Đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô một lòng hướng về ngày hội lớn

Đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô một lòng hướng về ngày hội lớn

Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có khá đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai. Trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, bà con các dân tộc hân hoan cầm lá phiếu đi bầu cử, chọn người đủ đức, đủ tài gánh vác việc đất nước.

Đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô một lòng hướng về ngày hội lớn ảnh 1 Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đi bầu cử. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

* Sáng suốt lựa chọn người đủ tài, đức

Từ sáng sớm, khắp nẻo đường trên địa bàn huyện Ba Vì ngập tràn sắc đỏ của cờ, biểu ngữ, cùng với đó rộn ràng tiếng loa truyền thanh tuyên truyền về Ngày hội non sông.Nhà văn hóa thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì nằm chếch bên con dốc phía lưng chừng đồi, nơi cuối cùng của huyện Ba Vì. Ngay cổng vào, phía hai bên cột cổng đôi hàng khẩu hiệu đỏ tươi, chữ vàng cứng cáp tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, được treo trang trọng ngay ngắn. Từ khu vực bỏ phiếu đến chỗ niêm yết danh sách các ứng viên đều được bố trí trang trọng, thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hiện quy trình bầu cử của các cử tri.

Có mặt tại sảnh của nhà văn hóa thôn với bộ áo Dao đẹp mắt, gọn gàng, Dương Thị Quỳnh (dân tộc Dao) 30 tuổi, dành thời gian nghiên cứu tiểu sử các ứng viên trước khi lựa chọn người đại diện cho mình. Quỳnh chia sẻ, chị cũng như nhiều cử tri ở thôn đã nắm và hiểu cặn kẽ quy trình của cuộc bầu cử. Vì trước đó, cán bộ thôn, xã đã tuyên truyền, giới thiệu Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 bằng tiếng Dao và tiếng Kinh cho đông đảo người dân. Quỳnh tỏ rõ vẻ hân hoan khi vừa hoàn thành bầu cử: “Mọi khi từ 4-5 giờ sáng, tôi sẽ lên núi hái thuốc. Nhưng hôm nay, tôi cũng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng tươm tất, rồi vận động mọi người trong gia đình đi bầu cử đúng giờ, sau đó mới về nhà chế biến thuốc nam như thường nhật”.

Theo phong tục, phụ nữ dân tộc Dao thường ít quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội, chỉ quen nội trợ, làm ruộng và đi rừng kiếm cây thuốc. Nên nhiều năm trước, phụ nữ dân tộc Dao thường hay nhờ người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bỏ phiếu thay mình. Nhưng để cuộc bầu cử đạt kết quả và có chất lượng tốt, xã Ba Vì đã đặc biệt quan tâm đến tuyên truyền, vận động các cử tri nữ trên địa bàn.

Đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô một lòng hướng về ngày hội lớn ảnh 2 Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội lựa chọn người đủ đức, đủ tài gánh vác việc đất nước. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Theo bà Lăng Thị Tuất, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ba Vì, ngoài tập huấn cho các hội viên về các quy định của bầu cử, Hội còn dành thời gian đi đến tận nhà những chị em không có thời gian dự tập huấn để vận động, tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện quyền công dân của mình trước sự kiện trọng đại của đất nước. Nhờ vậy, nhân dân cũng như hội viên đã nắm được những quy định và tiểu sử của các ứng cử viên của để bầu trúng và đúng”.

Trong sắc thắm của cờ hoa biểu ngữ giăng khắp nẻo đường các xã, thị trấn, 214.000 cử tri huyện miền núi Ba Vì đã phấn khởi, vui mừng đến 237 khu vực bỏ phiếu trên địa bàn huyện để bầu các đại biểu ưu tú vào Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, địa bàn có 7 xã miền núi nơi đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do đó, huyện tập trung tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa của cuộc bầu cử. Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ công tác bầu cử cho các tổ nên đến giờ, cử tri rất hăng hái đi bầu cử. Đến 11 giờ tại huyện Ba Vì đã có 80% số cử tri đi bầu cử. Riêng xã Ba Vì nơi có 98% người Dao sinh sống đã có 98% số cử tri đi bỏ phiếu.

* Khí thế ngày hội non sông hiện ở mỗi bản làng

 Đặc thù của sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô là phân tán, địa hình chia cắt. Đây cũng là một trở ngại trong công tác tuyên truyền và trang trí so với các quận huyện khác trên địa bàn Hà Nội. Song với tinh thần tạo khí thế cho người dân trước ngày bầu cử, chính quyền các xã có đồng bào dân tộc thiểu số đã dành khá nhiều nguồn lực cho việc trang trí trực quan.

Đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô một lòng hướng về ngày hội lớn ảnh 3 Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội bỏ phiếu bầu cử. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Từ Đại lộ Thăng Long rồi vào con đường 446, tới trục đường liên xã Yên Bình, Yên Trung (Thạch Thất), nơi có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, thấy đỏ rực một màu cờ, cùng biểu ngữ, pa nô treo ở nhiều nơi. Khí thế của ngày hội đang hiện rõ ở bản Mường.

Theo ông Nguyễn Giáp Dần, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Yên Bình ngoài trang trí tuyên truyền trực quan tại các khu vực công cộng, điểm bỏ phiếu, các tuyến đường giao thông, UBND xã còn chỉ đạo hệ thống truyền thanh tăng cường thời lượng, số lượng các bản tin truyền về bầu cử, tình hình dịch COVID-19…

Đặc biệt, với đặc thù là xã có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, địa bàn rộng có tới 6 điểm bỏ phiếu nên địa phương đã vận động, giao trách nhiệm cho những người có uy tín trong thôn, bản tuyên truyền đến người dân bằng tiếng nói của đồng bào để dễ tiếp thu hơn. Với việc tuyên truyền sâu rộng như vậy, ông Nguyễn Giáp Dần tin tưởng xã sẽ thực hiện thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026. “Đồng bào rất tin tưởng và kì vọng vào nhiệm kỳ mới với mong muốn các ứng cử viên là đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sẽ thực hiện những lời hứa, cam kết của mình trước trước cử tri của cả nước và cử tri của xã Yên Bình”, ông Nguyễn Giáp Dần chia sẻ.

Còn ông Đinh Công Tuân, Chủ tịch UBND xã Yên Trung cho biết, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn xã đã triển khai theo đúng quy định của pháp luật, nên đúng 7 giờ sáng 23/5, tất cả các tổ bầu cử đều tổ chức khai mạc trang trọng, cử tri đi bỏ phiếu rất đông đủ. Hiện nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện nghiêm túc, cuộc bầu cử sẽ thành công tốt đẹp.

Có thể nói, đồng bào các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội rất phấn khởi tkhi được cầm trên tay lá phiếu bầu cử để sáng suốt lựa chọn những người có đức, có tài tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, của địa phương. Đồng bào dân tộc thiểu số mong mỏi, tới đây, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục có những quyết sách, ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, để miền núi theo kịp miền xuôi, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc.

Mạnh Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Ngày 18/1, tại Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ ra quân khai thác hải sản năm 2025; trong đó, có nhiều tàu ra khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết Ất Tỵ.

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Sớm nắm bắt nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, góp phần tăng thu nhập và để sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Những trận mưa như trút nước kéo dài hàng chục ngày vào cuối năm 2023, khiến ngôi nhà vốn không mấy chắc chắn của gia đình bà Hồ Thị Bàng ở thôn 2, xã Trà Tập, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không thể trụ vững. Thêm vào đó, nhà bà Bàng nằm ở triền núi cao, nước mưa thấm nhiều ngày, khiến nền nhà có nguy cơ bị sụt lún bất cứ lúc nào. Ngôi nhà của gia đình bà Hồ Thị Bàng đã trở thành một trong 134 ngôi nhà thuộc diện xóa nhà ở tạm ở xã Trà Tập theo Chương trình xóa nhà ở tạm của tỉnh Quảng Nam.

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời tiết hanh khô kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo, triển khai quyết liệt theo phương châm "bốn tại chỗ”.

Rộn ràng mùa hoa Tết

Rộn ràng mùa hoa Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Tây Ninh rất sôi động. Dù không chuyên trồng hoa kiểng Tết như những địa phương khác nhưng vài năm gần đây nghề trồng hoa cảnh Tết tại Tây Ninh đã có sự phát triển nhanh.

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Chiều 16/1, tại thôn Khòn Chu, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát và bàn giao 292 căn nhà mới cho người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các gia đình có công với cách mạng, tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Qua đó, mang lại sự thay đổi thiết thực cho 169 gia đình thuộc diện chính sách.

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, có động lực vươn lên, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ được bàn giao cho các hộ gia đình, không chỉ là sự quan tâm về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần, để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.