Xóa “điểm đen” về rác
Như thường ngày, vào mỗi sáng sớm, ông Nguyễn Văn Tiệm, ngụ ở hẻm 232 đường Hiệp Thành 13, quận 12, lại dùng chổi quét sạch phần đường không chỉ ở trước cửa nhà của ông, mà còn ở nhiều khu vực xung quanh. Ông Tiệm cũng đã vận động nhiều hộ dân, kể cả những người ở dãy nhà trọ quét rác vào mỗi sáng sớm nên khu vực hẻm 232/20 trở nên sạch sẽ. Ngoài ra, ông Tiệm còn vận động được một số hộ dân tại đây mua sắm thùng rác, nên rác sinh hoạt đã được bỏ đúng chỗ, có nắp đậy, không phát tán mùi hôi.
Đây chỉ là một trong nhiều dẫn chứng về ý thức cao của người dân Thành phố Hồ Chí Minh gìn giữ, bảo vệ môi trường. Không phải chỉ đến ngày 19/10/2018, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU thực hiện cuộc vận động “Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” thì nhiều khu phố, tuyến đường, kênh rạch trên địa bàn mới trở nên sạch sẽ, mà trước đó đại bộ phận người dân thành phố đã có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường chung.
Tuy nhiên, Chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đề ra và thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, trong đó đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động, thực sự đã tác động mạnh đến ý thức của người dân và các tổ chức đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy, các quận huyện đã triển khai phần mềm trực tuyến, qua đó tiếp nhận và xử lý 11.953/12.026 phản ánh của người dân về tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch. Thành phố đã nhắc nhở 2.744 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh nơi công cộng, ra quyết định xử phạt 6.717 trường hợp với số tiền phạt hơn 48 tỷ đồng.
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội các cấp đã kiên trì, thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên và người dân dọn vệ sinh, khơi thông dòng chảy, ký kết hợp đồng vận chuyển rác, đăng ký đổ rác theo quy định ở các chợ, trung tâm thương mại, cũng như lắp đặt 33.676 thùng rác công cộng tại các tuyến đường, hẻm.
Từ đầu năm 2019 có 39 vị trí kênh rạch bị lấn chiếm, đến nay đã xử lý được 6 vị trí, đang tích cực xử lý các vị trí còn lại. Nhờ vậy, đến nay thành phố đã chuyển hóa được 656/733 điểm ô nhiễm về rác thải. Các địa bàn chuyển hóa nhiều nhất như quận 1, 2, 3, 7, 8, 10, Tân Bình, Bình Tân…
“Chỉ thị 19-CT/TU đã tạo được sự đồng thuận cao của người dân, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân và tổ chức về bảo vệ môi trường, không xả rác ra đường, kênh rạch, xả rác đúng nơi quy định. Nhiều điểm đen về rác thải, ao tù nước đọng gây ô nhiễm, đã được các địa phương tập trung xử lý dứt điểm”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết thêm.
Tham Lương - Bến Cát là một trong những tuyến kênh ô nhiễm bậc nhất thành phố. Theo lãnh đạo UBND quận Gò Vấp, nơi tuyến kênh chảy ra, trước đây xảy ra tình trạng bỏ rác, đổ chất thải rắn, chất thải công nghiệp xuống kênh, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến dòng chảy.
Từ năm 2019, UBND quận Gò Vấp đã tổ chức lực lượng ra quân tổng vệ sinh toàn kênh trong 1 ngày, phát quang, dọn cỏ, rác với khối lượng hơn 1.000 tấn,. Sau đó UBND quận Gò Vấp duy trì lực lượng thực hiện ròng rã trong 1 tháng và bàn giao lại cho các phường chủ động tổng vệ sinh hàng tuần.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy đã có 1,67 triệu hộ dân thành phố cam kết không xả rác ra đường, kênh rạch. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền 24 quận, huyện, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành thành phố, tạo niềm tin về kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố xanh, sạch, thân thiện môi trường.
Kiên trì vận động
Mặc dù đại bộ phận người dân Thành phố Hồ Chí Minh ý thức cao, có nhiều chuyển biến trong nhận thức và hành vi gìn giữ, bảo vệ môi trường, không xả rác ra đường, kênh rạch, nhưng việc vận động, tuyên truyền chưa được thực hiện triệt để, rác thải vẫn còn bừa bãi ở gốc cây, cột điện, miệng hố ga, cống thoát nước, lòng đường, vỉa hè, kênh rạch.
Theo UBND thành phố, tỷ lệ tác động và thay đổi hành vi thói quen bảo vệ môi trường trong đời sống hằng ngày còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu do dân số tăng nhanh, lượng nhập cư nhiều. Việc thay đổi hành vi thói quen là cả quá trình lâu dài, cần kiên trì và vận động liên tục. Công tác xử phạt còn hạn chế do bất cập về quy định và lực lượng xử phạt.
