Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm

Các sản phẩm tiêu biểu của xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Ảnh: Văn Phương - DTMN
Các sản phẩm tiêu biểu của xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Ảnh: Văn Phương - DTMN

Dựa vào lợi thế địa phương, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã khuyến khích đồng bào Xê-đăng phát triển những loại cây trồng có lợi thế, giúp đồng bào nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện ngày càng phát triển…

Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm ảnh 1Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Ảnh: Văn Phương - DTMN

Ngay từ khi mới tách huyện (2005), để giúp đồng bào dân tộc Xêđăng trên địa bàn từng bước cải thiện đời sống, chính quyền huyện Tu Mơ Rông xác định phải tận dụng lợi thế từng xã để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh, đồng thời định hướng sản xuất theo chuỗi sản phẩm liên kết.

Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm ảnh 2Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã và đang khuyến khích đồng bào dân tộc Xê-đăng trên địa bàn xây dựng các sản phẩm theo thế mạnh để nâng giá trị từng sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Văn Phương - DTMN

Theo ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông, sau nhiều năm thực hiện công tác quy hoạch, đến nay, Tu Mơ Rông đã phát triển được hơn 600 ha sâm Ngọc Linh, tập trung tại các xã Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây; gần 1.800 ha cây cà phê catimo, tập trung tại các xã Ngọc Yêu, Măng Ri, Tê Xăng, Tu Mơ Rông… Đối với hồng đẳng sâm (sâm dây), ngũ vị tử, huyện tập trung phát triển ở các xã Đăk Sao, Đăk Na, Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Yêu…

Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm ảnh 3Đến nay, toàn huyện phát triển được hơn 600 ha sâm Ngọc Linh, tập trung phát triển tại địa bàn các xã Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây. Ảnh: Văn Phương - DTMN
Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm ảnh 4Collagen - một trong những sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh. Ảnh: Văn Phương - DTMN

Với mật ong rừng, huyện đang tập trung phát triển ở 5 xã Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri, Văn Xuôi và Ngọc Yêu. Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, năm 2019, Tu Mơ Rông đã tổ chức xếp hạng cho một số sản phẩm như Collagen sâm Ngọc Linh, Trà sâm Ngọc Linh hòa tan, Trà túi lọc Sâm dây, Sâm dây khô hút chân không, Trà túi lọc ngũ vị tử, cà phê rang xay… của một số hộ cá thể và hợp tác xã chuyên sản xuất dược liệu. Huyện cũng đã xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với 4 sản phẩm: Sâm dây, Ngũ vị tử, Sơn tra và Sâm đương quy. Đặc biệt, sản phẩm Ngọc Linh ở xã Măng Ri và Ngọc Lây đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm ảnh 5

Cùng với các loại cây dược liệu, cây cà phê cũng được huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) chọn làm cây trồng chủ lực để giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng đến xây dựng nhãn hiệu sản phẩm của Tu Mơ Rông. Ảnh: Văn Phương - DTMN

Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm ảnh 6Xây dựng thương hiệu sản phẩm "mật ong rừng" - tưởng lạ nhưng là câu chuyện có thật ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Nghề nuôi ong rừng của người Xê-đăng ở nơi đây đã có vài chục năm nay và có tiếng ở vùng cực bắc Tây Nguyên. Ảnh: Văn Phương - DTMN
Tu Mơ Rông xây dựng mỗi xã một sản phẩm ảnh 7Các sản phẩm tiêu biểu của xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Ảnh: Văn Phương - DTMN

Ngoài việc đẩy mạnh phát triển diện tích cũng như sản phẩm đặc trưng của từng xã, Tu Mơ Rông đang khuyến khích các nhóm hộ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để hình thành chuỗi liên kết theo sản phẩm. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê, các loại dược liệu trên địa bàn để từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của Tu Mơ Rông, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội huyện ngày càng phát triển.

Văn Phương

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm