Mối nguy từ công nghệ chôn lấp
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu vẫn là chôn lấp (chiếm đến 76%), compost, tái chế chỉ chiếm 14,7%, công ghệ đốt chỉ chiếm 9,3%.
Về Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (xử lý hơn 2/3 lượng rác thải rắn sinh hoạt hàng ngày của toàn thành phố), trong văn bản giải trình ngày 22/3/2005, ông David Dương ( Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam, viết tắt là Công ty VWS) cho rằng, công nghệ mà ông đưa sang Thành phố Hồ Chí Minh là công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất của Hoa Kỳ.
Trái với cam kết này, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, từ Trung ương đến Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đây chỉ là công nghệ chôn lấp. Trong văn bản ngày 12/7/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định: Công nghệ của dự án Đa Phước chủ yếu là chôn lấp, khu vực địa điểm lại trũng, vấn đề xử lý nước rỉ rác trong quá trình chôn lấp chưa được đề cập thỏa đáng trong hồ sơ dự án. Cùng với đó, công nghệ mà Công ty VWS đề cập chưa được thử nghiệm và đánh giá kết quả, thiết bị không nêu mới cũ, chủng loại cụ thể.
Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, mặc dù hợp đồng giữa Công ty VWS với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố sẽ tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt sau đó tiến hành phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ đưa đi chôn lấp.
Tuy nhiên, thực tế Công ty VWS không thực hiện phân loại, tái chế phân compost, tái sử dụng plastic mà đã tiến hành chôn lấp toàn bộ (công suất 3.000 tấn/ngày trong thời gian 24 năm). Riêng năm 2013, Công ty VWS đã tiếp nhận, xử lý chôn lấp 1,1 triệu tấn, năm 2014 là gần 1,2 triệu tấn.
Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đang trong giai đoạn cuối của quá trình thanh tra cả vấn đề ô nhiễm môi trường và đơn giá xử lý rác cao cùng nhiều nội dung phản ánh, tố cáo của người dân tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước do Công ty VWS làm chủ đầu tư.
Ngày 31/5/2017, Văn phòng Chính phủ có công văn số 5629/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Trương Hòa Bình giao Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Đoàn Thanh tra kết luận về việc đầu tư, xây dựng và xử lý rác thải tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Giảm tỷ lệ chôn lấp rác
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã đề ra 7 chương trình đột phá, trong đó có chương trình giảm ô nhiễm môi trường. Theo đó, thành phố phấn đấu 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (tái chế, làm phân compost và đốt) 40% và chôn lấp hợp vệ sinh 60% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt; 100% số bãi chôn lấp chất thải đáp ứng yêu cầu.
Một trong những giải pháp quan trọng là triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khu xử lý chất thải rắn của thành phố, lựa chọn, triển khai các thủ tục đầu tư và xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt có công nghệ tiên tiến, hiện đại với công suất 1.000-2.000 tấn/ngày Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, việc xử lý rác hiện nay của thành phố chủ yếu vẫn là công nghệ chôn lấp, công nghệ rất lạc hậu.
Vì vậy, thành phố mong muốn các doanh nghiệp tham gia xử lý rác thải thay đổi công nghệ, chuyển sang dùng công nghệ đốt tạo năng lượng. Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị xử lý chuyển đổi công nghệ hiện hữu sang công nghệ tiên tiến, kêu gọi đầu tư thêm nhiều dự án với công nghệ mới, hiện đại trên phương châm công khai, minh bạch, phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ chôn lấp xuống còn 60% và đến năm 2025 còn 25%.
Hiện nay, thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với công nghệ khí hóa plasma kết hợp phát điện, công suất 2.000 tấn/ngày do Công y Trisun Green Energy Corporation làm chủ đầu tư. Đối với khu Đa Phước, lãnh đạo UBND thành phố nhấn mạnh, cách đây 10 năm, khi Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam bắt đầu vận hành, quy trình chôn rác hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lúc đó. Tuy nhiên, đến lúc này, thành phố đang yêu cầu công ty chuyển đổi trước mắt là 2.000 tấn/ngày trên tổng số hơn 5.000 tấn/ngày từ chôn lấp sang công nghệ đốt và xử lý triệt để hơn.
Để tránh tình trạng độc quyền xử lý rác, Thanh tra thành phố kiến nghị tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh bãi chôn lấp số 3, cho phép tiếp nhận, xử lý 2.000 tấn/ngày để duy trì hoạt động của bãi; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy trình, quy định kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải, nước rỉ rác tại các công trường, khu liên hợp xử lý chất thải trên địa bàn thành phố đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định đồng thời tổ chức đấu thầu cung ứng dich vụ công ích theo đúng quy định của Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nhằm tránh tình trạng độc quyền trong cung ứng dịch vụ công ích, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Dưới góc độ chuyên gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường) nêu quan điểm, các giải pháp xử lý rác thải cần có sự đa dạng, trong đó cần giảm tỷ lệ chôn lấp, giảm đốt theo cách truyền thống; tăng cường công nghệ đốt rác hiện đại hoặc đốt phát điện. Nếu sử dụng công nghệ xử lý rác sinh hoạt làm phân compost cần giải quyết đầu ra phù hợp.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên– Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cần đầu tư trạm trung chuyển hiện đại có hệ thống xử lý nước rò rỉ, dùng than hoạt tính khử mùi hôi, đảm bảo vệ sinh môi trường không ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Ngoài các giải pháp đốt phát điện, sản xuất phân compost, cơ quan chức năng có thể thực hiện giải pháp ủ lên men khí metan làm nguyên liệu khí phát điện, phần còn lại thu được phân compost sử dụng cho cây xanh đô thị cũng như cung cấp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu lượng phù sa bồi đắp./.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu vẫn là chôn lấp (chiếm đến 76%), compost, tái chế chỉ chiếm 14,7%, công ghệ đốt chỉ chiếm 9,3%.