Chưa kể đến các tuyến đường hẻm, khảo sát trên một số trục đường chính như Lê Văn Thọ, Quang Trung, Nguyễn Ảnh Thủ, Lê Văn Khương và tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát trên địa bàn quận Gò Vấp, Quận 12, cho thấy rác vẫn còn để bừa bãi, không những ở lòng đường, gốc cây, mà còn ở cả miệng cống thoát nước. Người dân bỏ rác vào túi ni lông, buộc sơ sài hoặc để trong thùng carton, thùng xốp, “tập kết” ở gốc cây, cột điện, ngã ba đường…
Tại khu vực cầu Trường Đai thuộc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát hay rạch Xuyên Tâm đoạn trước bến xe miền Đông, quận Bình Thạnh, rác bị bứt bừa bãi, trôi nổi trên lòng kênh gây ô nhiễm, thu hẹp dòng chảy và mất mỹ quan đô thị.
Bà Nguyễn Thị Minh, người bán rau ở chợ Giãn Dân, đường Nguyễn Ảnh Thủ, Quận 12, cho biết trước khi về nhà, bà chủ động dọn dẹp, thu gom rau thừa không sử dụng vào một chỗ tập trung để lực lượng thu gom rác thuận tiện cho việc nhận và chuyển rác đi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường như bà Nguyễn Thị Minh. Một số hộ buôn bán gia cầm gần đó “bày biện” ra tận lòng đường nhiều gà vịt sống gây mùi hôi, mất vệ sinh. Một số người vì “lười vận động”, từ trong nhà thản nhiên ném thức ăn thừa ra đường.
Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình thì “sạch” là tiêu chí lựa chọn đầu tiên phải triển khai. Nếu thành phố làm đúng ý dân, tổ chức tốt thì người dân sẽ hưởng ứng. Ngoài ra, chính quyền cũng cần sắp xếp lại hệ thống thu gom rác, chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển, quy hoạch lại các điểm tập kết rác…
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đến tháng 5/2020, các cấp chính quyền thành phố phải vận động ít nhất 80% hộ dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước”; đồng thời, tiếp tục duy trì mô hình 15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp, mô hình 5 hộ dân liên kết đảm nhận phần đường trước nhà mình sạch cũng như triển khai các sáng kiến công trình tiêu biểu, lắp camera giám sát việc xả rác ra đường, kênh rạch, hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về việc xả rác.
Theo ông Võ Văn Hoan, trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động và thực hiện các phong trào ra quân gìn giữ vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức người dân; giải quyết dứt điểm các điểm ô nhiễm về rác thải, duy trì chất lượng vệ sinh môi trường tại các khu vực đã được giải quyết.
Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra xử phạt hành vi vi phạm, đề xuất áp dụng mô hình phạt lao động công ích đối với các trường hợp vi phạm; giải quyết triệt để công trình lấn chiếm hệ thống kênh rạch, cửa xả, hầm ga thoát nước, cũng như thường xuyên duy tu, nạo vét kênh rạch.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ hoàn thiện đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xây dựng các trạm trung chuyển ép rác khép kín, tiên tiến, hiện đại, tính đến việc ngầm hóa các trạm trung chuyển.
Việc thay đổi hành vi, ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường sẽ quyết định đến việc xây dựng thành phố xanh, sạch sẽ, thân thiện, đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị trong tuyên truyền, vận động là rất quan trọng.
Theo bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch UBND Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh: Trong thời gian tới, hệ thống Mặt trận Tổ quốc thành phố sẽ nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, trong đó có việc thực hiện chương trình phối hợp với các tổ chức tôn giáo; thường xuyên khảo sát việc thực hiện ở các địa phương, đồng thời phát hiện, nhân rộng và tuyên dương mô hình, cách làm hay trong cuộc vận động “Người không xả rác ra đường và kênh rạch”.
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng với nỗ lực đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, chắc rằng ý thức về gìn giữ, bảo vệ môi trường của người dân sẽ tiếp tục được nâng lên để mỗi con đường, mỗi khu phố trở nên sạch sẽ, an toàn, thành phố ngày càng trở nên thân thiện, hiện đại và có môi trường đáng sống./.
