Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, một nhóm nghiên cứu do Đại học Kyoto (Nhật Bản) đứng đầu đã công bố phát triển thành công các tế bào miễn dịch có khả năng nhắm mục tiêu và tấn công các tế bào bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi người (hESC).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Stanford (Mỹ), việc điều trị bằng thuốc kháng virus Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer trong 15 ngày không làm giảm các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Sáng 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B. Đây là nội dung Quyết định số 3896/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 19/10/2023.
Ngày 9/10, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã kêu gọi những người có nguy cơ cao hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách tích cực tiêm chủng vaccine phòng bệnh. Đây là nỗ lực chung nhằm giảm thiểu các rủi ro do COVID-19 và cúm mùa gây ra trong mùa Thu và Đông năm nay.
Chiều 2/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel 2023 Y Sinh thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19.
Theo một nghiên cứu mới do Viện sức khỏe tâm thần quốc gia thuộc Y tế quốc gia Mỹ (NIH) tiến hành và công bố ngày 27/9, thai phụ bị căng thẳng cao độ và mắc COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chú ý, chậm phát triển chức năng nhận thức và cảm xúc xã hội ở trẻ sơ sinh.
Ngày 27/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A và bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học Flanders (VIB) của nước này vừa phát hiện ra nguyên nhân gây tổn thương phổi ở những người mắc COVID-19.
Giáo sư Christina Pagel của Đại học London, thành viên Nhóm Cố vấn Khoa học cho các trường hợp khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh, mới đây cảnh báo nguy cơ đợt dịch COVID-19 quy mô lớn sẽ xảy ra vào tháng 9 tới, khi trẻ em quay lại trường học và người lớn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Hè.
Theo phân tích các mẫu lấy từ động vật, các nhà khoa học đã phát hiện rằng nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 đã lây truyền nhiều lần từ hươu sang người. Kết quả trên được công bố trên tạp chí Nature số ra mới đây.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một màn hình giám sát trong thời gian thực có thể phát hiện bất kỳ biến thể nào của virus SARS-CoV-2 trong một căn phòng trong vòng khoảng 5 phút.
Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" thay thế "Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" và "Hướng dẫn lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" đã được ban hành trước đó.
Rối loạn giấc ngủ khiến con người dễ bị cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, trong đó có COVID-19, vốn có thể khiến người mắc phải nhập viện. Đây là kết quả nghiên cứu do Đại học Helsinki (Phần Lan) và Trường Y Harvard, Đại học Yale, Đại học Stanford (Mỹ) phối hợp thực hiện và được đăng tải trên Tạp chí y khoa eBioMedicine ngày 8/6.
Chiều 3/6, tại Phiên họp thứ 20, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, đồng thời ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 phù hợp với tình hình mới.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết, ngày 2/6 có 744 ca mắc COVID-19, giảm so với ngày trước đó; đồng thời trong ngày đã có 179 ca đã được công bố khỏi bệnh.
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết, ngày 29/5 có 846 ca mắc COVID-19, gấp gần 3 lần so với ngày trước đó. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.610.724 ca mắc, đứng thứ 13/231 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia, vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.335 ca mắc).
Bộ Y tế vừa có quyết định 2227/QĐ-BYT về ban hành kế hoạch sử dụng vaccine phòng COVID-19 năm 2023 để tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, đồng thời chuẩn bị để triển khai tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi, tiêm các mũi nhắc lại tiếp theo khi có khuyến cáo. Kế hoạch này giúp các địa phương tự xác định nhu cầu vaccine, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn phù hợp với tình hình.
Thống kê trong tuần từ ngày 7 đến 13/5, nước ta ghi nhận 15.636 ca mắc COVID-19. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.589.567 ca mắc; trong đó có 10.632.049 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; 43.201 ca tử vong. Hiện có 75 ca đang thở ô xy, trong đó 65 ca thở ô xy qua mặt nạ; 6 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 1 ca thở máy không xâm lấn; 3 ca thở máy xâm lấn.
Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới đã công bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp của COVID-19, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng, vẫn phải có chính sách ứng phó phù hợp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của COVID-19 lên sức khỏe con người. Ghi nhận ý kiến của các chuyên gia y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.