Về Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (xử lý hơn 2/3 lượng rác thải rắn sinh hoạt hàng ngày của toàn thành phố), trong văn bản giải trình ngày 22/3/2005, ông David Dương ( Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam, viết tắt là Công ty VWS) cho rằng, công nghệ mà ông đưa sang Thành phố Hồ Chí Minh là công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất của Hoa Kỳ.
Trái với cam kết này, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, từ Trung ương đến Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đây chỉ là công nghệ chôn lấp. Trong văn bản ngày 12/7/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định: Công nghệ của dự án Đa Phước chủ yếu là chôn lấp, khu vực địa điểm lại trũng, vấn đề xử lý nước rỉ rác trong quá trình chôn lấp chưa được đề cập thỏa đáng trong hồ sơ dự án. Cùng với đó, công nghệ mà Công ty VWS đề cập chưa được thử nghiệm và đánh giá kết quả, thiết bị không nêu mới cũ, chủng loại cụ thể.
Công ty VWS giới thiệu về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Ảnh: Báo Tiền phong |
Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, mặc dù hợp đồng giữa Công ty VWS với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố sẽ tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt sau đó tiến hành phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ đưa đi chôn lấp.
Tuy nhiên, thực tế Công ty VWS không thực hiện phân loại, tái chế phân compost, tái sử dụng plastic mà đã tiến hành chôn lấp toàn bộ (công suất 3.000 tấn/ngày trong thời gian 24 năm). Riêng năm 2013, Công ty VWS đã tiếp nhận, xử lý chôn lấp 1,1 triệu tấn, năm 2014 là gần 1,2 triệu tấn.
Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đang trong giai đoạn cuối của quá trình thanh tra cả vấn đề ô nhiễm môi trường và đơn giá xử lý rác cao cùng nhiều nội dung phản ánh, tố cáo của người dân tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước do Công ty VWS làm chủ đầu tư.
Ngày 31/5/2017, Văn phòng Chính phủ có công văn số 5629/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Trương Hòa Bình giao Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Đoàn Thanh tra kết luận về việc đầu tư, xây dựng và xử lý rác thải tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Giảm tỷ lệ chôn lấp rác
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã đề ra 7 chương trình đột phá, trong đó có chương trình giảm ô nhiễm môi trường. Theo đó, thành phố phấn đấu 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (tái chế, làm phân compost và đốt) 40% và chôn lấp hợp vệ sinh 60% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt; 100% số bãi chôn lấp chất thải đáp ứng yêu cầu.
Một trong những giải pháp quan trọng là triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khu xử lý chất thải rắn của thành phố, lựa chọn, triển khai các thủ tục đầu tư và xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt có công nghệ tiên tiến, hiện đại với công suất 1.000-2.000 tấn/ngày Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, việc xử lý rác hiện nay của thành phố chủ yếu vẫn là công nghệ chôn lấp, công nghệ rất lạc hậu.
Vì vậy, thành phố mong muốn các doanh nghiệp tham gia xử lý rác thải thay đổi công nghệ, chuyển sang dùng công nghệ đốt tạo năng lượng. Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị xử lý chuyển đổi công nghệ hiện hữu sang công nghệ tiên tiến, kêu gọi đầu tư thêm nhiều dự án với công nghệ mới, hiện đại trên phương châm công khai, minh bạch, phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ chôn lấp xuống còn 60% và đến năm 2025 còn 25%.
Hiện nay, thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với công nghệ khí hóa plasma kết hợp phát điện, công suất 2.000 tấn/ngày do Công y Trisun Green Energy Corporation làm chủ đầu tư. Đối với khu Đa Phước, lãnh đạo UBND thành phố nhấn mạnh, cách đây 10 năm, khi Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam bắt đầu vận hành, quy trình chôn rác hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lúc đó. Tuy nhiên, đến lúc này, thành phố đang yêu cầu công ty chuyển đổi trước mắt là 2.000 tấn/ngày trên tổng số hơn 5.000 tấn/ngày từ chôn lấp sang công nghệ đốt và xử lý triệt để hơn.
Để tránh tình trạng độc quyền xử lý rác, Thanh tra thành phố kiến nghị tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh bãi chôn lấp số 3, cho phép tiếp nhận, xử lý 2.000 tấn/ngày để duy trì hoạt động của bãi; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy trình, quy định kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải, nước rỉ rác tại các công trường, khu liên hợp xử lý chất thải trên địa bàn thành phố đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định đồng thời tổ chức đấu thầu cung ứng dich vụ công ích theo đúng quy định của Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nhằm tránh tình trạng độc quyền trong cung ứng dịch vụ công ích, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Dưới góc độ chuyên gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường) nêu quan điểm, các giải pháp xử lý rác thải cần có sự đa dạng, trong đó cần giảm tỷ lệ chôn lấp, giảm đốt theo cách truyền thống; tăng cường công nghệ đốt rác hiện đại hoặc đốt phát điện. Nếu sử dụng công nghệ xử lý rác sinh hoạt làm phân compost cần giải quyết đầu ra phù hợp.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên– Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cần đầu tư trạm trung chuyển hiện đại có hệ thống xử lý nước rò rỉ, dùng than hoạt tính khử mùi hôi, đảm bảo vệ sinh môi trường không ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Ngoài các giải pháp đốt phát điện, sản xuất phân compost, cơ quan chức năng có thể thực hiện giải pháp ủ lên men khí metan làm nguyên liệu khí phát điện, phần còn lại thu được phân compost sử dụng cho cây xanh đô thị cũng như cung cấp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu lượng phù sa bồi đắp./.