Một số địa phương thuộc huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đang xảy ra tình trạng hàng chục tấn rác thải bị ứ đọng tại nhiều xã, thị trấn. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị khiến người dân lo lắng, bức xúc.
Ngày 23/10, sau những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua, rác thải tại bãi tập kết của Nhà máy xử lý chất thải rắn Xuân Trường (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã chảy tràn như thác lũ, vùi lấp vườn cà phê của người dân.
Khu xử lý rác thải tại Chiềng Khến, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) gây ô nhiễm trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân nơi đây. Điều đáng nói chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay tìm ra phương án để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Nhiều ngày qua, một lượng lớn rác thải gồm bèo tây (lục bình) cùng vô số vỏ chai nhựa, vật dụng sinh hoạt, quần áo và cả xác chết vật nuôi như chó, mèo, gà, vịt... đã bủa vây bãi biển các xã Diễn Kim, Diễn Thành (huyện Diễn Châu, Nghệ An). Thực trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường bờ biển, đặc biệt trực tiếp tác động đến sức khỏe của người dân thuộc các làng biển, sinh sống trong đê, rất gần bờ biển.
Ở khu vực Benelux (gồm ba nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg), ngành làm tóc đang tạo ra đến 13 tấn rác thải mỗi ngày. Để giảm thiểu tác hại môi trường của những loại rác này, công ty khởi nghiệp Green Circle Salon đã thực hiện những giải pháp đột phá.
Do không được thu gom xử lý tập trung, hàng chục tấn rác thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản người dân đổ trực tiếp xuống sông và trôi dạt về đầm nước mặn Sa Huỳnh Tổ dân phố Thạnh Đức 1 (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Ngày 8/9, tại thành phố Cần Thơ, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Xanh (GreenHub) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và phát triển nông thôn (RECERD) tổ chức Hội thảo tham vấn các giải pháp vì sông Mê Kông không rác.
Cần thực hiện đồng bộ và lên kế hoạch chi tiết trong tuyên truyền phân loại rác thải tại nguồn đến với từng người dân; tận dụng các sáng kiến, giải pháp linh hoạt phù hợp với từng địa phương, từng khu dân cư trong thi hành và giám sát việc phân loại rác tại nguồn. Đây là ý kiến của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thượng Hiền tại Tọa đàm "Giải bài toán phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn" diễn ra ngày 30/8, do Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) có nhiều khu, điểm du lịch nổi tiếng như: Làng Cù Lần, Đà Lạt Tiên Cảnh, Quỷ Núi Suối Ma, Thung lũng vàng, Đồi Cỏ hồng, Cây thông cô đơn, đặc biệt là đỉnh Langbiang - nơi được coi là “Nóc nhà của Tây Nguyên” được nhiều khách du lịch tìm đến thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, huyện Lạc Dương đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, du lịch và nông nghiệp.
Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là công tác quản lý chất thải nhựa và túi ni-lông khó phân hủy chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong khi đó, tình hình phát sinh chất thải nhựa và thải bỏ túi ni-lông khó phân hủy có xu hướng gia tăng qua các năm đã và đang gây áp lực đến môi trường.
Sau gần 2 năm thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, ý thức của người dân, các tổ chức đang sinh sống và làm việc trên địa bàn TP.HCM đã được nâng nên rõ rệt.
Việt Nam là quốc gia có tốc độ gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Chất lượng môi trường sống đang bị suy giảm do không kiểm soát được các nguồn chất thải phát sinh. Nước rỉ rác là loại nước thải sinh ra trong các khu chôn lấp rác thải, được hình thành do sự rò rỉ nước mưa thấm vào trong lòng bãi rác hoặc do độ ẩm sẵn có của rác thải được chôn.
Một người không vứt ra đường, để rác đúng nơi quy định sẽ là tấm gương để người khác làm theo. Cứ như vậy, nếu người người tự giác có ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường thì các khu dân cư, làng xã cho đến quận huyện, tỉnh thành sẽ trở nên sạch sẽ, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVD-19 diễn biến phức tạp. Một việc tưởng như hết sức đơn giản này lại rất khó thực hiện từ nhiều năm nay tại các đô thị lớn của Việt Nam, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh không phải là ngoại lệ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có thư kêu gọi chung tay hành động vì một "Việt Nam với môi trường sống trong lành, an toàn và phát triển bền vững, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra".
