Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.
Theo các chuyên gia, một trong những thành tựu nổi bật nhất của ngành y tế là đã khôi phục, củng cố, phát triển được mạng lưới cơ sở y tế rộng khắp trong cả nước, đảm bảo người dân tiếp cận được dịch vụ y tế khi có nhu cầu.
Để phát triển và nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, UBND tỉnh Long An đã có nhiều định hướng để các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã được phát huy một cách hiệu quả.
Tỉnh Tây Ninh có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối với thị trường Campuchia. Với tài nguyên đất đai rộng lớn, cơ chế, chính sách thuận lợi, Tây Ninh đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư xây dựng chuỗi liên kết nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 5/2024, nông dân vùng ven biển đã thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao ứng dụng công nghệ cao hơn 1.362 ha, với lượng con giống trên 1,36 tỷ con giống, tăng 2,27 lần so cùng kỳ mùa vụ năm 2023.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ cao, ngành nuôi trồng thủy sản đã từng bước gia tăng sản lượng và giá trị sản xuất, giúp nông dân đạt được lợi nhuận tốt hơn.
Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây được xem là một trong các giải pháp tối ưu để giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất, phát triển nông nghiệp một cách bền vững.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.
Do diện tích quy hoạch đất nuôi tôm không còn nhiều nên Sóc Trăng chủ trương chuyển ao nuôi đất thành ao nuôi lót bạt công nghiệp và tăng năng suất theo hướng công nghệ cao - đây là thông tin tại Hội nghị chuyên đề “Trao đổi kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao” do Chi Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Đề tổ chức ngày 16/12.
Để tiếp tục duy trì tăng trưởng, khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hợp tác xã phải đổi mặt với những khó khăn do đại dịch, biến đổi khí hậu, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã phải chuyển đổi mô hình theo hướng sản xuất bền vững, xanh hóa và ít phát thải, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Đặc biệt, trong xu thế phát triển hiện nay, sản xuất xanh, ít phát thải và phát triển bền vững hiện đã trở thành mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi; trong đó có Việt Nam.
Góp phần làm giàu quê hương, hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con nông dân, chị Đặng Thị Cuối - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao Cuối Quý đã được đề nghị là một trong 10 cá nhân dự kiến xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2022…
Hiện nay, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đã chiếm hơn 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Với kết quả này, Hà Nội sẽ tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi…
Những năm qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực chăn nuôi, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh, đem lại thu nhập cho người chăn nuôi...
Những năm gần đây, các hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên…
Những năm vừa qua, Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu của cả nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Hà Nội có 12/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để có kết quả này, không thể không ghi nhận những thành quả bước đầu trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội…
Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho cây chè phát triển. Là cây trồng lâu đời, trải qua những thăng trầm, nhưng chè Mộc Châu vẫn giữ được vị thế và ngày càng phát triển, góp phần quan trọng đời sống của người dân.
Nhiều nông dân tỉnh Bến Tre đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp lợi nhuận tăng gấp từ 2-3 lần so với áp dụng sản xuất theo kiểu truyền thống.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, địa phương đang mở rộng diện tích nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao, nhằm phát triển ngành tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn trên địa bàn tỉnh, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Với kích thước bằng một xe kéo, tổ ong robot do Công ty Beewise Technologies (Isarel) nghiên cứu và phát triển, là nơi trú ngụ của khoảng 2 triệu con ong. Nhờ công nghệ tiên tiến này, các nhà nghiên cứu vừa có thể bảo vệ loài ong trước những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, vừa giúp chăm sóc để duy trì nòi giống và đảm bảo sản lượng mật ong
Ngày 21/1, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Phân hiệu Ninh Thuận tổ chức hội thảo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
Theo Chi cục Thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm 2020 đã cơ bản thu hoạch gần hết diện tích. Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh đã được thu hoạch đạt hơn 75.620 tấn, vượt kế hoạch đề ra của năm 2020 hơn 10.730 tấn.
Tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh thay đổi được tư duy sản xuất, sản xuất theo phương thức an toàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng….
Ngày 27/9, tại xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus (Hà Lan) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khởi công Dự án “Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk”.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới phát triển nuôi trồng hải sản trên biển trong giai đoạn 2020 – 2025 là một trong những định hướng trọng tâm được tỉnh Khánh Hoà chia sẻ trong buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sáng 15/7 tại thành phố Nha Trang.
Những thành công, sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp Việt Nam có sự đóng góp của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó tập trung chính vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Qua hơn 6 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh Bình Thuận từng bước hình thành nhóm sản phẩm nông sản chủ lực, lợi thế gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung; sản phẩm đa dạng và thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn.
Chiều 09/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NĐ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo dẫn đầu đã có buổi làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện Nghị quyết 26 của thành phố.
Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, cho biết, qua đánh giá Chương trình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, bước đầu đạt hiệu quả đáng kể. Các đối tác tham gia chuỗi từng bước nắm bắt đầy đủ các quy định, kiến thức về quản lý chuỗi, an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất an toàn, quy định giám sát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi, quy định truy xuất nguồn gốc, nhận diện sản phẩm an toàn được kiểm soát theo chuỗi.
Quảng Ninh có quỹ đất nông nghiệp không lớn, điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp, khiến năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp thấp và thiếu ổn định. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh chủ trương tăng cường ứng dụng công nghệ, chủ động được nguồn giống cho phép các cơ sở nông nghiệp tạo ra những sản phẩm có giá trị, giảm dần ngoại nhập, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần tạo ra bước đột phá mới, khẳng định và nâng tầm chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.