Như thường ngày, vào mỗi sáng sớm, ông Nguyễn Văn Tiệm, ngụ ở hẻm 232 đường Hiệp Thành 13, quận 12, lại dùng chổi quét sạch phần đường không chỉ ở trước cửa nhà của ông, mà còn ở nhiều khu vực xung quanh. Ông Tiệm cũng đã vận động nhiều hộ dân, kể cả những người ở dãy nhà trọ quét rác vào mỗi sáng sớm nên khu vực hẻm 232/20 trở nên sạch sẽ. Ngoài ra, ông Tiệm còn vận động được một số hộ dân tại đây mua sắm thùng rác, nên rác sinh hoạt đã được bỏ đúng chỗ, có nắp đậy, không phát tán mùi hôi.
Đổ rác thải bừa bãi tại chân cầu Trường Đai, quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Đây chỉ là một trong nhiều dẫn chứng về ý thức cao của người dân Thành phố Hồ Chí Minh gìn giữ, bảo vệ môi trường. Không phải chỉ đến ngày 19/10/2018, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU thực hiện cuộc vận động “Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” thì nhiều khu phố, tuyến đường, kênh rạch trên địa bàn mới trở nên sạch sẽ, mà trước đó đại bộ phận người dân thành phố đã có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường chung.
Tuy nhiên, Chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đề ra và thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, trong đó đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động, thực sự đã tác động mạnh đến ý thức của người dân và các tổ chức đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy, các quận huyện đã triển khai phần mềm trực tuyến, qua đó tiếp nhận và xử lý 11.953/12.026 phản ánh của người dân về tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch. Thành phố đã nhắc nhở 2.744 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh nơi công cộng, ra quyết định xử phạt 6.717 trường hợp với số tiền phạt hơn 48 tỷ đồng.
Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội các cấp đã kiên trì, thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên và người dân dọn vệ sinh, khơi thông dòng chảy, ký kết hợp đồng vận chuyển rác, đăng ký đổ rác theo quy định ở các chợ, trung tâm thương mại, cũng như lắp đặt 33.676 thùng rác công cộng tại các tuyến đường, hẻm.
Từ đầu năm 2019 có 39 vị trí kênh rạch bị lấn chiếm, đến nay đã xử lý được 6 vị trí, đang tích cực xử lý các vị trí còn lại. Nhờ vậy, đến nay thành phố đã chuyển hóa được 656/733 điểm ô nhiễm về rác thải. Các địa bàn chuyển hóa nhiều nhất như quận 1, 2, 3, 7, 8, 10, Tân Bình, Bình Tân…
“Chỉ thị 19-CT/TU đã tạo được sự đồng thuận cao của người dân, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân và tổ chức về bảo vệ môi trường, không xả rác ra đường, kênh rạch, xả rác đúng nơi quy định. Nhiều điểm đen về rác thải, ao tù nước đọng gây ô nhiễm, đã được các địa phương tập trung xử lý dứt điểm”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết thêm.
Thanh niên tình nguyện TP. Hồ Chí Minh ra quân thu dọn vệ sinh nhân ngày chủ nhật xanh năm 2020. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Tham Lương - Bến Cát là một trong những tuyến kênh ô nhiễm bậc nhất thành phố. Theo lãnh đạo UBND quận Gò Vấp, nơi tuyến kênh chảy ra, trước đây xảy ra tình trạng bỏ rác, đổ chất thải rắn, chất thải công nghiệp xuống kênh, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến dòng chảy.
Từ năm 2019, UBND quận Gò Vấp đã tổ chức lực lượng ra quân tổng vệ sinh toàn kênh trong 1 ngày, phát quang, dọn cỏ, rác với khối lượng hơn 1.000 tấn,. Sau đó UBND quận Gò Vấp duy trì lực lượng thực hiện ròng rã trong 1 tháng và bàn giao lại cho các phường chủ động tổng vệ sinh hàng tuần.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy đã có 1,67 triệu hộ dân thành phố cam kết không xả rác ra đường, kênh rạch. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền 24 quận, huyện, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành thành phố, tạo niềm tin về kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố xanh, sạch, thân thiện môi trường.
Kiên trì vận động
Mặc dù đại bộ phận người dân Thành phố Hồ Chí Minh ý thức cao, có nhiều chuyển biến trong nhận thức và hành vi gìn giữ, bảo vệ môi trường, không xả rác ra đường, kênh rạch, nhưng việc vận động, tuyên truyền chưa được thực hiện triệt để, rác thải vẫn còn bừa bãi ở gốc cây, cột điện, miệng hố ga, cống thoát nước, lòng đường, vỉa hè, kênh rạch.
Thanh niên tình nguyện TP. Hồ Chí Minh ra quân thu dọn vệ sinh nhân ngày chủ nhật xanh năm 2020. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Theo UBND thành phố, tỷ lệ tác động và thay đổi hành vi thói quen bảo vệ môi trường trong đời sống hằng ngày còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu do dân số tăng nhanh, lượng nhập cư nhiều. Việc thay đổi hành vi thói quen là cả quá trình lâu dài, cần kiên trì và vận động liên tục. Công tác xử phạt còn hạn chế do bất cập về quy định và lực lượng xử phạt.
