Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, với 19,9% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng và đảm bảo. Đời sống vật chất tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh chính trị cơ bản được giữ vững.
Ngày 23/11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu chính thức, đại diện cho 99.500 đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh và lãnh đạo Ban Dân tộc 6 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ cần tài khoản VneID truy cập vào cổng dịch vụ công của Bộ Công an, buổi tối ngồi ở nhà tôi cũng có thể thực hiện thủ tục khai báo thông tin xin cấp biển kiểm soát phương tiện giao thông mà không cần đến cơ quan Công an huyện thực hiện như trước.
Ngày 29/7, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có kế hoạch về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Dự kiến, tổng kinh phí huy động các nguồn lực, lồng ghép để thực hiện một số dự án thuộc Chương trình trong năm 2024 trên địa bàn là trên 20,1 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư thành phố là 14,3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp thành phố là 5,67 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội là 100 triệu đồng…
Từ sự hỗ trợ thành lập và phát triển, các hợp tác xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái đã từng bước khắc phục tồn tại trong sản xuất nông nghiệp theo hình thức manh mún, nhỏ lẻ; hướng đến sản xuất tập trung liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho các thành viên.
Qua 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi Quảng Trị.
Gia đình ông Lý Kim Thên, người Khmer ở ấp 7, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2012, xét thấy hoàn cảnh khó khăn, Nhà nước đã hỗ trợ gia đình ông xây căn nhà mới. Từ đó, hai vợ chồng càng có thêm động lực, chí thú làm ăn. Gần đây, ông tiếp tục nhận được hỗ trợ vay vốn và con giống để nuôi bò, nuôi lươn thương phẩm giúp nâng cao thu nhập, ước tính lợi nhuận thu được trên 70 triệu đồng/năm.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại lâu đời ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Điều này để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, tầm vóc thể hình và là rào cản lớn cho việc học tập, phát triển giáo dục của các bé gái. Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, địa phương đã có 110 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây từng bước được nâng lên.
Phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII (15 - 17/5/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị ngày càng nhận thức đúng đắn hơn và hành động tích cực, có hiệu quả hơn theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế và xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng bước đi...
Vượt qua nhiều khó khăn, lực lượng y tế thôn, bản đã phát huy tốt vai trò trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm… Lực lượng này góp phần không nhỏ trong việc xóa bỏ nhiều hủ tục lạc hậu tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Nhân sự kiện chào mừng thành lập thị xã Tịnh Biên và các phường trực thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang), chiều 25/4, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm và chứng kiến lễ trao tặng kinh phí 5 tỷ đồng do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tài trợ để xây dựng Trường Mầm non Tuổi Thơ, xã An Cư (nơi có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc Khmer), thị xã Tịnh Biên.
Chiều 9/3, tại trụ sở Tỉnh ủy Lạng Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2022.
Bình Phước là địa phương có đường biên giới chung với Campuchia dài 260 km với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Tỉnh đã thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng. Qua đó, tạo sinh kế giúp đồng bào ổn định cuộc sống, chung tay xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Giai đoạn 2022 - 2026, tỉnh Quảng Trị đầu tư trên 217 tỷ đồng ( trong đó hơn 99 tỷ đồng là vốn Trung ương hỗ trợ, 31 tỷ đồng là ngân sách tỉnh, số vốn còn lại huy động từ nguồn xã hội hóa) để xây dựng mới 3.152 nhà ở cho hộ nghèo. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2026 cơ bản không còn hộ nghèo ở nhà tạm bợ, xuống cấp. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh huy động nguồn lực hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc có nhà ở tạm bợ, xuống cấp, bảo đảm những hộ này có nhà ở an toàn, ổn định cuộc sống góp phần thoát nghèo bền vững.
Chuẩn bị bước vào năm học mới 2022-2023, Sóc Trăng tiếp tục đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp nhiều trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của trẻ em vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn.
Chiều 15/1, tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Truyền hình Nhân đạo phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn, Huyện ủy, UBND huyện Bắc Sơn tổ chức khai mạc Chương trình “Tết Nhân ái 2022” cho gia đình chính sách, người nghèo, nạn nhân chất độc da cam tại huyện Bắc Sơn.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, dân số trên 780.000 người với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 53,7%. Tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội… công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những kết quả tích cực, các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng quê hương...
Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, trong đó có đồng bào dân tộc. Bởi vậy, các địa phương nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường phòng chống dịch, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho các hộ gặp khó khăn ổn định cuộc sống…
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, để chuẩn bị cho công tác dạy học trong bối cảnh dịch COVID-19 diến biến phức tạp, ngành giáo dục-đào tạo đã khảo sát điều kiện dạy và học trực tuyến trên địa bàn tỉnh, qua đó ghi nhận nhiều học sinh, giáo viên không đủ điều kiện dạy và học trực tuyến, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiều năm qua, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) luôn chú trọng thu hút đầu tư, thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Từ chủ trương này, nhiều chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc. Đến nay, phần lớn người dân vùng đồng bào dân tộc có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống ngày một được nâng cao.
Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có khá đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai. Trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, bà con các dân tộc hân hoan cầm lá phiếu đi bầu cử, chọn người đủ đức, đủ tài gánh vác việc đất nước.
Ngày 23/5, cùng với cử tri cả nước, trên 490.000 cử tri Lào Cai đã đến các điểm bỏ phiếu với tinh thần trách nhiệm cao để bầu chọn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 ưu tú, đủ tài, đủ đức đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Nhằm nâng cao ý thức, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp sắp tới, các địa phương tỉnh Hậu Giang tăng cường công tác tuyên truyền đến từng ấp, khu vực.
Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã và đang phát huy hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên.
Tại tỉnh Thái Nguyên, việc triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc giảm nhanh hơn mức bình quân chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.