Với khoảng hơn 13 triệu dân sinh sống, làm việc, chỉ tính riêng chất thải rắn sinh hoạt, mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh phải xử lý hàng nghìn tấn rác, nếu không xử lý tốt, nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ rất cao.
Khối lượng rác tăng nhanh
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại thành phố liên tục tăng, từ 6.423 tấn/ngày trong năm 2011, lên 7.500 tấn/ngày trong năm 2015 và hiện nay ở mức 8.300 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 10.081 tấn/ngày và đến năm 2025 sẽ đạt 12.864 tấn/ngày.
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa được thực hiện tốt do tỷ lệ người dân tham gia phân loại thấp, nhiều nơi chưa đủ điều kiện đặt hai thùng rác. Thành phố đang tồn tại song song hai hệ thống tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Hệ thống thu gom công lập có Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ công ích của các quận huyện, với 3.712 phương tiện thu gom, khoảng 2.500 nhân công. Hệ thống thu gom dân lập do các cá nhân thu gom rác tự do, các nghiệp đoàn thu gom và hợp tác xã vệ sinh môi trường thực hiện với 2.160 phương tiện thu gom, khoảng 4.000 nhân công.
Thành phố đang có ba đơn vị thực hiện vận chuyển rác là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị thành phố (chiếm 53%), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ công ích một số quận huyện phân cấp (30%) và Hợp tác xã Công Nông (17%) với 524 phương tiện vận chuyển. Để vận hành hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, thành phố có khoảng 1.000 điểm hẹn tập trung và 26 trạm trung chuyển đang hoạt động (chỉ có 5 trạm đạt chuẩn).
Lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về xử lý tại hai khu liên hợp xử lý gồm: Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc, huyện Củ Chi (quy mô 687 ha). Khu này có Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Cổ phần VietStar với công nghệ tái chế nhựa, làm compost (phân vi sinh), công suất 1.200 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa với công nghệ tái chế nhựa, làm compost, đốt chất thải còn lại, công suất 1.000 tấn/ngày; Bãi chôn lấp số 3 (bãi chôn lấp dự phòng) của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị thành phố với công nghệ chôn lấp, công suất 2.000 tấn/ngày. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng công nghệ chôn lấp, công suất tiếp nhận hiện nay là 5.000 tấn/ngày.
Trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, do ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, thành phố đã ngưng tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp số 1, 1A, số 2 tại Khu Liên hiệp xử lý Phước Hiệp (huyện Củ Chi), bãi chôn lấp Gò Cát (quận Tân Bình) và bãi chôn lấp Đông Thạnh (huyện Hóc Môn). Tại các bãi chôn lấp ngưng tiếp nhận rác này, thành phố đang kêu gọi đầu tư phủ đỉnh bãi chôn lấp, phục vụ làm sân golf, công viên cây xanh, khu trung tâm thương mại, nhà ở.
Từ năm 2014, UBND thành phố chủ trương dồn rác cho Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước từ khối lượng rác của Công ty Cổ phần VietStar và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa, đồng thời đóng bãi chôn lấp số 3 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2014, rác bắt đầu được chuyển từ bãi chôn lấp số 3, Khu Liên hiệp xử lý Phước Hiệp (huyện Củ Chi) về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước.
Nguy cơ ô nhiễm lan rộng
Hiện khối lượng rác của thành phố đang ngày một tăng, hầu hết tập trung về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (chiếm hơn 2/3 lượng rác toàn thành phố). Trong khi đó, công suất xử lý của các khu liên hợp không đáp ứng kịp, lại sử dụng công nghệ chôn lấp nên ô nhiễm môi trường đang có nguy cơ lan rộng.
UBND Quận 7 xác nhận, từ năm 2015, tại các chung cư Phú Mỹ và Era Townn (phường Phú Mỹ), người dân phản ánh mùi rác gây hôi thối. Người dân tại chung cư Belleza, phường Phú Mỹ cũng phản ánh mùi hôi thối phát sinh theo hướng gió Tây Nam từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước từ 1 - 2 giờ và 21 - 22 giờ hàng ngày.
Các hộ dân kiến nghị, UBND thành phố có giải pháp để phân bổ rác về nhiều bãi rác khác nhau, nhằm giảm tải cho Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước; công khai các chỉ số đo kiểm về môi trường (ô nhiễm đất, nước, không khí) tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước và vùng lân cận Nam thành phố, đồng thời công bố kết quả thanh tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam (chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước).
Theo Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, một số chỉ tiêu không khí tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước có diễn biến bất thường, cần theo dõi như NH3, H2S. Chất lượng mặt nước xung quanh các kênh bao quanh như kênh Rạch Chiếc, kênh Ngã Cạy, điểm tiếp giáp Ngã ba Rạch Chiếc với sông Cần Giuộc có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng và sắt, nguồn gây ô nhiễm này do sự lan truyền các chất ô nhiễm từ đầu nguồn đổ về…
Mới đây, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam gần 1,6 tỷ đồng về hành vi không xây lắp, cải tạo các module xử lý nước rỉ rác với tổng công suất 6.080m3/ngày đêm; không thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại hồ chứa nước rỉ rác tập trung theo cam kết mà lưu giữ nước rỉ rác tại ô chôn lấp số 2; chôn lấp rác đạt công suất trên 3.000 tấn/ngày từ tháng 3/2015 nhưng chưa được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm n, Khoản 2, Điều 9 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 - dưới 3 lần ra kênh Ngã Cạy.
Tổng cục Môi trường yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam khẩn trương đưa hệ thống xử lý nước thải, khí thải vào vận hành theo quy định; đảm bảo chất thải được xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường; khẩn trương xử lý triệt để khối lượng nước thải hiện nay đang lưu chứa không đúng quy định tại ô chôn lấp số 2./.