Chưa kể đến các tuyến đường hẻm, khảo sát trên một số trục đường chính như Lê Văn Thọ, Quang Trung, Nguyễn Ảnh Thủ, Lê Văn Khương và tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát trên địa bàn quận Gò Vấp, Quận 12, cho thấy rác vẫn còn để bừa bãi, không những ở lòng đường, gốc cây, mà còn ở cả miệng cống thoát nước. Người dân bỏ rác vào túi ni lông, buộc sơ sài hoặc để trong thùng carton, thùng xốp, “tập kết” ở gốc cây, cột điện, ngã ba đường…
Tại khu vực cầu Trường Đai thuộc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát hay rạch Xuyên Tâm đoạn trước bến xe miền Đông, quận Bình Thạnh, rác bị bứt bừa bãi, trôi nổi trên lòng kênh gây ô nhiễm, thu hẹp dòng chảy và mất mỹ quan đô thị.
Bà Nguyễn Thị Minh, người bán rau ở chợ Giãn Dân, đường Nguyễn Ảnh Thủ, Quận 12, cho biết trước khi về nhà, bà chủ động dọn dẹp, thu gom rau thừa không sử dụng vào một chỗ tập trung để lực lượng thu gom rác thuận tiện cho việc nhận và chuyển rác đi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường như bà Nguyễn Thị Minh. Một số hộ buôn bán gia cầm gần đó “bày biện” ra tận lòng đường nhiều gà vịt sống gây mùi hôi, mất vệ sinh. Một số người vì “lười vận động”, từ trong nhà thản nhiên ném thức ăn thừa ra đường.
Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình thì “sạch” là tiêu chí lựa chọn đầu tiên phải triển khai. Nếu thành phố làm đúng ý dân, tổ chức tốt thì người dân sẽ hưởng ứng. Ngoài ra, chính quyền cũng cần sắp xếp lại hệ thống thu gom rác, chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển, quy hoạch lại các điểm tập kết rác…
Thanh niên tình nguyện TP. Hồ Chí Minh ra quân thu dọn vệ sinh nhân ngày chủ nhật xanh năm 2020. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đến tháng 5/2020, các cấp chính quyền thành phố phải vận động ít nhất 80% hộ dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước”; đồng thời, tiếp tục duy trì mô hình 15 phút vì thành phố văn minh - sạch đẹp, mô hình 5 hộ dân liên kết đảm nhận phần đường trước nhà mình sạch cũng như triển khai các sáng kiến công trình tiêu biểu, lắp camera giám sát việc xả rác ra đường, kênh rạch, hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về việc xả rác.
Theo ông Võ Văn Hoan, trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động và thực hiện các phong trào ra quân gìn giữ vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức người dân; giải quyết dứt điểm các điểm ô nhiễm về rác thải, duy trì chất lượng vệ sinh môi trường tại các khu vực đã được giải quyết.
Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra xử phạt hành vi vi phạm, đề xuất áp dụng mô hình phạt lao động công ích đối với các trường hợp vi phạm; giải quyết triệt để công trình lấn chiếm hệ thống kênh rạch, cửa xả, hầm ga thoát nước, cũng như thường xuyên duy tu, nạo vét kênh rạch.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ hoàn thiện đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xây dựng các trạm trung chuyển ép rác khép kín, tiên tiến, hiện đại, tính đến việc ngầm hóa các trạm trung chuyển.
Việc thay đổi hành vi, ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường sẽ quyết định đến việc xây dựng thành phố xanh, sạch sẽ, thân thiện, đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị trong tuyên truyền, vận động là rất quan trọng.
Theo bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch UBND Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh: Trong thời gian tới, hệ thống Mặt trận Tổ quốc thành phố sẽ nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, trong đó có việc thực hiện chương trình phối hợp với các tổ chức tôn giáo; thường xuyên khảo sát việc thực hiện ở các địa phương, đồng thời phát hiện, nhân rộng và tuyên dương mô hình, cách làm hay trong cuộc vận động “Người không xả rác ra đường và kênh rạch”.
Công nhân vệ sinh môi trường quét dọn rác trên đường phố. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng với nỗ lực đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, chắc rằng ý thức về gìn giữ, bảo vệ môi trường của người dân sẽ tiếp tục được nâng lên để mỗi con đường, mỗi khu phố trở nên sạch sẽ, an toàn, thành phố ngày càng trở nên thân thiện, hiện đại và có môi trường đáng sống./.
Trần Xuân Tình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN