Đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các cơ sở giáo dục mầm non có sự thay đổi rõ rệt, môi trường giáo dục được xây dựng, phát triển đúng định hướng vì trẻ, hướng đến trẻ; phương pháp chăm sóc trẻ được đổi mới. Cùng với đó, giữa nhà trường, gia đình có sự gắn kết chặt chẽ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Ông Nguyễn Bá Minh cho rằng, các nội dung của chuyên đề này tiếp tục được triển khai có hiệu quả sẽ góp phần giải quyết vấn đề bạo hành trẻ trong cơ sở mầm non.
Từ thực tế địa phương, đại diện nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, quá trình triển khai chuyên đề vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu.
Mặt khác, ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế, do vậy, chưa phát huy tốt được các nội dung triển khai chuyên đề.
Trong năm học 2018-2019, một trong những nội dung trọng tâm của chuyên đề là tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, với khả năng và nhu cầu của trẻ, tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm phát triển toàn diện.
Để triển khai hiệu quả chuyên đề trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị, các cơ sở giáo dục mầm non chú trọng hơn nữa việc xây dựng môi trường học đường, nhất là trong ứng xử trong môi trường học đường, quan hệ giữa giáo viên với trẻ; thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
Một trong những nội dung quan trọng ngành giáo dục các địa phương cần tập trung là nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của giáo viên, cán bộ quản lý bởi đây là yếu tố quyết định để thực hiện thành công những đổi mới trong giáo dục; cùng với đó, cần quan tâm hơn những địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Với định hướng lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề trung tâm tập trung đổi mới 5 nhóm nội dung lớn: Xây dựng môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ; phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá sự phát triển của trẻ; hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng./.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN |
Ông Nguyễn Bá Minh cho rằng, các nội dung của chuyên đề này tiếp tục được triển khai có hiệu quả sẽ góp phần giải quyết vấn đề bạo hành trẻ trong cơ sở mầm non.
Từ thực tế địa phương, đại diện nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, quá trình triển khai chuyên đề vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu.
Mặt khác, ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế, do vậy, chưa phát huy tốt được các nội dung triển khai chuyên đề.
Trong năm học 2018-2019, một trong những nội dung trọng tâm của chuyên đề là tập trung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, với khả năng và nhu cầu của trẻ, tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm phát triển toàn diện.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Để triển khai hiệu quả chuyên đề trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị, các cơ sở giáo dục mầm non chú trọng hơn nữa việc xây dựng môi trường học đường, nhất là trong ứng xử trong môi trường học đường, quan hệ giữa giáo viên với trẻ; thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
Một trong những nội dung quan trọng ngành giáo dục các địa phương cần tập trung là nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của giáo viên, cán bộ quản lý bởi đây là yếu tố quyết định để thực hiện thành công những đổi mới trong giáo dục; cùng với đó, cần quan tâm hơn những địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Với định hướng lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề trung tâm tập trung đổi mới 5 nhóm nội dung lớn: Xây dựng môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ; phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá sự phát triển của trẻ; hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng./.
Thu Hoài
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN