, phong vị quê hương của người dân miền Tây Nam Bộ.

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Đắk Lắk: Đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch dịp Tết

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh đón tiếp ước đạt 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; trong đó, khách nội địa ước đón 177.000 lượt khách, khách quốc tế ước đón 3.000 lượt khách.

Khám phá vẻ đẹp danh thắng quốc gia hồ Đạ Tẻh

Khám phá vẻ đẹp danh thắng quốc gia hồ Đạ Tẻh

Hồ Đạ Tẻh (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Huoai) là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Đạ Tẻh trước đây, góp phần cải tạo, làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tự nhiên.

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Chiều 1/2 (tức ngày 4 Tết năm Ất Ty), tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ hội Kéo co Hữu Chấp- một trong những lễ hội được tổ chức sớm trong năm 2025.

Hà Giang - Điểm đến hấp dẫn của du khách trong những ngày đầu Xuân

Hà Giang - Điểm đến hấp dẫn của du khách trong những ngày đầu Xuân

Mùa Xuân về, mang theo không khí tươi vui rộn ràng, cũng là lúc Hà Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đón Tết ở một vùng đất khác biệt, độc đáo. Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về Hà Giang để tận hưởng không gian thanh bình, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi non biên cương và tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây.

Quảng trường Lâm Viên trưa mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ảnh: baolamdong.vn

Đà Lạt tấp nập khách du Xuân ngày mùng 3 Tết

Ngày 31/1 (mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách tấp nập đổ về tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy lượng du khách tăng cao nhưng vẫn không xảy ra tình trạng “cháy” phòng khách sạn hay quá tải các dịch vụ du lịch.

Cà đắng đùm lá chuối - món ăn dân dã của người Jrai

Cà đắng đùm lá chuối - món ăn dân dã của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai - dân tộc thiểu số đông nhất tại tỉnh Gia Lai, luôn mang đậm dấu ấn độc đáo với những món ăn dân dã nhưng đậm chất văn hóa truyền thống. Trong số đó, món cà đắng, lòng gà đùm lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo, gắn kết với thiên nhiên, là món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày và các dịp lễ Tết.

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Những cánh hoa anh đào đang khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về. Cùng với hoa mơ, hoa mận bung nở trắng khắp các cánh rừng, sắc hoa anh đào rực rỡ dưới ánh nắng nhẹ của mùa Xuân giúp Mộc Châu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương.