Vườn Quốc gia Tà Đùng không chỉ là kho báu của thiên nhiên mà còn là điểm giao thoa văn hóa của hơn 40 dân tộc tại tỉnh Đắk Nông. Du lịch sinh thái sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đây là khẳng định của ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng về vai trò, tầm quan trọng của Vườn Quốc gia Tà Đùng tại Hội thảo du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Tà Đùng do Vườn Quốc gia phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức, diễn ra ngày 25/2 tại Đắk Nông.
Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có 6 đơn vị chủ rừng thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho người dân với tổng diện tích gần 11.500 ha. Đây được xem là cách làm hiệu quả để quản lý, bảo vệ rừng bền vững, đồng thời giúp người dân kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Trong 2 ngày 25 – 26/6, tại khu vực Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch và dịch vụ Phú Cường Tourist, Công ty Cổ phần Du lịch và Thể thao Việt Nam, tổ chức giải thi dù lượn Tà Đùng - Đắk Nông mở rộng tranh cúp Phú Cường năm 2022. Đây là lần đầu tiên giải dù lượn được tổ chức tại Đắk Nông.
Nhiều đơn vị chủ rừng tại Đắk Nông đang “than thở” công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng khó khăn. Nguyên nhân một phần do thủ đoạn của các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng ngày càng tinh vi, khó xử lý, một phần do nguồn lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng eo hẹp.
Vườn Quốc gia Tà Đùng có tổng diện tích gần 21.000 ha, nằm trên địa phận xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long (Đắk Nông), cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 50 km về phía Đông Bắc và tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng. Đây là khu vực có giá trị về đa dạng sinh học bậc nhất tỉnh Đắk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung với hơn 2.000 loài động, thực vật; trong đó nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng.