Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc

Lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng cho đồng bào dân tộc ở xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sau khi ghi nhận các chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Ảnh: Tuấn Anh
Lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng cho đồng bào dân tộc ở xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sau khi ghi nhận các chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Ảnh: Tuấn Anh

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, trong đó có đồng bào dân tộc. Bởi vậy, các địa phương nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường phòng chống dịch, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho các hộ gặp khó khăn ổn định cuộc sống…

Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 1Lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng cho đồng bào dân tộc ở xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sau khi ghi nhận các chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Ảnh: Tuấn Anh

Đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19

Phường 1 là địa bàn có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất của thành phố Cà Mau (Cà Mau) với gần 200 hộ, 700 nhân khẩu, chủ yếu tập trung tại khóm 2 và khóm 3. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ủy ban Nhân dân (UBND) phường 1 đã tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Trung ương, tỉnh, thành phố về công tác phòng dịch trên phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội như Facebook, Zalo của phường để đồng bào hiểu, an tâm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, UBND phường 1 duy trì các tổ tuyên truyền, giám sát COVID-19, chọn lựa những người Khmer có uy tín đến từng hộ để vận động, nhắc nhở đồng bào không quá hoang mang nhưng cũng không được chủ quan, lơ là với dịch bệnh, không bao che, tiếp tay cho những đối tượng trốn cách ly.

Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 2Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 kiểm tra gói an sinh cấp cho người dân thành phố Thuận An (Bình Dương), địa bàn có đồng bào dân tộc sinh sống và làm việc. Ảnh:Dương Chí Tưởng

Những ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê-đê, Bahnar, Jrai… tại các tỉnh vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum… vốn nằm san sát, không có tường ngăn. Dịch COVID-19 ập tới, cuộc sống của đồng bào bị xáo trộn. Ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, đồng bào đã thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa, tự giác không đi rẫy, không giao tiếp với hàng xóm, người lạ, đeo khẩu trang trong sinh hoạt, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, thực hiện khai báo y tế. Các cấp chính quyền gắn trách nhiệm của cán bộ, đảng viên cùng vào cuộc nhằm hỗ trợ đồng bào phòng, chống dịch. Các tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng được thành lập, hỗ trợ lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu phong tỏa, truy vết F1, F2… để kịp thời có phương án xử trí phù hợp.

Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 3Đồng bào dân tộc ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An) được hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: An Thành Đạt

Tại vùng đồng bào dân tộc Chăm ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải (Ninh Thuận), từ khi địa phương có ca bệnh, đồng bào đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền, chủ động khai báo y tế để truy vết và sàng lọc những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Hiện tỉnh huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh y, bác sĩ làm việc ở khu cách ly, khu y tế tập trung thì các tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng cũng như lực lượng ở chốt kiểm tra y tế còn kịp thời nắm bắt việc thực hiện quy định về phòng, chống dịch đối với những trường hợp hoàn thành cách ly khi trở về địa phương, kiểm tra lịch trình hoạt động khi phát hiện có người đi, về từ vùng dịch, từ đó không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Tất cả cho thấy sự đồng lòng, tinh thần tương thân, tương ái trong chống dịch COVID-19 của toàn xã hội.

Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 4Cơ sở 2 Trường tiểu học và trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) là nơi cách ly tập trung của những người về từ vùng dịch. Ảnh: Công Thử

Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ đồng bào vượt khó khăn

Để chăm lo cuộc sống của đồng bào dân tộc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vừa qua, Ủy ban Dân tộc đã có công văn đề nghị cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố vùng dân tộc thiểu số tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống đồng bào, nhất là các địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tổng hợp số bệnh nhân nhiễm COVID-19 là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo gửi Ủy ban Dân tộc xem xét, hỗ trợ theo quy định nhằm góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình điều trị, ổn định cuộc sống, đảm bảo không để đồng bào bị thiếu đói.

Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 5Đồng bào dân tộc ở xã Quảng Khê, huyện Đắk G’Long (Đắk Nông) nhận gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo Quyết định số 1415/QĐ-TTg, ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Hưng Thịnh
Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 6Anh Phan Khắc Nhật Tiến ở phường 5, thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu) gửi tặng 10 tấn cá đặc sản ủng hộ bà con đang ở khu cách ly, phong tỏa tại tỉnh Bạc Liêu và Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Nhật Bình

Các địa phương cũng chủ động chăm lo cho đồng bào trực tiếp bị bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tại tỉnh Bình Phước, Ban Dân tộc tỉnh đã vận động được 2 tấn gạo, 140 thùng mì và 800 phần quà trị giá 304 triệu đồng hỗ trợ các hộ đồng bào ở khu cách ly, phong tỏa và 6 thôn đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều phần quà từ thiện, nghĩa tình từ các tổ chức, cá nhân trên cả nước cũng đã được gửi đến đồng bào, góp phần chia sẻ, động viên đồng bào những lúc khó khăn.

Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 7Tổ chức tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân vùng biển thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau). Ảnh: Kim Há
Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 8Già làng, người uy tín ở huyện Phú Riềng (Bình Phước) đến tận thôn của đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: K’HGưi

Song song với việc hỗ trợ đồng bào vượt khó, công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cũng được đẩy mạnh. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang… chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn phòng, chống dịch bệnh; phát trên hệ thống loa phóng thanh thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 bằng tiếng dân tộc… Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bạch Đích, huyện Yên Minh (Hà Giang) chia sẻ: “Không chỉ tuyên truyền lưu động bằng pa nô, áp phích, bằng tiếng dân tộc, chính quyền xã còn phối hợp với bộ đội biên phòng, công an khu vực quản lý chặt chẽ dân cư, hướng dẫn đồng bào tự giác khai báo y tế, không vượt biên trái phép…”.

Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 9Những “Gian hàng 0 đồng” do thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) phát động đã sẻ chia, giúp đỡ hơn 7.000 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Dung
Chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc ảnh 10Bác sĩ Hà Văn Biền, Trạm trưởng Trạm y tế xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) vận động đồng bào dân tộc thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang, không tụ tập, khoảng cách, khử khuẩn, khai báo y tế) cùng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Hoàng Hà

Trong việc nâng cao ý thức phòng, chống dịch COVID-19 của đồng bào thì các vị sư sãi, người có uy tín đóng vai trò rất quan trọng. Thượng tọa Tăng Sa Vong, trụ trì chùa Buppharam, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) bày tỏ: “Dịch bệnh xảy ra phức tạp, đồng bào muốn đi lại, làm ăn cũng khó khăn. Chính vì vậy, tôi thường xuyên tuyên truyền tới các Phật tử nên thực hiện nghiêm những hướng dẫn của chính quyền địa phương để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh, đem bình yên, sung túc trở lại với mọi người, mọi nhà”.

DTMN

DTMN

Có thể bạn quan tâm