Khối lượng rác tăng nhanh
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại thành phố liên tục tăng, từ 6.423 tấn/ngày trong năm 2011, lên 7.500 tấn/ngày trong năm 2015 và hiện nay ở mức 8.300 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 10.081 tấn/ngày và đến năm 2025 sẽ đạt 12.864 tấn/ngày.
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa được thực hiện tốt do tỷ lệ người dân tham gia phân loại thấp, nhiều nơi chưa đủ điều kiện đặt hai thùng rác. Thành phố đang tồn tại song song hai hệ thống tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Hệ thống thu gom công lập có Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ công ích của các quận huyện, với 3.712 phương tiện thu gom, khoảng 2.500 nhân công. Hệ thống thu gom dân lập do các cá nhân thu gom rác tự do, các nghiệp đoàn thu gom và hợp tác xã vệ sinh môi trường thực hiện với 2.160 phương tiện thu gom, khoảng 4.000 nhân công.
Ảnh minh họa. Ảnh: VNexpress. |
Thành phố đang có ba đơn vị thực hiện vận chuyển rác là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị thành phố (chiếm 53%), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ công ích một số quận huyện phân cấp (30%) và Hợp tác xã Công Nông (17%) với 524 phương tiện vận chuyển. Để vận hành hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, thành phố có khoảng 1.000 điểm hẹn tập trung và 26 trạm trung chuyển đang hoạt động (chỉ có 5 trạm đạt chuẩn).
Lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về xử lý tại hai khu liên hợp xử lý gồm: Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc, huyện Củ Chi (quy mô 687 ha). Khu này có Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Cổ phần VietStar với công nghệ tái chế nhựa, làm compost (phân vi sinh), công suất 1.200 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa với công nghệ tái chế nhựa, làm compost, đốt chất thải còn lại, công suất 1.000 tấn/ngày; Bãi chôn lấp số 3 (bãi chôn lấp dự phòng) của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị thành phố với công nghệ chôn lấp, công suất 2.000 tấn/ngày. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng công nghệ chôn lấp, công suất tiếp nhận hiện nay là 5.000 tấn/ngày.
Trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, do ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, thành phố đã ngưng tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp số 1, 1A, số 2 tại Khu Liên hiệp xử lý Phước Hiệp (huyện Củ Chi), bãi chôn lấp Gò Cát (quận Tân Bình) và bãi chôn lấp Đông Thạnh (huyện Hóc Môn). Tại các bãi chôn lấp ngưng tiếp nhận rác này, thành phố đang kêu gọi đầu tư phủ đỉnh bãi chôn lấp, phục vụ làm sân golf, công viên cây xanh, khu trung tâm thương mại, nhà ở.
Từ năm 2014, UBND thành phố chủ trương dồn rác cho Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước từ khối lượng rác của Công ty Cổ phần VietStar và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa, đồng thời đóng bãi chôn lấp số 3 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2014, rác bắt đầu được chuyển từ bãi chôn lấp số 3, Khu Liên hiệp xử lý Phước Hiệp (huyện Củ Chi) về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước.
Nguy cơ ô nhiễm lan rộng
Hiện khối lượng rác của thành phố đang ngày một tăng, hầu hết tập trung về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (chiếm hơn 2/3 lượng rác toàn thành phố). Trong khi đó, công suất xử lý của các khu liên hợp không đáp ứng kịp, lại sử dụng công nghệ chôn lấp nên ô nhiễm môi trường đang có nguy cơ lan rộng.
UBND Quận 7 xác nhận, từ năm 2015, tại các chung cư Phú Mỹ và Era Townn (phường Phú Mỹ), người dân phản ánh mùi rác gây hôi thối. Người dân tại chung cư Belleza, phường Phú Mỹ cũng phản ánh mùi hôi thối phát sinh theo hướng gió Tây Nam từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước từ 1 - 2 giờ và 21 - 22 giờ hàng ngày.
Các hộ dân kiến nghị, UBND thành phố có giải pháp để phân bổ rác về nhiều bãi rác khác nhau, nhằm giảm tải cho Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước; công khai các chỉ số đo kiểm về môi trường (ô nhiễm đất, nước, không khí) tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước và vùng lân cận Nam thành phố, đồng thời công bố kết quả thanh tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam (chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước).
Theo Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, một số chỉ tiêu không khí tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước có diễn biến bất thường, cần theo dõi như NH3, H2S. Chất lượng mặt nước xung quanh các kênh bao quanh như kênh Rạch Chiếc, kênh Ngã Cạy, điểm tiếp giáp Ngã ba Rạch Chiếc với sông Cần Giuộc có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng và sắt, nguồn gây ô nhiễm này do sự lan truyền các chất ô nhiễm từ đầu nguồn đổ về…
Mới đây, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam gần 1,6 tỷ đồng về hành vi không xây lắp, cải tạo các module xử lý nước rỉ rác với tổng công suất 6.080m3/ngày đêm; không thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại hồ chứa nước rỉ rác tập trung theo cam kết mà lưu giữ nước rỉ rác tại ô chôn lấp số 2; chôn lấp rác đạt công suất trên 3.000 tấn/ngày từ tháng 3/2015 nhưng chưa được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm n, Khoản 2, Điều 9 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 - dưới 3 lần ra kênh Ngã Cạy.
Tổng cục Môi trường yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam khẩn trương đưa hệ thống xử lý nước thải, khí thải vào vận hành theo quy định; đảm bảo chất thải được xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường; khẩn trương xử lý triệt để khối lượng nước thải hiện nay đang lưu chứa không đúng quy định tại ô chôn lấp số 2./.