Ngày 21/2, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã họp với các cơ quan chức năng và huyện Côn Đảo để lựa chọn phương án xử lý rác thải sinh hoạt cho huyện Côn Đảo.
Xử lý rác thải ở khu vực nông thôn, miền núi đang là một trong những vấn đề nan giải của tỉnh Thanh Hóa. Nguyên nhân của thực trạng này là do việc thiêu hủy rác tại các địa phương trong tỉnh còn gặp khó khăn do không có nguồn vốn. Một số huyện còn không có lò đốt rác, phương pháp xử lý rác thải chủ yếu là tập kết rồi chôn lấp hoặc đốt.
Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại vào các nhà máy xử lý rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại nên đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) luôn đảm bảo xử lý toàn bộ khối lượng rác nguy hại thải ra hàng ngày trên địa bàn.
Dự án nâng cấp, cải tạo bãi xử lý rác thải trung tâm huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang được phê duyệt đầu tư năm 2011 bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường Trung ương do Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện Yên Minh làm chủ đầu tư với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Đến nay, công trình gần như đã hoàn thiện các hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản, lắp đặt xong hệ thống lò đốt rác. Tuy nhiên, đến tháng 6/2018, công trình vẫn chưa được bàn giao và đưa vào sử dụng. Trong khi đó, mỗi ngày hàng chục tấn rác thải trên địa bàn huyện vẫn phải xử lý đốt bằng phương pháp thủ công, gây ô nhiễm môi trường.
Việc chôn lấp rác là công nghệ xử lý rác chỉ thích hợp vào thời điểm cách đây 10 năm. Với lượng rác khổng lồ như hiện nay cần phải chuyển sang công nghệ xử lý hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo hài hòa nguồn ngân sách cho thành phố.
An ninh rác không chỉ là câu chuyện về sự gia tăng khối lượng rác, công nghệ xử lý, sự cố bãi chứa mà còn bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, đơn giá xử lý rác. Thực tế từ Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác xử lý rác thải.
Tại những đô thị lớn tập trung nhiều dân cư như Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề xử lý rác thải rắn sinh hoạt không chỉ là công việc thường xuyên, hết sức khó khăn mà còn mang tính chất “an ninh” khi lượng rác thải ra ngày càng nhiều nhưng hầu như việc xử lý chỉ mới ở mức chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khỏe người dân và sự phát triển bền vững của thành phố.
Chiều ngày 2/8/2016, Đại tá Bùi Đình Quang, Phó giám đốc Công an Hà Tĩnh cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh vừa ra quyết định số 29/CSĐT-PC44 ngày 2/8/2016 khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trên đại bàn thị xã Kỳ Anh”.
Hiện nay, tại một số xã, huyện trong tỉnh Thanh Hóa nhiều người dân vô tư xả, đổ rác ra các tuyến đường, bãi biển, gây mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường; nếu không được thu dọn những đống rác này sẽ trở thành nơi phát tán của dịch bệnh trong mùa hè, trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Công trình thu gom, xử lý rác thải của xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) xây dựng trên diện tích hơn 1.800 m2 với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng và đã bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng từ tháng 9/2013. Tuy nhiên, do thiết kế công suất không hợp lý và khó khăn trong việc phân loại rác nên công trình này vẫn chưa một lần được vận hành, sử dụng, gây lãng phí lớn.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, mỗi ngày phát sinh đến 150 tấn rác thải sinh hoạt, thế nhưng các bãi rác hiện hữu đang trong tình trạng quá tải, trong khi đó, khu xử lý chất thải rắn ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp đã được quy hoạch nhưng vẫn đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư.
Trên một nghìn tỉ túi nilon được sử dụng mỗi năm và sẽ có thêm khoảng 2 triệu chiếc túi nilon đã được sử dụng trên thế giới sau khi đoạn video này kết thúc.
Với 30 đơn vị hành chính, mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt thành phố Hà Nội thải ra là khoảng 5.400 tấn, cao điểm lên tới trên 7.000 tấn, trong khi tại các quận mới như: Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải mới chỉ đạt được trên 70%. Chính vì điều này là căn nguyên dẫn tại một số nơi ở Thủ đô người dân phải khốn khổ vì ô nhiễm ngay từ chính các điểm tập kết rác thải sinh hoạt, ùn ứ chưa kịp chuyên chở hoặc do cách làm tắc trách của một số cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường.