Chiều 31/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2025 chủ đề “Gặp gỡ tháng Ba”. Hội nghị có khoảng 200 thanh niên, đại diện cho gần 290.000 thanh niên trên địa bàn và các lãnh đạo sở, ngành tham gia.
Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản lý và vận hành trang trại đã trở thành yếu tố then chốt giúp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm rủi ro dịch bệnh và tiết kiệm chi phí.
Chương trình Khoa học và công nghệ nông thôn miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa ra được nhiều công nghệ tiên tiến, phù hợp, xây dựng được những mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ hiệu quả. Qua đó các địa phương nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa phù hợp thị trường, phát huy lợi thế. Đặc biệt chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp ở nông thôn đổi mới công nghệ, hình thành các ngành nghề mới, phát huy các nghề truyền thống chủ lực của từng địa phương.
Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang Nguyễn Phúc Thương, năm 2025, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương.
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu của Trường Kỹ thuật Điện tử thuộc Đại học Tây An (Trung Quốc) đã đạt được bước đột phá trong phát triển công nghệ truyền và định vị năng lượng không dây. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature Communications.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
In 3D các sợi cơ trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Westworld" của kênh truyền hình HBO (Mỹ) thực sự khiến người xem kinh ngạc. Đáng chú ý, một bước đột phá gần đây của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở ra kỷ nguyên của công nghệ tương lai này sớm hơn dự kiến.
Ngày 9/10, tại Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc” năm 2024.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do trường Đại học Tel Aviv đứng đầu đã phát triển công nghệ mới, có thể phát hiện sớm bệnh Parkinson 20 năm trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từng địa phương cũng như cả nước. Để phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững, một trong các giải pháp được triển khai là tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, đưa khoa học - công nghệ gắn kết chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành hàng là thế mạnh của vùng.
Ông Lê Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số, sử dụng nền tảng số.
Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Quy định mới về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ...
Hội báo toàn quốc năm 2024 là dịp trải nghiệm nhiều sản phẩm, công nghệ mới ứng dụng trong tác nghiệp báo chí. Những công nghệ mới này có thể cho phóng viên tác nghiệp nhanh hơn, chính xác hơn... Ngoài ra, nhiều gian trưng bày còn có tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ khá hấp dẫn cho người xem thưởng thức.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cơ quan Dịch vụ cứu thương của bang New South Wales (NSW) của Australia đang thử nghiệm sử dụng một thiết bị công nghệ tiên tiến, có tên là Mũ bảo hiểm Medfield Diagnostics Strokefinder MD100, trong hoạt động sơ cứu và cấp cứu bệnh nhân bị đột quỵ trên đường đến bệnh viện. Đây là lần đầu tiên trên thế giới công nghệ mũ bảo hiểm Strokefinder được sử dụng nơi tuyến đầu và bên ngoài bệnh viện.
Ngày 30/1, tỷ phú công nghệ Elon Musk tuyên bố công ty khởi nghiệp Neuralink của ông đã lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm cấy chip vào não người, với kết quả ban đầu được cho là “đầy hứa hẹn.”
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển công nghệ mới giúp sản xuất nhiên liệu sinh học với hàm lượng sinh khối cao hơn, có thể lên mức trên 40%, cao hơn nhiều so với hàm lượng trung bình toàn cầu hiện nay là chưa đến 10%.
Chiều 14/11, triển lãm Thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Nét đan thanh”, do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) tổ chức, đã diễn ra tại nhà Thái học, chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11). Các tác phẩm được sắp đặt theo ý tưởng xuyên suốt trên cơ sở ứng dụng công nghệ ánh sáng, mang đến cho công chúng một cái nhìn mới mẻ và hiện đại đối với nghệ thuật thư pháp.
Bình Dương đang áp dụng công nghệ và nhiều kế hoạch đồng bộ phát triển nông thôn mới theo hướng thông minh, tập trung thay đổi bộ mặt nông thôn trên cả ba tiêu chí về chính quyền, kinh tế, xã hội thông qua các giải pháp về công nghệ thông tin. Với mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Bình Dương có 70% số xã ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, quản lý trang trại, vùng trồng, tiếp cận thị trường,...
Chống chọi lốc xoáy khổng lồ, chiến đấu với trường điện từ và tia lửa mặt trời, ngắm nhìn Trái Đất xinh đẹp từ không gian bao la của vũ trụ, hay theo dõi quá trình phát triển kỳ diệu của các loài động thực vật… tất cả những điều này chỉ có thể tìm thấy ở công viên giải trí Futuroscope. Mới đây công viên công nghệ và khoa học hình ảnh hàng đầu trên thế giới này đã đón vị khách thứ 60 triệu. Không chỉ là điểm vui chơi giải trí, Futuroscope còn là nơi du khách có cơ hội tương tác với những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến của tương lai.
Ngày 16/8, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học và công nghệ cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Chương trình tập huấn là hoạt động trong kế hoạch triển khai “Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số” thuộc Dự án 8 năm 2023 của Trung ương Hội Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam.
Công ty Cổ phần khoa học công nghệ tảo VN Vastcom (Nghệ An) được Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn triển khai dự án “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ để phát triển sản xuất và chế biến tảo xoắn Spirulina và đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm chế biến từ tảo”. Sau nhiều năm nỗ lực, đến nay, Dự án nuôi tảo xoắn tại Công ty đã thành công. Kết quả này có được nhờ sự phối hợp, liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà sản xuất, doanh nghiệp. Qua đó, không chỉ giúp các nhà khoa học mạnh dạn nghiên cứu các đề tài mới, doanh nghiệp có thêm sản phẩm cạnh tranh chất lượng mà còn góp phần đưa ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Báo chí về khoa học và công nghệ năm 2022 và Lễ kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống của tỉnh Cao Bằng. Thông qua chương trình, địa phương đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, được ứng dụng khoa học công nghệ gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tỉnh Cao Bằng đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
Để Đồng bằng sông Cửu Long bứt phá, phát triển bền vững về khoa học công nghệ, các địa phương trong vùng cần coi trọng công tác hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển thị trường khoa học công nghệ; đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% trái cây của cả nước, 95% lượng gạo và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Do đó, khoa học - công nghệ đã và đang trở nên vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho ngành nông nghiệp, thủy sản của vùng.
Ngành Khoa học và Công nghệ đã thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ tại Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc quan tâm, chú trọng đưa khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Tỉnh Trà Vinh đang tập trung nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực của tỉnh...
Ngành Nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi số, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến để chuyển sang "bứt phá" nền kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp nhận thức được sự quan trọng của việc định vị thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị trường và đã chuyển sang tư duy mới từ tăng trưởng sản lượng đến tăng trưởng chất lượng, từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng đa giá trị để tăng giá trị gia tăng.
Ngày 6/1, phát biểu tại 2 hội nghị tổng kết công tác Đảng và công tác chính quyền năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang nêu rõ: Năm 2023, dự báo tình hình trong nước và quốc tế có những thuận lợi, cơ hội nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phóng viên thông tấn phải giữ vững giá trị nền tảng, nhanh nhạy thích ứng, nắm bắt tình hình, làm chủ công nghệ, triển khai quyết liệt, tích cực, hiệu quả hơn các chương trình, kế hoạch đã đề ra.